Giải SBT Lịch Sử 11

Tài liệu Giải SBT Lịch Sử 11 bao gồm các bài giải nằm trong chương trình SBT Lịch Sử 11. Mỗi bài giải trong tài liệu gồm 2 phần phương pháp giải cho từng vấn đề và gợi ý trả lời cụ thể cho mỗi bài tập, tài liệu sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo

1. Giới thiệu nội dung giải SBT Lịch Sử 11

eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em học sinh lớp 11 hệ thống giải bài tập chương trình SBT môn Lịch Sử 11 gồm 3 phần với 9 chương. Nội dung được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Lịch Sử 11

Lịch Sử là một môn mới và chứa nhiều dữ kiện, cho nên học sinh lớp 11 cần phải có phương pháp học phù hợp mới có thể học tốt môn này. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số bí quyết hay giúp các em học môn Lịch sử lớp 11 nhanh thuộc, nhớ lâu, từ đó áp dụng để học và thi thật tốt.

2.1. Sử dụng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tạo sự sinh động cho người học. Việc sử dụng một hình ảnh, hình vẽ để thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ giúp các em ghi nhớ nhanh, phát triển nhận thức, tư duy, khả năng tưởng tượng và óc sáng tạo của mình.

Các em có thể vẽ các dạng sơ đồ tư duy khác nhau, kết hợp với màu sắc và các kích cỡ chữ khác nhau để mô tả các ý chính, ý phụ của bài. Điều này sẽ giúp các em có hứng thú để học và nhớ nhanh hơn. Hãy ghi lại những mốc thời gian quan trọng, sự kiện chính, tóm tắt diễn biến, nhìn vào sự sắp xếp khoa học các em sẽ không bị bỏ sót kiến thức và có thể nhớ dễ hơn. Việc sử dụng hình ảnh của sơ đồ tư duy giúp não của các em tiếp thu nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn. 

Các em nên dán sơ đồ trên bàn học, tại nơi có thể thường xuyên nhìn thấy và ôn lại một chút. Trong khi làm một số việc nhà, hãy nghĩ đến nội dung bài học. Ôn lại bài không nhất thiết cần ngồi vào bàn học và mở vở. Đây là kiến thức cần lưu trong đầu nên hãy cố gắng vận dụng khả năng ghi nhớ là được.

Đây chính là một trong những phương pháp để học tốt môn lịch sử nhanh, hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

2.2. Chép bài cũ ra giấy

Cách học này quá quen thuộc, được nhiều người áp dụng và thành công. Việc chép bài học cũ ra giấy có thể các em sẽ rất mỏi tay, đau tay nhưng bù lại các em sẽ nhớ bài dễ dàng và nhớ lâu hơn so với việc ngồi học thuộc nhàm chán như một con vẹt.

Các em nên chép bài cũ ra giấy nhiều lần bằng việc ghi lại các ý chính, cùng lúc đó các em có thể đọc thầm theo. Cách học này không chỉ giúp các em biết cách tổng hợp ý chính mà còn giúp các em thuộc bài nhanh hơn.

2.3. Chuẩn bị trước bài ở nhà

Chuẩn bị trước bài ở nhà cũng là một lần học. Khi đó, các em sẽ nắm được khái quát những thông tin toàn bộ bài học, biết được phần nào chưa hiểu cần phải hỏi lại, đến hôm sau nhờ giáo viên giải đáp. Như vậy là các em đã nhớ bài nhanh và lâu hơn rồi.

Ở nhà, các em hãy danh ra 30 phút để đọc bài và nắm các ý chính, đồng thời ghi chú lại những thắc mắc để khi lên lớp có thể hỏi giáo viên. Có như vậy các em sẽ hiểu sâu và không còn thấy môn Lịch Sử quá khó học.

2.4. Tập trung nghe giảng

Một trong những phương pháp giúp các em tiến bộ và học tốt môn Lịch Sử đó chính là tập trung nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ trên lớp. Đặc thù của môn học là chứa rất nhiều thông tin, sự kiện, dữ liệu ngày tháng và các nhân vật lịch sử. Vì vậy việc tập trung nghe giảng sẽ giúp các em hiểu bài và dễ nắm kiến thức của bài hơn nhiều so với việc các em không chú ý đến bài học. 

Nghe giảng trên lớp sẽ giúp các em có cái nhìn bao quát hơn về nội dung bài học, biết thêm được rất nhiều kiến thức mà trong sách không nhắc đến để có cái nhìn chính xác, toàn diện hơn về mỗi sự kiện lịch sử. Có rất nhiều thầy cô giảng bài rất hay, các em sẽ có cảm giác như mình nghe và nuốt được từng câu chữ.

Nên nghe giảng và phát biểu xây dựng bài. Bộ não tư duy trong quá trình nghe sẽ giúp các em không cảm thấy buồn ngủ, nhàm chán và sẽ tiếp thu được bài học tốt hơn. Nếu các em tập trung vào mỗi tiết học, các em sẽ nắm được phần lớn nội dung cần học ngay tại lớp mà không mất nhiều thời gian khi về nhà nữa.

Khi các em có thể hiểu và nắm vững kiến thức thì các em sẽ học thuộc bài nhanh hơn, nhớ được lâu hơn. Chép bài giúp các em có thể ôn luyện, củng cố kiến thức khi các em quên. Hơn nữa trong quá trình chép bài các em có thể nhó bài lâu hơn, bởi khi chép bài các em có thể hiểu và xử lý theo ý của mình. Điều đó vừa giúp các em có thể nắm bài trên lớp, vừa giúp các em nhớ được lâu hơn.

2.5. Học trong không gian yên tĩnh

Sử là môn phải ghi nhớ, học thuộc nhiều thông tin, do đó cần không gian, môi trường học tập yên tĩnh, không quá ồn ào. Như vậy, khả năng tập trung và ghi nhớ bài nhanh hơn rất nhiều. Các em hãy chọn một nơi không có tiếng ồn trong nhà và tập trung học bài. Nếu học ở nhà quá ồn, các em có thể sang nhà bạn học nhóm hay học ngay trên lớp. Như vậy sẽ không bị sao nhãng bởi tiếng ồn và mọi người xung quanh. 

Hơn nữa, các em nên tạo thói quen học nhóm với các bạn vì việc thảo luận, trao đổi kiến thức giữa những người học với nhau rất hiệu quả và thường mang lại một kết quả học tập tốt. Các bạn có thể tự học bài trước ở nhà, sau đó cùng đến trao đổi, hỏi nhau các câu hỏi về bài đã học. Trả lời các câu hỏi của người khác làm bạn phải ghi nhớ lại bài học và trình bày lại theo ý hiểu của mình. Với môn lịch sử thì sự tranh luận sẽ giúp việc ôn luyện, củng cố kiến thức được rành mạch và giúp bạn nhớ bài rất lâu.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM