Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SGK môn Địa lí 10 dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 48 SGK Địa lí 10
Em hãy nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức phần nguyên nhân thay đổi của khí áp như độ cao và nhiệt độ để trả lời câu hỏi trên.
Gợi ý trả lời
- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, do đó khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ:
- Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm.
- Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng lãng nên khí áp tăng.
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa nhiều hơi nước khí áp cũng giảm.
2. Giải bài 2 trang 48 SGK Địa lí 10
Dựa vào hình 12.1, hãy trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức phần một số loại gió chính và hình vẽ đã cho để phân tích hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch.
Gợi ý trả lời
- Gió Tây ôn đới:
- Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới vĩ độ 60o.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng: hướng Tây là chủ yếu (bán cầu bắc: Tây Nam, bán cầu Nam: Tây Bắc).
- Tính chất gió: ẩm, đem mưa nhiều.
- Gió Mậu dịch:
- Phạm vi hoạt động: thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo.
- Thời gian hoạt động: quanh năm.
- Hướng: Đông Bắc (bán cầu bắc) và Đông Nam (bán cầu nam).
- Tính chất: khô, ít mưa.
3. Giải bài 3 trang 48 SGK Địa lí 10
Dựa vào các hình 12.2 và 12.3, hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở vùng Nam Á và Đông Nam Á.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức phần một số loại gió chính, quan sát 2 hình đã cho phân tích đặc điểm lục địa rất nóng vào mùa hạ và lục địa Á- Âu mất nhiệt nhanh vào mùa đông để trình bày hoạt động của gió mùa ở vùng Nam Á và Đông Nam Á.
Gợi ý trả lời
Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió của hai mùa có chiều ngược lại.
- Vào mùa hạ ở bán cầu Bắc, ở trên lục địa rất nóng hình thành 1 áp thấp I-ran (Nam Á), do đó hút gió Mậu dịch Nam Bán cầu vượt xích đạo chuyển hướng thành Tây Nam thổi tới khu vực Nam Á và Đông Nam Á mang theo nhiều hơi ẩm và mưa.
- Vào mùa Đông, lục địa Á- Âu mất nhiệt nhanh, nhiệt độ hạ xuống thấp hình thành áp cao Xi-bia bao trùm phần lớp lục địa Á-Âu, gió sẽ thổi từ phía bắc xuống theo hướng bắc - nam nhưng do lực Côriôlit nên sẽ lệc hướng thành gió Đông Bcas có tính chất lạnh khô. Gió này hoạt động mạnh hơn ở Đông Nam Á đặc biệt Bắc Việt Nam; Do ảnh hưởng của địa hình dãy Himalaya nên gió này hoạt động yếu ở Nam Á mà ở đây chủ yếu hoạt động của gió Mậu dịch cũng cùng hướng Đông Bắc.
4. Giải bài 4 trang 48 SGK Địa lí 10
Dựa vào các hình 12.4. 12.5. hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn.
Phương pháp giải
Quan sát, phân tích các hình đã cho kết hợp với kiến thức phần gió địa phương để trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió fơn.
Gợi ý trả lời
- Gió biển:
- Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.
- Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.
- Gió đất:
- Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.
- Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.
- Gió fơn:
- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.
- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất