Đề thi giữa HK1 lớp 10

Ngoài việc ôn tập lại các kiến thức trong sách vở thì việc ôn tập trực tiếp trên các đề thi cũng là một cách ôn tập hiệu quả, giúp các em có thể tự luyện tập, đánh giá đúng năng lực của mình. Bộ Đề thi giữa HK1 lớp 10 được eLib sưu tầm và chọn lọc từ nhiều trường THPT dưới đây sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập và rèn luyện được kỹ năng giải đề thi của mình trước khi bước vào kì thi chính thức. Mời các em cùng tham khảo!

1. Giới thiệu về bộ đề thi giữa HK1 lớp 10

eLib.vn xin gửi đến các em học sinh khối 10 bộ Đề thi giữa HK1 lớp 10 nhằm giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho kì thi giữa học kì 1. Bộ đề này bao gồm các đề kiểm tra giữa học kì 1 bám sát nội dung chương trình được chúng tôi sưu tầm từ tất cả các trường trên cả nước trong khoảng thời gan gần đây nhất và luôn luôn cập nhật số lượng cũng như đảm bảo chất lượng của đề.

Bộ đề được biên soạn trên nhiều hình thức đa dạng khác nhau, bài trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận với nhiều mức độ khác nhau. Sau mỗi đề thi, phần đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập sẽ giúp các em có thể tự ôn luyện, kiểm tra và đánh giá đúng năng lực của bản thân, đồng thời nâng cao kiến thức của mình. Bên cạnh đó, các em cũng có thể xem trọn bộ đề kiểm tra, đáp án và phương pháp giải bằng cách tải file về máy để tiện tham khảo. Hy vọng với bộ đề kiểm tra này sẽ giúp các em sẽ tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn trong học tập.

Nội dung của các đề kiểm tra được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện kèm theo lời giải chi tiết.

Các em có thể tham khảo từng bài ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Nhận định về đề thi giữa HK1 lớp 10

Vậy các bước chuẩn bị và tiến hành ôn tập như thế nào để đạt hiệu quả nhất trong kì thi giữa học kì 1? Đó không chỉ là sự lo lắng của tất cả các em học sinh mà còn là nỗi băn khoăn của quý bậc phụ huynh và quý thầy (cô) giáo nhà trường.

Bộ đề thi giữa học kì 1 khảo sát các đơn vị kiến thức cơ bản từ đầu năm cho tới giữa học kì. Lượng kiến thức này vừa đủ, không quá dài cũng không quá ngắn đối với các em. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các em phải đối mặt với bài thi giữa kì của tất cả các môn học. Đó chính là áp lực lớn nhất mà các em phải đối mặt.

Những bí quyết sau đây sẽ giúp các em có được một kế hoạch và hướng đi hiệu quả để đạt được kết quả tốt nhất trong kì thi này.

3. Bí quyết hoàn thành tốt bài thi giữa HK1

3.1. Lập kế hoạch

Kì thi giữa học kì 1, thực chất kéo đến rất nhanh chỉ sau vài tháng sau khi các em nhập học. Thời gian các em vừa nắm bắt được nhịp học cũng như làm quen với kiến thức mới vừa đủ để những bài kiểm tra giữa kì "ùn ùn" kéo đến. Nhiều em có tư tưởng “nước đến chân mới nhảy” nên không chịu dành thời gian lên kế hoạch ôn thi cẩn thận, tỉ mỉ. Tuy nhiên, điều này là một quan niệm sai lầm vì các em không hệ thống lại kiến thức thì không thể nhớ hết được những gì thầy cô truyền đạt hay những dạng bài tập khó mà phải mất nhiều thời gian mới giải được. 

Chính vì vậy, các em cần phải chăm chỉ hơn và có tinh thần chủ động ngay từ đầu trong việc học của mình. Các em hãy lên thời gian học bài cụ thể, sắp xếp thời gian cho từng môn học để lượng kiến thức các em tiếp nhận được đồng đều.

3.2. Giữ sức khỏe

Các em sẽ chẳng làm bài tốt nếu không có một sức khỏe tốt! Đó là lời khuyên chân thành với những em không có kế hoạch học tập rõ ràng, ôn tập quá sức, không khoa học. Vì thế, phải biết tự chăm sóc sức khỏe trước kì thi các em nhé!

Tuyệt đối không được thức quá khuya. Vì nếu như các em rơi vào tình trạng chạy đua với thời gian mà quên đi yếu tố sức khỏe trước mùa thi thì tủi ro tới ngày thi mình bị ốm là điều không thể tránh khỏi. Các em cần tự giác bảo vệ sức khỏe của mình để tránh sức khỏe trở thành rào cản làm các em không đạt được kết quả cao.

3.3. Phương pháp ghi nhớ

Một số em thì học bằng hình ảnh và có thể hiểu bài sâu hơn nhờ các “bản đồ thông minh”, kí hiệu, hình họa. Trong khi đó, một số khác lại nhớ lâu hơn nhờ các câu hỏi trắc nghiệm, bằng việc “tô đậm” các dòng nội dung trong vở ghi chép… Việc sử dụng các phương pháp ôn bài phù hợp với bản thân sẽ giúp các em hiểu bài tốt hơn.

Hãy thử tất cả các phương pháp khác nhau, biết đâu các em sẽ tìm được cho mình một cách học phù hợp, vừa mang lại hiệu quả, vừa tiết kiệm thời gian và sức lực.

3.4. Ôn bài tốt

Không nên trì hoãn việc học cho đến giây phút cuối cùng. Nếu cứ chờ cho đến đêm cuối cùng, hoặc tệ hơn là buổi sáng ngày thi rồi mới ôn tập, các em sẽ khó có thể ghi nhớ kiến thức do căng thẳng. Các em nên bắt đầu học bài khi nhận được thông báo lịch thi, hoặc trong tuần lễ thi.

Thiết lập lịch học tập là việc khá hữu ích. Khi các em dành thời gian để xem lại kiến thức, thời gian sẽ không trôi đi một cách vô ích. Nếu cảm thấy hăng hái, các em có thể thiết lập thời gian biểu khác nhau để học những phần kiến thức khác nhau. Ví dụ như 15 trang mỗi ngày thì sao?

3.5. Học nhóm

Dò bài cho nhau, sửa lỗi sai cho nhau, nghe bạn của mình đọc bài thì các em sẽ có điều kiện ghi nhớ kiến thức siêu lâu đấy.

Các em có thể nhờ bạn bè, người thân giúp kiểm tra kiến thức. Trò chuyện và trao đổi thông tin với người khác sẽ khiến chúng trở nên dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, các em nên nhớ lựa chọn người có thể chú tâm vào việc học tập thay vì đùa giỡn!

Hoặc nếu có thể, các em nên học cùng hai hoặc ba người bạn cũng phải trải qua kỳ thi tương tự! Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một nhóm từ ba đến bốn người với một thủ lĩnh để giúp họ đi đúng hướng và ôn tập toàn bộ kiến thức cơ bản cần thiết thường làm bài thi tốt hơn là người tự học một mình. 

3.6. Thái độ học tập trên lớp

Khi giáo viên đang giảng bài, các em nên ghi chú lại thông tin. Tập trung vào các khái niệm, định nghĩa và công thức mà mình nghĩ rằng chúng sẽ có mặt trong bài thi. Sử dụng bút dạ quang và viết ghi chú dưới dạng hình vẽ cũng như biểu đồ. Các em càng biến thông tin trở nên hài hước bao nhiêu thì sẽ càng thích thú hơn bấy nhiêu. Và một khi bắt đầu thích nó, các em sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn!

Việc tập trung vào giáo viên sẽ giúp cải thiện khả năng hiểu biết, và các em cũng có thể đặt các câu hỏi đang thắc mắc trong suốt quá trình nghe giảng. Thầy cô cũng sẽ nêu lên một vài đáp án trong bài thi hoặc đưa ra một số yêu cầu cho điểm thưởng.

Sau khi nghe giảng xong, nếu vẫn còn thắc mắc, có thể hỏi cho thầy cô ngay lập tức thay vì chờ cho đến buổi học sau hoặc hoàn toàn bỏ qua chúng!

3.7. Luyện đề cũ

Nếu có sẵn trong tay những bài kiểm tra của những năm trước hoặc các đề thi thử, hãy làm thử chúng với điều kiện phải tuân thủ mọi quy định như khi thi thật, nhất là phải áp đặt thời gian như bài thi chính thức.

Điều này sẽ giúp các em tăng cường kĩ năng làm bài thi, chẳng hạn như kĩ năng trả lời câu hỏi trong một phạm vi thời gian bị giới hạn. Đây cũng là cách để em hiểu hơn về cấu trúc của bài thi và tự vạch ra cho mình lượng thời gian cần thiết cho mỗi phần thi.

3.8. Mẹo làm bài

Cố gắng hết mình để giải quyết câu hỏi. Các em có thể phỏng đoán đáp án nếu cần, vì bỏ trống câu hỏi chắc chắn sẽ không cung cấp thêm điểm.

Đọc câu hỏi kĩ và gạch chân từ khóa trong câu hỏi. Không nên vội vã. Khảo sát trươc sơ lược toàn bộ bài thi để giúp các em có định hình đầu tiên về nó.

Và đừng quên canh thời gian làm bài. Các em hãy tập trung vào các câu nhiều điểm hơn, đi từ dễ đến khó, đừng quá tập trung vào câu khó mà không chú ý đến yếu tố thời gian. Hãy dành ít nhất năm phút để các em kiểm tra lại bài nhé!

Tuyệt đối phải dành ít nhất, tối thiểu là 5 phút cuối cùng để xem lại toàn bộ bài làm của mình. Vì biết đâu vì sơ suất nhỏ nào đó mà các em lại bị mất điểm một cách đáng tiếc

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp các em học sinh khối 10 hoàn thành tốt bài thi giữa học kì 1.

Chúc các em học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM