Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 24: Cường độ dòng điện

Nội dung hướng dẫn Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 24 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Cường độ dòng điện. Mời các em cùng theo dõi. Chúc các em học tốt!

Giải bài tập SBT Vật lý 7 Bài 24: Cường độ dòng điện

1. Giải bài 24.1 trang 56 SBT Vật lý 7

Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

a. 0,35A = ... mA     b. 425mA = ... A

c. 1,28A = ... mA     d. 32mA = ... A

Phương pháp giải

Để đổi đơn vị cho các giá trị cần sử dụng cách đổi đơn vị: 1A=1000mA; 1mA=0,001A

Hướng dẫn giải

a. 0,35A = 350mA    

b. 425mA = 0,425A

c. 1,28A = 1280mA    

d. 32mA = 0,032A

2. Giải bài 24.2 trang 56 SBT Vật lý 7

Hình 24.1 vẽ mặt số của một ampe kế. Hãy cho biết:

a. Giới hạn của ampe kế.

b. Độ chia nhỏ nhất .

c. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1).

d. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (2).

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức về ampe kế để xác định:

- Giới hạn 

- Độ chia nhỏ nhất

- Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1), (2)

Hướng dẫn giải

a. GHĐ là số đo lớn nhất trên ampe kế: 1,6A

b. ĐCNN là khoảng cách gần nhất giữa hai vạch trên ampe kế: 0,1A

c. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1) là: I= 0,4 A

d. Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (2) là: I2 = 1,3A

3. Giải bài 24.3 trang 56 SBT Vật lý 7

Có bốn ampe kế với các giới hạn đo lần lượt là:

1. 50mA     2. 1,5A     3. 0,5A     4. 1A

Hãy chọn ampe kế phù hợp nhất để đo mỗi trường hợp sau đây:

a. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.

b. Dòng điện qua đèn điôt phát quang có cường độ 12mA.

c. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A.

d. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về GHĐ của ampe kế để chọn ampe kế phù hợp để đo mỗi trường hợp:

Thang đo của ame kế cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.

Hướng dẫn giải

a. Dùng ampe kế số 3 có giới hạn đo là 0,5 A để đo dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35A.

b. Dùng ampe kế số 1 có giới hạn đo là 50mA để đo dòng điện qua đèn điôt phát quang có cường độ 12mA

c. Dùng ampe kế số 2 có giới hạn đo 1,5A hoặc số 4 có giới hạn đo 1A để đo dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8A.

d. Dùng ampe kế số 2 có giới hạn đo 1,5A để đo dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2A.

4. Giải bài 24.4 trang 56 SBT Vật lý 7

Cho các sơ đồ mạch điện như hình 24.2

a) Hãy ghi (+) và dấu (-) cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện trên đây để có ampe kế mắc đúng

b) Hãy cho biết với các mạch điện có sơ đồ như trên thì khi đóng công tắc, dòng điện sẽ đi vào chốt nào và ra khỏi chốt nào của mỗi ampe kế được mắc đúng.

Phương pháp giải

a) Sử dụng cách mắc ampe kế trong mạch điện: Để đo cường độ dòng điện, cần mắc chốt dương (+) của ampe kế về phía cực dương của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế về phía cực âm của nguồn điện (để cho chiều dòng điện đi từ chốt dương đến chốt âm của ampe kế). Hay nói cách khác, để đo cường độ dòng điện ta mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn

b) Khi đóng công tắc thì dòng điện đi vào chốt (+) và đi khỏi chốt (-) của mỗi ampe kế.

Hướng dẫn giải

a. Dấu (+) và dấu (-) cho hai chốt của ampe kế trong mỗi sơ đồ mạch điện được thể hiện như hình vẽ dưới:

b. Khi đóng công tắc thì dòng điện đi vào chốt (+) và đi khỏi chốt (-) của mỗi ampe kế.

5. Giải bài 24.5 trang 57 SBT Vật lý 7

Ampe kế là dụng cụ dùng để làm gì?

A. Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu

B. Để đo lượng électron chạy qua đoạn mạch

C. Để đo độ sáng của bóng đèn mắc trong mạch

D. Để đo cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch

Phương pháp giải

Cần nắm được công dụng của ampe kế: Ampe kế là dụng cụ dùng để do cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.

Hướng dẫn giải

Ampe kế là dụng cụ dùng để do cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch.

Chọn D

6. Giải bài 24.6 trang 57 SBT Vật lý 7

Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây?

A. Hai dấu + và - ghi tại hai chốt nối dây dẫn

B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện

C. Trên mặt đụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA

D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất

Phương pháp giải

Dựa vào các dấu hiệu trên ampe kế, dùng phương pháp loại trừ để chọn đáp án đúng:

- Hai dấu + và - ghi tại hai chốt nối dây dẫn

- Trên mặt đụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA

- Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất

Hướng dẫn giải

Trên ampe kế không có sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện.

Chọn B

7. Giải bài 24.7 trang 57 SBT Vật lý 7

Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?

A. Niuton N               

B. Ampe A

C. Đêxiben dB             

D. Héc Hz

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe A.

Hướng dẫn giải

Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe A.

Chọn B

8. Giải bài 24.8 trang 57 SBT Vật lý 7

Dưới đây là một số thao tác, đúng hoặc sai, khi sử dụng ampe kế:

1. Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0.

2. Chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất.

3. Mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt âm của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt dương được mắc về phía cực âm của nguồn điện.

4. Đóng công tắc, đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng qui tắc.

5. Chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.

6. Mắc dụng cụ đo xen vào 1 vị trí của mạch điện, trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc với cực (+) của nguồn điện, còn chốt (-) được mắc về phía cực âm.

7. Ngắt công tắc, ghi lại giá trị vừa đo được.

Khi sử dụng ampe kế để tiến hành một phép đo thì cần thực hiện những thao tác nào nêu ở trên và theo trình tự nào dưới đây?

A. 1 -> 2 -> 3 -> 4 -> 7                        

B. 2 -> 6 -> 1 -> 4 -> 7

C. 5 -> 6 -> 1 -> 4 -> 7                           

D. 3 -> 1 -> 2 -> 4 -> 7

Phương pháp giải

Cần nắm được các thao tác khi sử dụng ampe kế đo cường độ dòng điện để sắp xếp các câu trên theo trình tự đúng

Hướng dẫn giải

Đầu tiên chọn thang đo phù hợp , nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.

Sau đó mắc dụng cụ đo xen vào một vị trí của mạch điện, trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn điện.

Chọn C

9. Giải bài 24.9 trang 58 SBT Vật lý 7

Khi bóng đèn pin sáng bình thường thì dòng điện chạy qua nó có cường độ vào khoảng 0,3A. Nên sử dụng ampe kế có giới hạn đo nào dưới đây là thích hợp nhất để đo cường độ dòng điện này?

A. 0,3 A                           

B. 1,0 A

C. 250 mA                           

D. 0,5 A

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ: cần chọn thang đo có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo

Hướng dẫn giải

Vì chỉ cần chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.

Chọn D

10. Giải bài 24.10 trang 58 SBT Vật lý 7

Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây:

A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35A

B. Dòng điện đi qua đèn điot phát quang có cường độ là 0,28mA

C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A

D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,50A

Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức chọn thang đo ampe kế: thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo.

Hướng dẫn giải

Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28mA.

Chọn B

11. Giải bài 24.11 trang 58 SBT Vật lý 7

Ampe kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây được mắc đúng?

Phương pháp giải

Để xác định sơ đồ mạch điện được mắc đúng cần ghi nhớ: Mắc cực (+) của nguồn điện với cực (+) của ampe kế và cực (-) của nguồn điện với cực (-) của ampe kế.

Hướng dẫn giải

Vì cực (+) của nguồn điện sẽ được mắc với cực (+) của ampe kế và cực (–) của nguồn điện sẽ được mắc với cực (-) của ampe kế.

Chọn C

12. Giải bài 24.12 trang 58 SBT Vật lý 7

Trong các mạch điện có sơ đồ dưới đây, các công tắc K ở chế độ được biểu diễn như trên hình 24.4. Hỏi ampe kế mắc trong sơ đồ nào có chỉ số khác 0?

Phương pháp giải

Để chọn sơ đồ đúng cần ghi nhớ: ampe có số chỉ khác 0 khi đóng công tắc K mạch kín sẽ có dòng điện chạy trong mạch chạy qua bóng đèn

Hướng dẫn giải

Vì khi đóng công tắc K mạch kín sẽ có dòng điện chạy trong mạch chạy qua bóng đèn nên ampe có số chỉ khác 0.

Chọn A

13. Giải bài 24.13 trang 58 SBT Vật lý 7

Ampe kế trong sơ đồ nào ở hình 24.5 được mắc đúng để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn?

Phương pháp giải

Cần nắm các bước mắc ampe kế vào mạch điện:

- Mắc ampe kế nối tiếp với bóng đèn

- Mắc cực (+) của nguồn điện với cực (+) của ampe kế và cực (-) của nguồn điện với cực (-) của ampe kế

- Đóng công tắc K để mạch kín

Hướng dẫn giải

Để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn ta cần:

- Mắc ampe kế nối tiếp với bóng đèn trong mạch

- Mắc cực (+) của nguồn điện với cực (+) của ampe kế và cực (-) của nguồn điện với cực (-) của ampe kế.

- Cần phải đóng công tắc K để mạch kín sẽ có dòng điện chạy trong mạch.

Chọn A

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM