Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

1. Giải bài 22.1 trang 50 SBT Vật lý 7

Xét các dụng cụ điện sau:

- Quạt điện;                                          

- Nồi cơm điện;

- Máy thu hình (tivi);                            

- Máy thu thanh (rađiô);

- Ấm điện

Hỏi khi các dụng cụ này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào?

Phương pháp giải

Dựa vào công dụng của mỗi dụng cụ điện được cho ở trên để chỉ ra dụng cụ có ích và không có ích khi có tác dụng nhiệt của dòng điện

Hướng dẫn giải

Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của nồi cơm điện, ấm điện.

Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích trong hoạt động của quạt điện, máy thu hình, máy thu thanh.

2. Giải bài 22.2 trang 50 SBT Vật lý 7

Người ta sử dụng ấm điện để đun nước. Hãy cho biết:

a) Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của ấm cao nhất là bao nhiêu?

b) Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết thì có sự cố gì xảy ra? Vì sao?

Phương pháp giải

a) Cần ghi nhớ nhiệt độ soi của nước để xác định nhiệt độ cao nhất khi còn nước trong ấm

b) Dựa vào tác dụng của dòng điện để giải thích sự cố khi 

Sử dụng lí thuyết về tác dụng nhiệt của dòng điện nước trong ấm cạn hết 

Hướng dẫn giải

a. Khi còn nước trong ấm thì nhiệt độ cao nhất của ấm là \({100^0}C\) (nhiệt độ của nước đang sôi).

b. Khi cạn hết nước, do tác dụng của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng ( ruột ấm) sẽ nóng chảy, không dùng được nữa. Do vậy ấm điện bị cháy, hỏng. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hoả hoạn.

3. Giải bài 22.3 trang 50 SBT Vật lý 7

Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang họat động bình thường?

A. Ruột ấm điện

B. Công tắc

C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình

D. Đèn báo của tivi

Phương pháp giải

Cần nắm được tác dụng hoạt động của các dụng cụ trên để chỉ ra tác dụng phát sáng của dòng điện khi dụng cụ hoạt động bình thường

Hướng dẫn giải

Vì khi có dòng điện chạy qua làm cho: ruột ấm điện nóng lên, công tắc nóng lên và dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình cũng nóng lên. Vì vậy dòng điện có tác dụng nhiệt. Chỉ với đèn báo tivi thì dòng điện mới có tác dụng phát sáng.

Chọn D

4. Giải bài 22.4 trang 50 SBT Vật lý 7

Khoanh tròn chữ Đ cho câu phát biểu đúng, chữ S cho câu sai.

a) Có những vật dẫn thông thường mà dòng điện đi qua chúng hoàn toàn không gây ra tác dụng nhiệt.

b) Đèn dây tóc nóng sáng chứng tỏ tác dụng phát sáng của dòng điện.

c) Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.

d) Vonfam được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.

e) Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.

g) Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.

h) Cầu chì tự động ngắt mạch nhờ tác dụng nhiệt của dòng điện.

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện để xác định các câu đã cho đúng hay sai

Hướng dẫn giải

Câu đúng: c, d, e, h

Câu sai: a, b, g

5. Giải bài 22.5 trang 51 SBT Vật lý 7

Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

A. Điện thoại di động                           

B. Rađiô (máy thu thanh)

C. Tivi (máy thu hình)                          

D. Nồi cơm điện

Phương pháp giải

Dựa vào nguyên tắc hoạt động của các dụng cụ trên để xác định dụng cụ hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện

Hướng dẫn giải

Vì nồi cơm điện dùng để nấu cơm, hoạt động của nó dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện, dòng điện đi qua nồi cơm làm cho vật nóng lên rồi chín cơm.

Chọn D

6. Giải bài 22.6 trang 51 SBT Vật lý 7

Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

A. Bàn là điện             

B. Máy sấy tóc

C. Đèn LED                 

D. Ấm điện đang đun nước

Phương pháp giải

Cần nắm được các dụng cụ hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện, dùng phương pháp loại trừ để chọn đáp án đúng

Hướng dẫn giải

Vì khi có dòng điện chạy qua đèn LED, nhờ cơ chế đặc biệt, chất bột phủ bên trong đèn phát sáng.

Vì vậy đèn LED hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện chứ không phải tác dụng nhiệt.

Chọn C

7. Giải bài 22.7 trang 51 SBT Vật lý 7

Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng?

A. Bóng đèn của bút thủ điện               

B. Bóng đèn dây tóc

C. Đèn LED                                          

D. Ấm điện đang đun nước

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về tác dụng phát sáng của dòng điện để xác định dụng cụ khi dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng

Hướng dẫn giải

Bóng đèn đây tóc là dụng cụ chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng.

Chọn B

8. Giải bài 22.8 trang 51 SBT Vật lý 7

Trong các cụm vật dụng liệt kê dưới đây, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

A. Nồi cơm điện, quạt điện, rađiô, tivi

B. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện, đồng hồ điện

C. Ấm điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện

D. Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, lò sưởi điện.

Phương pháp giải

Cần nắm được tác dụng của các dụng cụ trên và kiến thức về tác dụng nhiệt của dòng điện, dùng phương pháp loại trừ để chọn đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án A sai vì: động cơ điện trong quạt điện hoạt động nhờ vào tác dụng từ của dòng điện chứ không phải tác dụng nhiệt.

Đáp án B sai vì bút thử điện hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện chứ không phải tác dụng nhiệt.

Đáp án C sai vì chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện chứ không phải tác dụng nhiệt.

Vậy đáp án D là đáp án đúng, tất cả các dụng cụ đều hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

Chọn D

9. Giải bài 22.9 trang 52 SBT Vật lý 7

Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?

A. Thanh nung của nồi cơm điện

B. Rađiô (máy thu thanh)

C. Điôt phát quang (đèn LED)

D. Ruột ấm điện

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện để xác định dụng cụ khi có dòng điện chạy qua vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng

Hướng dẫn giải

Vì dòng điện chạy qua radio chỉ có tác dụng nhiệt không có tác dụng phát sáng, dòng điện chạy qua điôt phát quang chỉ có tác dụng phát sáng còn dòng điện chạy qua ruột ấm thì chỉ có tác dụng nhiệt không có tác dụng phát sáng. Vì vậy đáp án A là đáp án đúng.

Chọn A

10. Giải bài 22.10 trang 52 SBT Vật lý 7

Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi được chất khí?

A. Bóng đèn dây tóc                             

B. Bàn là

C. Cầu chì                                            

D. Bóng đèn của bút thử điện

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ hoạt động bút thử điện: bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn

Hướng dẫn giải

Vì bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.

Chọn D

11. Giải bài 22.11 trang 52 SBT Vật lý 7

Dòng điện chạy qua đèn nào dưới đây làm phát sáng chất khí?

A. Đèn LED (điôt phát quang)

B. Đèn dây tóc đui cài.

C. Đèn dây tóc đui xoáy                              

D. Đèn của bút thử điện

Phương pháp giải

Để xác định đèn làm phát sáng chất khí cần ghi nhớ: Dòng điện chạy qua đèn của bút thử điện làm phát sáng chất khí.

Hướng dẫn giải

Dòng điện chạy qua đèn của bút thử điện làm phát sáng chất khí.

Chọn D

12. Giải bài 22.12 trang 52 SBT Vật lý 7

Hãy ghép các dụng cụ cho ở cột bên phải phù hợp với mỗi tác dụng của dòng điện được nêu ở cột bên trái.

Phương pháp giải

Cần nắm được tác dụng của dòng điện của mỗi dụng cụ điện:

- Ấm điện, nồi cơm điện

- Bóng đèn dây tóc

- LED

- Bóng đèn bút thử điện

- Cầu chì

Hướng dẫn giải

1-b              2-e            3 -c           4 - a

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM