Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SGK bài Sóng, thủy triều, dòng biển bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 62 SGK Địa lí 10
Hãy cho biết nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần. Kể một số tác hại của sóng thần mà em biết.
Phương pháp giải
Dựa vào lý thuyết về sóng biển và liên hệ thực tế để xác định nguyên nhân tạo thành sóng biển, sóng thần và một số tác hại của sóng thần.
Gợi ý trả lời
- Nguyên nhân tạo nên sóng là gió, gió càng mạnh thì sóng càng to.
- Nguyên nhân tạo ra sóng thần chủ yếu do động đất gây ra, ngoài ra còn do núi lửa phun ngầm dưới đáy biển hoặc bão.
- Tác hại của sóng thần: sức tàn phá vô cùng lớn, phá hủy nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng... gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
2. Giải bài 2 trang 62 SGK Địa lí 10
Dựa vào các hình 16.1, 16.2, 16.3, hãy nhận xét vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều cường như thế nào? Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều kém như thế nào?
Phương pháp giải
Quan sát các hình vẽ đã cho và kiến thức đã cho để nhận xét vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều cường cũng như vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời ở các ngày triều kém.
Gợi ý trả lời
- Vào các ngày triều cường: Mặt Trăng nằm thẳng hàng với Mặt Trời và Trái Đất.
- Vào các ngày triều kém: Mặt Trăng nằm vuông góc với Trái Đất và Mặt Trời.
3. Giải bài 3 trang 62 SGK Địa lí 10
Dựa vào hình 16.4 và kiến thức đã học, hãy cho biết:
- Ở vùng chí tuyến, bờ nào của lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều, bờ nào của lục địa có khí hậu khô hạn? Tại sao?
- Ở vùng ôn đới, bờ nào của đại dương có khí hậu lạnh, ít mưa, bờ lục địa nào có khí hậu ấp áp mưa nhiều?
Phương pháp giải
Dựa vào kỹ năng đọc và phân tích bản đồ, xem lại lý thuyết phần dòng biển để xác định ở vùng chí tuyến, bờ nào của lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều, bờ nào của lục địa có khí hậu khô hạn cũng như ở vùng ôn đới, bờ nào của đại dương có khí hậu lạnh, ít mưa, bờ lục địa nào có khí hậu ấp áp mưa nhiều.
Gợi ý trả lời
- Ở vùng chí tuyến, bờ nào Đông lục địa có khí hậu ẩm mưa nhiều, bờ Tây của lục địa có khí hậu khô hạn. Do bờ nào Đông lục địa có dòng biển nóng chảy ven bờ gây mưa, còn bờ Tây của lục địa có dòng biển lạnh chảy sát ven bờ.
- Ở vùng ôn đới, bờ Tây của đại dương có khí hậu lạnh, ít mưa do có dòng biển lạnh chảy sát ven bờ, bờ Tây lục địa có khí hậu ấp áp mưa nhiều do có dòng biển nóng chảy ven bờ điều hòa khí hậu.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất