Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập và củng cố kiến thức về thổ nhưỡng quyển và các nhân tố hình thành thổ nhưỡng, eLib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 17. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 65 SGK Địa lí 10
Nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của đất.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức lý thuyết phần thổ nhưỡng để nêu khái niệm và đặc trưng cơ bản của đất.
Gợi ý trả lời
- Khái niệm: Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa.
- Đặc trưng cơ bản của đất là độ phì.
Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
2. Giải bài 2 trang 65 SGK Địa lí 10
Căn cứ vào đâu để phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác như: đá, nước, sinh vật?
Phương pháp giải
Căn cứ vào đất là lớp vật chất tơi xốp và đặc trưng bởi độ phì, và dạng tồn tại các vật thể tự nhiên để phân biệt đất với các vật thể tự nhiên khác như: đá, nước, sinh vật.
Gợi ý trả lời
- Đất phân biệt với các vật thể tự nhiên, khác ở chỗ nó là lớp vật chất tơi xốp và đặc trưng bởi độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Đá chủ yếu tồn tại ở dạng rắn, nước ở dạng lỏng, sinh vật là những vật thể sống.
3. Giải bài 3 trang 65 SGK Địa lí 10
Trình bày tóm tắt vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
Phương pháp giải
Dựa vào vai trò của các nhân tố như đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người để phân tích ai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất.
Gợi ý trả lời
Vai trò của từng nhân tố trong quá trình hình thành đất:
- Đá mẹ: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất của đất.
- Khí hậu: nhiệt và ẩm là các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất.
- Sinh vật: đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất.
- Địa hình:
+ Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mỏng.
+ Nơi bằng phẳng, tầng đất thường dày giàu chất dinh dưỡng hơn.
+ Địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
- Thời gian: Đá gốc biến thành đất cần phải có thời gian. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành tới nay được gọi là tuổi đất.
- Con người: hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất, làm tăng hoặc giảm độ phì của đất.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất