Giải bài tập SGK Toán 11 Nâng cao Bài 2: Phương trình lượng giác cơ bản

Mời các em học sinh lớp 11 cùng tham khảo nội dung giải bài tập SGK Nâng cao bài Phương trình lượng giác cơ bản trang 28 - 32 dưới đây. Bài gồm có 9 bài tập được eLib sưu tầm và tổng hợp. Với nội dung chi tiết, rõ ràng giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học và vận dụng vào giải các bài tập tương tự. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy của quý thầy cô và học tập của các em học sinh.

Giải bài tập SGK Toán 11 Nâng cao Bài 2: Phương trình lượng giác cơ bản

1. Giải bài 14 trang 28 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Giải các phương trình sau:

a) \(\sin 4x = \sin {\pi \over 5}\)

b) \(\sin \left( {{{x + \pi } \over 5}} \right) = - {1 \over 2}\)

c) \(\cos {x \over 2} = \cos \sqrt 2\)

d) \(\cos \left( {x + {\pi \over {18}}} \right) = {2 \over 5}.\)

Phương pháp giải:

a) Phương trình sin x = sin a có nghiệm là \(x=\arcsin a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\) và \(x=\pi-\arcsin a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\).

b) Phương trình sinx = a

- Nếu |a| > 1 phương trình vô nghiệm.

- Nếu |a| ≤ 1 khi đó phương trình có nghiệm là: \(x=\arcsin a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\) và \(x=\pi-\arcsin a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\).

c) Phương trình cos x = cos a có nghiệm là \(x=\pm\arccos a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

d) Phương trình cosx = a

- Nếu |a| > 1 phương trình vô nghiệm.

- Nếu |a| ≤ 1 khi đó phương trình có nghiệm là: \(x=\pm\arccos a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

Hướng dẫn giải:

a) \(\sin 4x = \sin {\pi \over 5}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 4x = \frac{\pi }{5} + k2\pi \\ 4x = \pi - \frac{\pi }{5} + k2\pi \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{{20}} + k\frac{\pi }{2}\\ x = \frac{\pi }{5} + k\frac{\pi }{2} \end{array} \right. \end{array}\)

b) Vì \(- {1 \over 2} =- \sin {\pi \over 6} = \sin \left( { - {\pi \over 6}} \right)\) nên

\(\sin \left( {{{x + \pi } \over 5}} \right) = - {1 \over 2} \\ \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{{{x + \pi } \over 5} = - {\pi \over 6} + k2\pi } \cr {{{x + \pi } \over 5} = \pi + {\pi \over 6} + k2\pi } \cr} } \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = - {{11\pi } \over 6} + k10\pi } \cr {x = {{29\pi } \over 6} + k10\pi } \cr} } \right.\,\,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\)

c) Ta có:

\(\cos {x \over 2} = \cos \sqrt 2 \\ \Leftrightarrow {x \over 2} = \pm \sqrt 2 + k2\pi \\ \Leftrightarrow x = \pm 2\sqrt 2 + k4\pi \,\left( {k \in\mathbb Z} \right)\)

d) Vì \(0 < {2 \over 5} < 1\) nên có số α sao cho \(\cos \alpha = {2 \over 5}.\). Do đó:

\(\cos \left( {x + {\pi \over {18}}} \right) = {2 \over 5} \\ \Leftrightarrow \cos \left( {x + {\pi \over {18}}} \right) = \cos \alpha \\ \Leftrightarrow x = \pm \alpha - {\pi \over {18}} + k2\pi ,k \in \mathbb Z\)

2. Giải bài 15 trang 28 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

a) Vẽ đồ thị của hàm số y = sinx rồi chỉ ra trên đồ thị đó các điểm có hoành độ thuộc khoảng (−π; 4π) là nghiệm của mỗi phương trình sau:

1. \(\sin x = - {{\sqrt 3 } \over 2}\)

2. sin x = 1

b) Cũng câu hỏi tương tự cho hàm số y = cosx đối với mỗi phương trình sau:

1. \(\cos x = {1 \over 2}\)

2. cos x = -1

Phương pháp giải:

a) - Vẽ đồ thị hàm số y = sinx trên khoảng (−π; 4π).

- Phương trình sin x = a

+ Nếu |a| > 1 phương trình vô nghiệm.

+ Nếu |a| ≤ 1 khi đó phương trình có nghiệm là: \(x=\arcsin a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\) và \(x=\pi-\arcsin a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\).

b) - Vẽ đồ thị hàm số y = cosx trên khoảng (−π; 4π).

- Phương trình cos x = a

+ Nếu |a| > 1 phương trình vô nghiệm.

+ Nếu |a| ≤ 1 khi đó phương trình có nghiệm là: \(x=\pm\arccos a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

Hướng dẫn giải:

a) y = sin x

\(1.\,\,\sin x = - {{\sqrt 3 } \over 2} \\\Leftrightarrow \sin x = \sin \left( { - {\pi \over 3}} \right) \\ \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = - {\pi \over 3} + k2\pi } \cr {x = {{4\pi } \over 3} + k2\pi } \cr} } \right.\)

Với \(x = - {\pi \over 3} + k2\pi \,\text{ và }\,x \in \left( { - \pi ;4\pi } \right)\) ta có nghiệm:

\({x_1} = - {\pi \over 3};\,{x_2} = {{5\pi } \over 3};\,{x_3} = {{11\pi } \over 3}\)

Với \(x = {{4\pi } \over 3} + k2\pi \,\text{ và }\,x \in \left( { - \pi ;4\pi } \right)\) ta có nghiệm:

\({x_4} = - {{2\pi } \over 3};\,{x_5} = {{4\pi } \over 3};\,{x_6} = {{10\pi } \over 3}\)

2. \(\sin x = 1 \Leftrightarrow x = {\pi \over 2} + k2\pi\)

Với \(x = {\pi \over 2} + k2\pi \,và\,x \in \left( { - \pi ;4\pi } \right)\) ta có nghiệm:

\({x_1} = {\pi \over 2};\,{x_2} = {{5\pi } \over 2}.\)

b) y = cos x

Nghiệm của phương trình \(\cos x=\dfrac12\) thuộc khoảng (−π; 4π) là:

\({x_1} = - {\pi \over 3};\,{x_2} = {\pi \over 3};\,{x_3} = {{5\pi } \over 3};\,{x_4} = {{7\pi } \over 3};\,{x_5} = {{11\pi } \over 3}\)

Nghiệm của phương trình cosx = −1 thuộc khoảng (−π; 4π) là:

\(x_1=-\pi; \ x_2=\pi; \ x_3=3\pi\)

3. Giải bài 16 trang 28 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Tìm nghiệm của các phương trình sau trong khoảng đã cho:

a) \(\sin 2x = - {1 \over 2}\,\text{ với }\,0 < x < \pi\)

b) \(\cos \left( {x - 5} \right) = {{\sqrt 3 } \over 2}\,\text{ với }\, - \pi < x < \pi\)

Phương pháp giải:

a) - Phương trình sin x = a

+ Nếu |a| > 1 phương trình vô nghiệm.

+ Nếu |a| ≤ 1 khi đó phương trình có nghiệm là: \(x=\arcsin a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\) và \(x=\pi-\arcsin a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\).

- Tìm nghiệm thỏa điều kiện 0 < x < π và kết luận.

b) - Phương trình cos x = a

+ Nếu |a| > 1 phương trình vô nghiệm.

+ Nếu |a| ≤ 1 khi đó phương trình có nghiệm là: \(x=\pm\arccos a+k2\pi ,k \in \mathbb{Z}\)

- Tìm nghiệm thỏa điều kiện -π < x < π và kết luận.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có:

\(\sin 2x = - {1 \over 2} \Leftrightarrow \sin 2x = \sin \left( { - {\pi \over 6}} \right) \\\Leftrightarrow \left[ {\matrix{{2x = - {\pi \over 6} + k2\pi } \cr {2x = {{7\pi } \over 6} + k2\pi } \cr} } \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = - {\pi \over {12}} + k\pi } \cr {x = {{7\pi } \over {12}} + k\pi } \cr} } \right.\,\,\left( {k \in \mathbb Z} \right)\)

Với điều kiện 0 < x < π ta có:

\(0 < - {\pi \over {12}} + k\pi < \pi \Leftrightarrow {1 \over {12}} < k < {{13} \over {12}}\,,\,k \in\mathbb Z\)

Nên k = 1, khi đó ta có nghiệm \(x = {{11\pi } \over {12}}\)

\(0 < {{7\pi } \over {12}} + k\pi < \pi \Leftrightarrow - {7 \over {12}} < k < {5 \over {12}}\,,\,k \in\mathbb Z\)

Nên k = 0, khi đó ta có nghiệm \(x = {{7\pi } \over {12}}\)

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm trong khoảng (0; π) là:

\(x = {{7\pi } \over {12}}\,\text{ và }\,x = {{11\pi } \over {12}}\)

b) Ta có:

\(\cos \left( {x - 5} \right) = {{\sqrt 3 } \over 2} \\ \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x - 5 = {\pi \over 6} + k2\pi } \cr {x - 6 = - {\pi \over 6} + 5 + k2\pi } \cr} } \right. \\ \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = {\pi \over 6} + 5 + k2\pi } \cr {x = - {\pi \over 6} + 5 + k2\pi } \cr} } \right.\)

Ta tìm k để điều kiện –π < x < π được thỏa mãn.

Xét họ nghiệm thứ nhất:

\(\eqalign{ & - \pi < {\pi \over 6} + 5 + k2\pi \Leftrightarrow - 7\pi - 30 < 12k\pi < 5\pi - 30 \cr & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \Leftrightarrow - {7 \over {12}} - {{30} \over {12\pi }} < k < {5 \over {12}} - {{30} \over {12\pi }} \cr & Vì\, - 1,38 < - {7 \over {12}} - {{30} \over {12\pi }} < k < {5 \over {12}} - {{30} \over {12\pi }} < - 0,37\,,\,k \in\mathbb Z\,\text{ nên }\, \cr & \,\,\,\,\, - 1,38 < k < - 0,37 \cr}\)

Chỉ có một giá trị k nguyên thỏa mãn các điều kiện đó là k = −1.

Ta có nghiệm thứ nhất của phương trình là \(x = {\pi \over 6} + 5 - 2\pi = 5 - {{11\pi } \over 6}\)

Tương tự, xét họ nghiệm thứ hai:

\(- \pi < - {\pi \over 6} + 5 + k2\pi < \pi \\ \Leftrightarrow - 5\pi - 30 < 12k\pi < 7\pi - 30.\)

Vậy k = −1

Ta có nghiệm thứ hai của phương trình là \(x = - {\pi \over 6} + 5 - 2\pi = 5 - {{13\pi } \over 6}\)

Vậy \(x = 5 - {{11\pi } \over 6}\,\text{ và }\,x = 5 - {{13\pi } \over 6}\)

4. Giải bài 17 trang 29 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Số giờ có ánh sáng mặt trời của một thành phố A ở vĩ độ 40˚ bắc trong ngày thứ t của một năm không nhuận được cho bởi hàm số

\( d\left( t \right) = 3\sin \left[ {{\pi \over {182}}\left( {t - 80} \right)} \right] + 12\) với \(t \in Z\) và \(0 < t \le 365.\)

a) Thành phố A có đúng 12 giờ có ánh sáng mặt trời vào ngày nào trong năm?

b) Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có ít giờ có ánh sáng mặt trời nhất?

c) Vào ngày nào trong năm thì thành phố A có nhiều giờ có ánh sáng mặt trời nhất?

Phương pháp giải:

a) Giải phương trình d(t) = 12 và kết luận.

b) Giải phương trình \( \sin \left[ {{\pi \over {182}}\left( {t - 80} \right)} \right] = - 1\) và kết luận.

c) Giải phương trình \( \sin \left[ {{\pi \over {182}}\left( {t - 80} \right)} \right] = 1\) và kết luận.

Hướng dẫn giải:

Ta giải phương trình d(t) = 12 với \(t \in\mathbb Z\) và 0 < t ≤ 365

Ta có d(t) = 12

\( \Leftrightarrow 3\sin \left( {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right) + 12 = 12 \\ \Leftrightarrow \sin \left[ {{\pi \over {182}}\left( {t - 80} \right)} \right] = 0 \\ \Leftrightarrow {\pi \over {182}}\left( {t - 80} \right) = k\pi \\ \Leftrightarrow t - 80 = 182k \\ \Leftrightarrow t = 182k + 80\,\left( {\,k \in\mathbb Z} \right)\)

Ta lại có:

\( 0 < 182k + 80 \le 365 \\ \Leftrightarrow - {{80} \over {182}} < k \le {{285} \over {182}} \\ \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{k = 0} \cr {k = 1} \cr} } \right.\)

Vậy thành phố A có đúng 12 giờ ánh sáng mặt trời vào ngày thứ 80 (ứng với k = 0 ) và ngày thứ 262 (ứng với k = 1 ) trong năm.

b) Do \(\sin \left( {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right) \ge - 1 \Rightarrow d\left( t \right) \le 3.\left( { - 1} \right) + 12 = 9\) với mọi x

Vậy thành phố A có ít giờ ánh sáng mặt trời nhất khi và chỉ khi:

\( \sin \left[ {{\pi \over {182}}\left( {t - 80} \right)} \right] = - 1 \text{ với } \,t \in \mathbb Z\,\text { và }\,0 < t \le 365\)

\(\Leftrightarrow {\pi \over {182}}\left( {t - 80} \right) = - {\pi \over 2} + k2\pi \\ \Leftrightarrow t - 80 = 182\left( { - \frac{1}{2} + 2k} \right) \\ \Leftrightarrow t = 364k - 11\,\left( {\,k \in\mathbb Z} \right)\)

Mặt khác, \(0 < 364k - 11 \le 365 \Leftrightarrow {{11} \over {364}} < k \le {{376} \over {364}} \Leftrightarrow k = 1\) (do k nguyên)

Vậy thành phố A có ít giờ ánh sáng mặt trời nhất (9 giờ) khi t = 353, tức là vào ngày thứ 353 trong năm.

c) Vì \(\sin \left( {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right) \le 1 \Rightarrow d\left( t \right) \le 3.1 + 12 = 15\) 

Nên d(t) đạt GTLN khi \(\sin \left( {\frac{\pi }{{182}}\left( {t - 80} \right)} \right) = 1\)

Ta phải giải phương trình:

\( \eqalign{ & \sin \left[ {{\pi \over {182}}\left( {t - 80} \right)} \right] = 1\cr &\text{ với }\,t \in\mathbb Z\,\text{ và }\,0 < t \le 365 \cr & \Leftrightarrow {\pi \over {182}}\left( {t - 80} \right) = {\pi \over 2} + k2\pi \cr&\Leftrightarrow t = 364k + 171 \cr & 0 < 364k + 171 \le 365 \cr&\Leftrightarrow - {{171} \over {364}} < k \le {{194} \over {364}} \Leftrightarrow k = 0 \cr} \)

Vậy thành phố A có nhiều giờ có ánh sáng mặt trời nhất ( 15 giờ) vào ngày thứ 171 trong năm.

5. Giải bài 18 trang 29 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Giải các phương trình sau:

a) \(\tan 3x = \tan {{3\pi } \over 5}\)

b) \( \tan(x – 15^0) = 5\)

c) \( \tan \left( {2x - 1} \right) = \sqrt 3\)

d) \( \cot 2x = \cot \left( { - {1 \over 3}} \right)\)

e) \( \cot \left( {{x \over 4} + 20^\circ } \right) = - \sqrt 3\)

f) \( \cot 3x = \tan {{2\pi } \over 5}\)

Phương pháp giải:

- Phương trình tanx = tan⁡ α có nghiệm là x = α + kπ, k ∈ Z

- Phương trình tan⁡x = tan⁡ βo có nghiệm là x= β+ k180o,  k ∈ Z

Hướng dẫn giải:

a) \(\tan 3x = \tan {{3\pi } \over 5} \)

\(\\ \Leftrightarrow 3x = {{3\pi } \over 5} + k\pi\)

\( \Leftrightarrow x = {\pi \over 5} + k{\pi \over 3},k \in\mathbb Z\)

b) Ta có:

\( \begin{array}{l} \tan \left( {x - {{15}^0}} \right) = 5\\ \Leftrightarrow x - {15^0} = \arctan 5 + k{180^0}\\ \Leftrightarrow x = {15^0} + \arctan 5 + k{180^0},k \in\mathbb Z \end{array}\)

c) \(\tan \left( {2x - 1} \right) = \sqrt 3\)

\( \eqalign{ & \tan \left( {2x - 1} \right) = \sqrt 3 \cr&\Leftrightarrow \tan \left( {2x - 1} \right) = \tan {\pi \over 3} \cr & \Leftrightarrow 2x - 1 = {\pi \over 3} + k\pi \cr&\Leftrightarrow x = {\pi \over 6} + {1 \over 2} + k{\pi \over 2};k \in\mathbb Z \cr}\)

d) \( \cot 2x = \cot \left( { - {1 \over 3}} \right)\)

\( \cot 2x = \cot \left( { - {1 \over 3}} \right) \\ \Leftrightarrow 2x = - {1 \over 3} + k\pi \\ \Leftrightarrow x = - {1 \over 6} + k{\pi \over 2},k \in\mathbb Z\)

e) \( \cot \left( {{x \over 4} + 20^\circ } \right) = - \sqrt 3\)

\( \eqalign{ & \Leftrightarrow \cot \left( {{x \over 4} + 20^\circ } \right) = \cot \left( { - 30^\circ } \right) \cr & \Leftrightarrow {x \over 4} + 20^\circ = - 30^\circ + k180^\circ \cr&\Leftrightarrow x = - 200^\circ + k720^\circ,k \in\mathbb Z \cr}\)

f) \( \cot 3x = \tan {{2\pi } \over 5}\)

\( \Leftrightarrow \cot 3x = \cot \left( {{\pi \over 2} - {{2\pi } \over 5}} \right) = \cot \frac{\pi }{{10}} \\ \Leftrightarrow 3x = {\pi \over {10}} + k\pi \\ \Leftrightarrow x = {\pi \over {30}} + k.{\pi \over 3},k \in\mathbb Z\)

6. Giải bài 19 trang 29 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Vẽ đồ thị của hàm số y = tan x rồi chỉ ra trên đồ thị đó có các điểm có hoành độ thuộc khoảng (-π ; π) là nghiệm của mỗi phương trình sau

1. tan x = -1

2. tan x = 0

Cũng câu hỏi tương tự cho hàm số y = cot x và cho mỗi phương trình sau

1. \( \cot x = {{\sqrt 3 } \over 3}\)

2. cot x = 1

Phương pháp giải:

a) Vẽ đồ thị hàm số y = tan x trên khoảng (-π ; π) và tìm nghiệm của mỗi phương trình dựa trên đồ thị đó.

b) Vẽ đồ thị hàm số y = cot x trên khoảng (-π ; π) và tìm nghiệm của mỗi phương trình dựa trên đồ thị đó.

Hướng dẫn giải:

a) Đồ thị của hàm số y = tan x

1. Phương trình tan x = -1 có nghiệm thuộc khoảng (-π; π) là:

\( x = - {\pi \over 4}\,\text{ và }\,x = {{3\pi } \over 4}\)

2. Phương trình tan x = 0 có nghiệm thuộc khoảng (-π; π) là x = 0

b) Đồ thị của hàm số y = cot x

1. Phương trình có nghiệm thuộc khoảng (-π; π) là:

\( x = {\pi \over 3}\,\text{ và }\,x = - {{2\pi } \over 3}\)

2. Phương trình cot x = 1 có nghiệm thuộc khoảng (-π; π) là:

\( x = {\pi \over 4}\,\text{ và }\,x = - {{3\pi } \over 4}\)

7. Giải bài 20 trang 29 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Tìm nghiệm của các phương trình sau trên khoảng đã cho:

a) \(\tan \left( {2x - {{15}^0}} \right) = 1\) với \( - {180^0} < x < {90^0}\)

b) \( \cot 3x = - {1 \over {\sqrt 3 }}\,\text{ với }\, - {\pi \over 2} < x < 0.\)

Phương pháp giải:

a) Phương trình tan x = tan⁡ α có nghiệm là x = α + kπ, k ∈ Z

b) Phương trình tan ⁡x = tan⁡ βo có nghiệm là x= β+ k180o,  k ∈ Z

Hướng dẫn giải:

a) \( \tan \left( {2x-{{15}^0}} \right) = 1\)

\( \Leftrightarrow 2x - {15^0} = {45^0} + k{180^0} \\ \Leftrightarrow {\rm{ }}2x{\rm{ }} = {\rm{ }}{15^0} + {\rm{ }}{45^0} + {\rm{ }}k{180^0} \\ \Leftrightarrow {\rm{ }}x{\rm{ }} = {\rm{ }}{30^0} + {\rm{ }}k{90^0} \\ - {180^0} < {\rm{ }}{30^0} + {\rm{ }}k{90^0} < {\rm{ }}{90^0} \\ \begin{array}{l} \Leftrightarrow - {210^0} < k{90^0} < {60^0}\\ \Leftrightarrow - \frac{7}{3} < k < \frac{2}{3} \end{array}\)

\( \Leftrightarrow k \in \left\{ { - 2; - 1;0} \right\}\) (do k nguyên)

Vậy các nghiệm của phương trình là \(x = - {150^0},{\rm{ }}x{\rm{ }} = - {60^0} \) và \( x{\rm{ }} = {\rm{ }}{30^0}\)

b) \( \cot 3x = - {1 \over {\sqrt 3 }}\)

\( \begin{array}{l} \Leftrightarrow \cot 3x = \cot \left( { - \frac{\pi }{3}} \right)\\ \Leftrightarrow 3x = - \frac{\pi }{3} + k\pi \\ \Leftrightarrow x = - \frac{\pi }{9} + \frac{{k\pi }}{3} \end{array}\)

Do \(- {\pi \over 2} < x < 0\) nên:

\( \begin{array}{l} - \frac{\pi }{2} < - \frac{\pi }{9} + \frac{{k\pi }}{3} < 0\\ \Leftrightarrow - \frac{{11\pi }}{{18}} < \frac{{k\pi }}{3} < \frac{\pi }{9}\\ \Leftrightarrow - \frac{{11}}{6} < k < \frac{1}{3} \end{array}\)

Vì k nguyên nên k = -1, k = 0.

Vậy các nghiệm của phương trình là \(x = - {{4\pi } \over 9}\,\text{ và }\,x = - {\pi \over 9}.\)

8. Giải bài 21 trang 29 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Khi giải phương trình \(\tan x = - \sqrt 3 \); bạn Phương nhận thấy \( - \sqrt 3 = \tan \left( { - {\pi \over 3}} \right)\) và viết

\( \tan x = - \sqrt 3 \\ \Leftrightarrow \tan x = \tan \left( { - {\pi \over 3}} \right) \\ \Leftrightarrow x = - {\pi \over 3} + k\pi.\)

Cũng phương trình đó, bạn Quyên lấy \( - \sqrt 3 = \tan {{2\pi } \over 3}\) nên giải như sau:

\( \tan x = - \sqrt 3 \\ \Leftrightarrow \tan x = \tan {{2\pi } \over 3} \\ \Leftrightarrow x = {{2\pi } \over 3} + k\pi.\)

Theo em, ai giải đúng, ai giải sai?

Phương pháp giải:

- Phương trình tan x = tan⁡ α có nghiệm là x = α + kπ, k ∈ Z.

- Kiểm tra cách giải của hai bạn và trả lời câu hỏi.

Hướng dẫn giải:

Cả hai bạn đều giải đúng.

Hai họ nghiệm chỉ khác nhau về hình thức, thực chất chỉ là một.

Họ nghiệm \(x = {{2\pi } \over 3} + k\pi \) có thể viết lại là \(x = {{2\pi } \over 3} - \pi + \left( {k + 1} \right)\pi \) hay \(x = - {\pi \over 3} + \left( {k + 1} \right)\pi \)

9. Giải bài 22 trang 30 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Tính các góc của tam giác ABC, biết \(AB = \sqrt 2 cm, AC =\sqrt 3 cm\) và đường cao AH = 1cm. (Gợi ý: Xét trường hợp B, C nằm khác phía đối với H và trường hợp B, C nằm cùng phía đối với H ).

Phương pháp giải:

Xét hai trường hợp:

+ B, C nằm khác phía đối với H.

+ B, C nằm cùng phía đối với H.

Hướng dẫn giải:

Ta xét hai trường hợp:

a) B và C nằm khác phía đối với H

Trong tam giác vuông ABH ta có:

\( \sin B = {{AH} \over {AB}} = {1 \over {\sqrt 2 }} \)

Suy ra \(\widehat B = 45^\circ \) (chú ý rằng góc B nhọn)

Trong tam giác ACH ta có:

\( \sin C = {{AH} \over {AC}} = {1 \over {\sqrt 3 }}\), suy ra \(\widehat C \approx 35^\circ 15'52\)

Từ đó \( \widehat A = 180^\circ - \left( {\widehat B + \widehat C} \right) \approx 99^\circ 44'8\)

b) B và C nằm cùng phía đối với H:

Tương tự như trên ta có:

\( \sin \widehat {ABH} = \frac{{AH}}{{AB}} = \frac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow \widehat {ABH} = {45^0}\)

\( \eqalign{ & \widehat {ABC} = 180^\circ - \widehat {ABH} \cr&= 180^\circ - 45^\circ = 135^\circ \cr } \\ \sin \widehat {ACH} = \frac{{AH}}{{AC}} = \frac{1}{{\sqrt 3 }} \Rightarrow \widehat {ACH} = {35^0}15'52''\)

Từ đó \(\widehat A = 180^\circ - \left( {\widehat B + \widehat C} \right) \approx 9^\circ 44'8\)

10. Giải bài 23 trang 31 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Tìm tập xác định của mỗi hàm số sau:

a) \(y = {{1 - \cos x} \over {2\sin x + \sqrt 2 }}\)

b) \( y = {{\sin \left( {x - 2} \right)} \over {\cos 2x - \cos x}}\)

c) \(y = {{\tan x} \over {1 + \tan x}}\)

d) \(y = {1 \over {\sqrt 3 \cot 2x + 1}}\)

Phương pháp giải:

a) b) Phân thức xác định khi mẫu số khác không.

c) - Phân thức xác định khi mẫu số khác không.

\(\tan x\) xác định khi \(\cos x \ne 0\)

d) - Phân thức xác định khi mẫu số khác không.

\(\cot 2x\) xác định khi \(\sin2x \ne 0\)

Hướng dẫn giải:

a) \( y = {{1 - \cos x} \over {2\sin x + \sqrt 2 }}\) 

Điều kiện xác định: \(2\sin x + \sqrt 2 \ne 0\)

\( \Leftrightarrow \sin x \ne - {{\sqrt 2 } \over 2}\)

\( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{x \ne - {\pi \over 4} + k2\pi } \cr {x \ne {{5\pi } \over 4} + k2\pi } \cr} } \right.\)

Vậy tập xác định của hàm số đã cho là:

\( D =\mathbb R \backslash \left( {\left\{ { - {\pi \over 4} + k2\pi,k \in\mathbb Z} \right\} \cup \left\{ {{{5\pi } \over 4} + k2\pi,k \in\mathbb Z} \right\}} \right)\)

b) \(y = {{\sin \left( {x - 2} \right)} \over {\cos 2x - \cos x}}\) 

Điều kiện xác định: \(\cos 2x - \cos x \ne 0\)

\( \eqalign{& \Leftrightarrow \cos 2x \ne \cos x \cr & \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{2x \ne x + k2\pi } \cr {2x \ne - x + k2\pi } \cr} } \right. \cr&\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{x \ne k2\pi } \cr {x \ne k{{2\pi } \over 3}} \cr} } \right. \cr&\Leftrightarrow x \ne k{{2\pi } \over 3} \cr} \)

Vậy \(D =\mathbb R \backslash \left\{ {k{{2\pi } \over 3},k \in\mathbb Z} \right\}\)

c) \( y = {{\tan x} \over {1 + \tan x}}\)

Điều kiện xác định:

\( \left\{ \begin{array}{l} x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \\ 1 + \tan x \ne 0 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \\ \tan x \ne - 1 \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{{x \ne {\pi \over 2} + k\pi } \cr {x \ne - {\pi \over 4} + k\pi } \cr} } \right.\)

Vậy \(D =\mathbb R \backslash \left( {\left\{ {{\pi \over 2} + k\pi,k \in\mathbb Z} \right\} \cup \left\{ { - {\pi \over 4} + k\pi,k \in\mathbb Z} \right\}} \right)\)

d) \( y = {1 \over {\sqrt 3 \cot 2x + 1}} \)

Điều kiện xác định:

\( \left\{ \begin{array}{l} 2x \ne k\pi \\ \sqrt 3 \cot 2x + 1 \ne 0 \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ne \frac{{k\pi }}{2}\\ \cot 2x \ne - \frac{1}{{\sqrt 3 }} \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ne \frac{{k\pi }}{2}\\ 2x \ne - \frac{\pi }{3} + k\pi \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ne \frac{{k\pi }}{2}\\ x \ne - \frac{\pi }{6} + \frac{{k\pi }}{2} \end{array} \right.\)

Vậy \(D =\mathbb R \backslash \left( {\left\{ {k{\pi \over 2},k \in\mathbb Z} \right\} \cup \left\{ { - {\pi \over 6} + k{\pi \over 2},k \in\mathbb Z} \right\}} \right)\)

11. Giải bài 24 trang 31 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Giả sử một con tàu vũ trụ được phóng lên từ mũi Ca-na-vơ-ran (Canaveral) ở Mĩ. Nó chuyển động theo một quỹ đạo được mô tả trên một bản đồ phẳng (quanh đường xích đạo) của mặt đất như hình 1.23: điểm M mô tả cho con tàu, đường thẳng ∆ mô tả cho đường xích đạo.

Khoảng cách h (kilomet) từ M đến ∆ được tính theo công thức h = |d|, trong đó:

\( d = 4000\cos \left[ {{\pi \over {45}}\left( {t - 10} \right)} \right],\)

Với t (phút) là thời gian trôi qua kể từ khi con tàu đi vào quỹ đạo, d > 0 nếu M ở phía trên ∆, d < 0 nếu M ở phía dưới ∆.

a) Giả thiết rằng con tàu đi vào quỹ đạo ngay từ khi phóng lên tại mũi Ca-na-vơ-ran (tức là ứng với t = 0 ). Hãy tính khoảng cách từ điểm C đến đường thẳng ∆, trong đó C là điểm trên bản đồ biểu diễn cho mũi Ca-na-vơ-ran.

b) Tìm thời điểm sớm nhất sau khi con tàu đi vào quỹ đạo để có d = 2000.

c) Tìm thời điểm sớm nhất sau khi con tàu đi vào quỹ đạo để có d = -1236.

(Tính chính xác các kết quả đến hàng phần nghìn).

Phương pháp giải:

a) Thay t = 0 vào \( d = 4000\cos \left[ {{\pi \over {45}}\left( {t - 10} \right)} \right]\) để tính d.

b) Thay d = 2000 vào \( d = 4000\cos \left[ {{\pi \over {45}}\left( {t - 10} \right)} \right]\) để tính t.

c) - Thay d = -1236 vào \( d = 4000\cos \left[ {{\pi \over {45}}\left( {t - 10} \right)} \right]\) để tính t.

- Chọn t bé nhất và kết luận.

Hướng dẫn giải:

a) Vì t = 0 nên \(d = 4000\cos \left( { - {{10\pi } \over {45}}} \right) = 4000\cos {{2\pi } \over 9}.\)

Do đó:

 h = |d| ≈ 3064,178 (km)

b) Ta có:

\( \eqalign{& d = 2000 \cr&\Leftrightarrow 4000\cos \left[ {{\pi \over {45}}\left( {t - 10} \right)} \right] = 2000\cr&\Leftrightarrow \cos \left[ {{\pi \over {45}}\left( {t - 10} \right)} \right] = {1 \over 2} \cr & \Leftrightarrow {\pi \over {45}}\left( {t - 10} \right) = \pm {\pi \over 3} + k2\pi \cr&\Leftrightarrow t = 10 \pm 15 + 90k \cr&\Leftrightarrow \left[ {\matrix{{t = 25 + 90k} \cr {t = - 5 + 90k} \cr} } \right. \cr} \)

Chú ý rằng t > 0 ta thấy ngay giá trị nhỏ nhất của t là t = 25.

Vậy d = 2000 (km) xảy ra lần đầu tiên sau khi phóng con tàu vào quỹ đạo được 25 phút.

c) Ta có:

\( \eqalign{ & d = - 1236\cr& \Leftrightarrow 4000\cos \left[ {{\pi \over {45}}\left( {t - 10} \right)} \right] = - 1236 \cr&\Leftrightarrow \cos \left[ {{\pi \over {45}}\left( {t - 10} \right)} \right] = - 0,309 \cr & \Leftrightarrow {\pi \over {45}}\left( {t - 10} \right) = \pm \alpha + k2\pi \cr&\left( {\text{ với }\,k \in \mathbb Z\,\text{ và }\,\cos \alpha = - 0,309} \right) \cr & \Leftrightarrow t = \pm {{45} \over \pi }\alpha + 10 + 90k \cr} \)

Sử dụng bảng số hoặc máy tính bỏ túi, ta có thể chọn α ≈ 1,885. Khi đó ta có:

 t ≈ ± 27000 + 10 + 90k, tức là t ≈ - 17000 + 90k hoặc t ≈ 37000 + 90k

Dễ thấy giá trị dương nhỏ nhất của t là 37000.

Vậy d = -1236 (km) xảy ra lần đầu tiên là 37000 phút sau khi con tàu được phóng vào quỹ đạo. 

12. Giải bài 25 trang 32 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Một chiếc guồng nước có dạng hình tròn bán kính 2,5m; trục của nó đặt cách mặt nước 2m (h.1.24). Khi guồng quay đều, khoảng cách h (mét) từ một chiếc gầu gắntại điểm A của guồng đến mặt nước được tính theo công thức h = |y|, trong đó \( y = 2 + 2,5\sin \left[ {2\pi \left( {x - {1 \over 4}} \right)} \right]\)

Với x là thời gian quay guồng ( x ≥ 0 ), tính bằng phút ; ta quy ước rằng y > 0 khi gầu ở bên trên mặt nước và y < 0 khi gầu ở dưới nước (xem bài đọc thêm về dao động điều hòa trang 15). Hỏi:

a) Khi nào thì chiếc gầu ở vị trí thấp nhất?

b) Khi nào thì chiếc gầu ở vị trí cao nhất?

c) Chiếc gầu cách mặt nước 2m lần đầu tiên khi nào?

Phương pháp giải:

a) Chiếc gầu ở vị trí thấp nhất khi \(\sin \left[ {2\pi \left( {x - {1 \over 4}} \right)} \right] = - 1\)

⇒ Giải phương trình tìm x và kết luận.

b) Chiếc gầu ở vị trí cao nhất khi \(\sin \left[ {2\pi \left( {x - {1 \over 4}} \right)} \right] = 1\).

⇒ Giải phương trình tìm x và kết luận.

c) - Thay y = 2 vào \( y = 2 + 2,5\sin \left[ {2\pi \left( {x - {1 \over 4}} \right)} \right]\)

- Tìm x vfa kết luận giá trị x bé nhất.

Hướng dẫn giải:

a) Ta có:

\(\sin \left[ {2\pi \left( {x - \frac{1}{4}} \right)} \right] \ge - 1 \Rightarrow y \ge 2 + 2,5.\left( { - 1} \right) = - 0,5\)

Chiếc gầu ở vị trí thấp nhất khi \(\sin \left[ {2\pi \left( {x - {1 \over 4}} \right)} \right] = - 1\).

Ta có:

\( \sin \left[ {2\pi \left( {x - {1 \over 4}} \right)} \right] = - 1 \\ \Leftrightarrow 2\pi \left( {x - {1 \over 4}} \right) = - {\pi \over 2} + k2\pi \\ \Leftrightarrow x - \frac{1}{4} = - \frac{1}{4} + k \\ \Leftrightarrow x = k\,\left( {\,k \in\mathbb Z} \right)\)

Điều đó chứng tỏ rằng chiếc gầu ở vị trí thấp nhất tại các thời điểm 0 phút; 1 phút; 2 phút; 3 phút…

b) Ta có:

\(\sin \left[ {2\pi \left( {x - \frac{1}{4}} \right)} \right] \le 1 \Rightarrow y \le 2 + 2,5.1 = 4,5\)

Chiếc gầu ở vị trí cao nhất khi \(\sin \left[ {2\pi \left( {x - {1 \over 4}} \right)} \right] = 1\).

Ta có:

\( \sin \left[ {2\pi \left( {x - {1 \over 4}} \right)} \right] = 1 \\ \Leftrightarrow 2\pi \left( {x - {1 \over 4}} \right) = {\pi \over 2} + k2\pi \\ \Leftrightarrow x - \frac{1}{4} = \frac{1}{4} + k \\ \Leftrightarrow x = {1 \over 2} + k\,\left( {\,k \in N} \right)\)

Điều đó chứng tỏ chiếc gàu ở vị trí cao nhất tại các thời điểm 0,5 phút; 1,5 phút ; 2,5 phút ; 3,5 phút …

c) Chiếc gàu cách mặt nước 2 mét khi:

\( \begin{array}{l} 2 + 2,5\sin \left[ {2\pi \left( {x - \frac{1}{4}} \right)} \right] = 2\\ \Leftrightarrow 2,5\sin \left[ {2\pi \left( {x - \frac{1}{4}} \right)} \right] = 0\\ \Leftrightarrow \sin \left[ {2\pi \left( {x - \frac{1}{4}} \right)} \right] = 0\\ \Leftrightarrow 2\pi \left( {x - \frac{1}{4}} \right) = k\pi \\ \Leftrightarrow x - \frac{1}{4} = \frac{k}{2}\\ \Leftrightarrow x = \frac{k}{2} + \frac{1}{4} \end{array}\)

Nghĩa là tại các thời điểm \(x = {1 \over 4} + {1 \over 2}k\) (phút) thì chiếc gầu cách mặt nước 2m;

Do đó lần đầu tiên nó cách mặt nước 2 mét khi quay được \({1 \over 4}\) phút (ứng với k = 0 ). 

13. Giải bài 26 trang 32 SGK Đại số & Giải tích 11 Nâng cao

Dùng công thức biến đổi tổng thành tích, giải các phương trình sau:

a) \(\cos 3x = \sin 2x\)

b) \(\sin (x – 120˚) – \cos 2x = 0\)

Phương pháp giải:

a) Biến đổi phương trình phương trình bằng cách áp dụng công thức: \(\sin \alpha = \cos \left( {\frac{\pi }{2} - \alpha } \right)\).

b) Biến đổi phương trình phương trình bằng cách áp dụng công thức: \(\sin \alpha = \cos \left( {{{90}^o} - \alpha } \right)\)

Hướng dẫn giải:

a) \(\cos 3x = \sin 2x\)

\( \eqalign{& \Leftrightarrow \cos 3x = \cos \left( {\frac{\pi }{2} - 2x} \right)\cr&\Leftrightarrow \cos 3x - \cos \left( {{\pi \over 2} - 2x} \right) = 0 \cr & \Leftrightarrow - 2\sin \left( {\frac{{3x + \frac{\pi }{2} - 2x}}{2}} \right)\sin \left( {\frac{{3x - \frac{\pi }{2} + 2x}}{2}} \right) = 0\cr&\Leftrightarrow - 2\sin \left( {{x \over 2} + {\pi \over 4}} \right)\sin \left( {{{5x} \over 2} - {\pi \over 4}} \right) = 0 \cr}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sin \left( {\frac{x}{2} + \frac{\pi }{4}} \right) = 0\\ \sin \left( {\frac{{5x}}{2} - \frac{\pi }{4}} \right) = 0 \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{{x \over 2} + {\pi \over 4} = k\pi } \\ {{{5x} \over 2} - {\pi \over 4} = k\pi } \cr} } \right.\\ \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = - {\pi \over 2} + k2\pi } \\ {x = {\pi \over {10}} + k{{2\pi } \over 5}} } } \right.,k\in Z\)

b) \(\sin (x – 120˚) – \cos 2x = 0\)

\( \eqalign{& \Leftrightarrow \cos \left( {{{90}^0} - x + {{120}^0}} \right) - \cos 2x = 0\cr&\Leftrightarrow \cos \left( {210^\circ - x} \right) - \cos 2x = 0 \cr & \Leftrightarrow - 2\sin \left( {\frac{{{{210}^0} - x + 2x}}{2}} \right)\sin \left( {\frac{{{{210}^0} - x - 2x}}{2}} \right) = 0\cr&\Leftrightarrow - 2\sin \left( {{x \over 2} + 105^\circ } \right)\sin \left( {105^\circ - {{3x} \over 2}} \right) = 0 \cr}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \sin \left( {\frac{x}{2} + {{105}^0}} \right) = 0\\ \sin \left( {{{105}^0} - \frac{{3x}}{2}} \right) = 0 \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left[ {\matrix{{{x \over 2} + 105^\circ = k180^\circ } \\ {105^\circ - {{3x} \over 2} = k180^\circ } \cr} } \right. \\\Leftrightarrow \left[ {\matrix{{x = - 210^\circ + k360^\circ } \\ {x = 70^\circ - k120^\circ } \cr} } \right.,k\in Z \)

Ngày:31/10/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM