10 đề thi giữa HK1 năm 2020 môn Lịch Sử lớp 10 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến các em bộ tài liệu Đề thi HK1 giữa môn Lịch Sử 10. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi giữa HK1 năm 2020 môn Lịch Sử lớp 10 có đáp án

1. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 1

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I

MÔN: LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2019- 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1. Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

A. Chữ tượng hình             

B. Chữ tượng ý                   

C. Chữ tượng thanh                      

D. Chữ Nôm

Câu 2. Ngành kinh tế chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì?

A. Thủ công nghiệp            

B. Thương nghiệp  

C. Nông nghiệp                               

D. Công nghiệp

Câu 3. Hoàng đế cuối cùng của Ấn Độ là ai?

A. A-cơ-ba                                        

B. Ao-reng-dép                    

C. Gian-han-ghia                

D. Sa-gia-ha

Câu 4. Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập?

A. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào năm 1500 TCN   

B. A-sô-ca sáng lập vào thế kỉ II

C. A-cơ-ba sáng lập vào thế kỉ IV                                   

D. Gúp-ta sáng lập, vào đầu công nguyên

Câu 5. Bắc Kinh và Nam Kinh vừa là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm chính trị vào thời kì nào ở Trung Quốc?

A. Thời Minh - Thanh.                                       

B. Thời Đường - Tống

C. Thời Tần - Hán                                               

D. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc

Câu 6. Thời nhà Minh bỏ các chức Thừa tướng, thái uý và thay vào đó bằng chức gì?

A. Quan văn, quan võ                                                                               

B. Tiết độ sứ

C. Các quan thượng thư phụ trách các bộ.                   

D. Không thay thế chức nào

Câu 7. Chế độ quân điền dưới thời nhà Đường là gì?

A. Lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân

B. Lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo

C. Lấy ruộng đất của nhà nước chia bình quân cho mọi người

D. Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân

Câu 8. Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên họ định ra một tháng có 30 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.

A. Hi Lạp                               

B. Rô-ma                              

C. Trung Quốc                                 

D. Ai Cập

Câu 9. Nhóm người gồm 2-3 thế hệ già trẻ cùng có chung dòng máu, đó là biểu hiện của tổ chức nào trong xã hội nguyên thuỷ?

A. Thị tộc                                                                                         

B. Bộ lạc

C. Bầy người nguyên thủy                                    

D. Người vượn cổ

Câu 10. Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?

A. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa

B. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp

C. Những người giàu có phung phí của cải thừa

D. Người tối cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ.

Câu 11. Người tối cổ đã có những phát minh lớn gì ghi dấu ấn trong thời nguyên thuỷ?

A. Giữ lửa trong tự nhiên                                                 

B. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc.

C. Chế tạo công cụ bằng đá                                                         

D. Giữ lửa và tạo ra lửa

Câu 12. Đặc điểm của thị quốc ở Địa Trung Hải?

A. Địa Trung Hải mỗi quốc gia nhiều thành thị

B. Ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị

C. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia

D. Ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia

Câu 13. Nhà Tần thống nhất Trung Quốc vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng năm 122 TCN                                     

B. Khoảng năm 212 TCN

C. Khoảng năm 221 TCN                                     

D. Khoảng năm 215 TCN

Câu 14. Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?

A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN                                          

B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN                           

D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN

Câu 15. Các nước nào đã chịu ảnh hưởng rất rõ rệt về văn hoá truyền thống của Ấn Độ?

A. Trung Quốc                     

B. Ấn Độ                               

C. Mông Cổ             

D. Các nước Đông Nam Á

Câu 16. Tính cộng đồng trong thị tộc được biểu hiện như thế nào?

A. có sự phân biệt giữa giàu và nghèo

B. Mọi sinh hoạt và của cải được coi là của chung, việc chung và làm chung

C. Tập hợp một số thị tộc, sông cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi

D. Các thị tộc có quan hệ gắn bó với nhau

II – PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc phong kiến? (3 điểm)

Câu 2. Nêu sự giống nhau và khác nhau cơ bản của vương triều Hồi giáo đê-li và vương triều Mô-gôn?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 10 – ĐỀ SỐ 1

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM

1A           2C           3B            4D            5A            6C             7D             8B

9A           10B          11D         12C          13C          14A            15D          16B 

II – PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1: Gợi ý trả lời:

- Nho giáo:

+ Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.

+ Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+ Đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo.

- Phật giáo:

+ Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.

+ Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.

- Sử học:

+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập: Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.

+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.

- Văn học:

+ Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị...

+ Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung...

- Khoa học - kĩ thuật:

+ Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học...

+ Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

- Nghệ thuật kiến trúc:

Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như: Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.

Câu 2: Gợi ý trả lời:

* Giống nhau: Đều là vương triều phong kiến ngoại bang và theo Hồi giáo

* Khác nhau:

- Vương triều Đê-li thực hiện kỳ thị tôn giáo còn vương triều Mô-gôn xóa bỏ kỳ thị tôn giáo ở Ấn Độ…….

- Vương triều Đê-li thực hiện áp bức dân tộc, ưu tiên quyền lợi cho người Thổ, còn vương triều Mô-gôn thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, phát triển kinh tế, khuyến khích sáng tạo văn hóa.....

2. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 2

TRƯỜNG THPT LỘC PHÁT

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Vương quốc Lào phát triển thịnh đạt nhất vào giai đoạn nào? Những biểu hiện của sự thịnh đạt?

Câu 2: Thời kì phát triển của chế độ phong kiến ở Đông Nam Á diễn ra trong trong thời gian nào? Dẫn chứng những biểu hiện của sự phát triển đó?

Câu 3: Bằng kiến thức đã học và tự tìm hiểu, em hãy giới thiệu về một trong hai công trình kiến trúc: Tháp Thạt Luổng (Lào), Lăng Ta giơ Mahan (Ấn Độ)? Em đánh giá như thế nào về các giá trị của công trình kiến trúc mà em giới thiệu?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 – SỐ 2

Câu 1: Vương quốc Lào phát triển thịnh đạt nhất vào giai đoạn nào? Biểu hiện?

- Lào phát triển thịnh đạt nhất từ thế kỉ XV - XVII.

- 1353, Pha Ngừm thống nhất nước Lào lên ngôi vua đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi)

- Biểu hiện:

+ Chính trị:

. Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ từ trung ương -> Địa phương.

. Quan hệ hoà hiếu với Campuchia, Đại Việt, chống Miến Điện xâm lược.

+ Kinh tế: Buôn bán trao đổi với các thương nhân Châu Âu (hương liệu, lâm thổ sản quý).

+ Văn hóa:

  • Có chữ viết riêng (trên cơ sở chữ Khơme, Miến Điện), đời sống hồn nhiên tươi vui.
  • Ảnh hưởng Phật giáo tiểu thừa.
  • Xây dựng công trình kiến trúc mang đạm dấu ấn Lào (Thạt Luổng).

Câu 2: Thời kì phát triển của chế độ phong kiến ở Đông Nam Á diễn ra trong giai đoạn nào? Dẫn chứng những biểu hiện của sự phát triển đó?

a. Giai đoạn phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:

+ Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII.

+ Xuất hiện hàng loạt các quốc gia phong kiến tiêu biểu: Đại Việt, Ăng - co, Pa - gan Tôn - gu, Mô - giô - pa - hit, Su - khô - thay, A - út - thay - a, Lan Xang...

b. Những biểu hiện của sự phát triển:

- Kinh tế phát triển: Cung cấp lúa gạo, sản phẩm thủ công, hương liệu cho thị trường thế giới

- Chính trị ổn định: Xây dựng bộ máy từ trung ương đến địa phương.

- Văn hóa: Có tiếp thu văn hóa bên ngoài (Trung Quốc, Ấn Độ) nhưng vẫn xây dựng được nền văn hóa với những nét độc đáo riêng.

Câu 3: Bằng kiến thức đã học và tự tìm hiểu, em hãy giới thiệu về một trong hai công trình kiến trúc: Tháp Thạt Luổng (Lào), Lăng Ta giơ Mahan (Ấn Độ)? Em đánh giá như thế nào về các giá trị của công trình kiến trúc mà em giới thiệu?

- Học sinh được tự tìm hiểu và trình bày, thuyết trình về công trình mình lựa chọn (thời gian xây dựng, địa điểm, đặc trưng kiến trúc gắn với lịch sử dân tộc đất nước đó, đảm bảo chính xác, có sự đầu tư chuẩn bị)  

- Học sinh thuyết phục người chấm về các giá trị của công trình mình muốn trình bày về các giá trị (gợi ý: Tình yêu, tôn giáo, văn hóa, du lịch, tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc, giao lưu quốc tế,...) cách thức quản lí bảo quản để các công trình còn giá trị tới ngày nay, liên hệ các công trình văn hóa, di sản ở Việt Nam dưới góc độ bảo tồn, tôn vinh, phát triển.

3. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 3

TRƯỜNG THPT VĨNH LINH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: So sánh thành tựu văn hóa Lào và văn hóa Cam-pu-chia. Rút ra điểm giống nhau.

Câu 2: Hãy mô tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của các giai cấp trong lãnh địa.

Câu 3: Giải thích câu nói của Mác: Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất thời trung đại

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 – SỐ 3

Câu 1:

a. So sánh thành tựu văn hóa Lào và văn hóa Cam-pu-chia

- Văn hóa Lào

+ Chữ viết: Vận dụng các nét cong của chữ Cam-pu-chia và Mi-an-ma để sang tạo ra chữ viết riêng của mình.

+ Tôn giáo: Ấn độ giáo và Phật giáo.

+ Kiến trúc: Mang màu sắc tôn giáo tiêu biểu như Thạt Luỗng.

+ Văn học nghệ thuật: Thích ca nhạc và ưa múa hát ….

- Văn hóa Cam-pu-chia

+ Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn độ cư dân Cam-pu-chia đã sang tạo ra chữ viết riêng của mình.

+ Tôn giáo: Ấn độ giáo và Phật giáo.

+ Kiến trúc: Mang màu sắc tôn giáo tiêu biểu như Ăng-co-Vát và Ăng-co-Thom….

+ Văn học nghệ thuật: Dòng văn học dân gian và văn học viết với những chuyện thần thoại……

b. Điểm giống nhau

- Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

- Cư dân Lào và Cam-pu-chia đã dựa trên nền văn hóa bên ngoài để sáng tạo ra nền văn hóa riêng đặc sắc của mình…..hơn tạo điều kiện cho sự phát triển

Câu 2:

1. Mô tả lãnh địa phong kiến

- Lãnh địa là khu đất rộng lớn bao gồm đất của Lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của Lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ,…..có tường cao bao quanh tạo thành pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế.

- Lãnh địa phong kiến là đơn vị chính trị độc lập, lãnh chúa như ông vua con.

2. Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa

- Lãnh chúa: Có cuộc sống xa hoa nhàn rỗi. Thời bình họ luyện tập cung kiếm…hoặc tổ chức tiệc tùng, hội hè. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô.

- Nông nô: Họ gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. Họ phải nộp tô thuế nặng nề, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác. Tuy vậy nông nô vẫn được tự do trong quá trình sản xuất, có gia đình riêng, có túp lều để ở, có nông cụ….nên họ quan tâm sản xuất.

Câu 3:

- Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho nền kinh tế giản đơn phát triển.

- Góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc.

- Đặc biệt mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người……

→ Như vậy, khi thành thị xuất hiện đã làm cho kinh tế, chính trị, văn hóa ở Châu âu có những biến chuyển rõ rệt, nó phá vỡ dần các lãnh địa phong kiến đưa xã hội Tây âu bước vào giai đoạn phát triển mới.

4. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 4

TRƯỜNG THPT VĂN HIỂN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó.

Câu 2: Thị quốc là gì? Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?

Câu 3: Hãy nêu những thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến?

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 5

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ– KHỐI 10

NĂM HỌC 2019-2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Nêu những nét chính về Vương triều Hồi giáo Đê – Li? Hãy cho biết vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê – Li trong lịch sử Ấn Độ?

Câu 2: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Nêu đặc điểm đời sống kinh tế, chính trị trong các lãnh địa?

Câu 3: Trình bày các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu thế kỉ XV-XVI (nguyên nhân, những cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu, hệ quả)?

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 6

TRƯỜNG THPT PHAN HUY CHÚ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10

NĂM HỌC 2019 - 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Thế nào là thị tộc? thế nào là bộ lạc. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc.

Câu 2: Trình bày những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông cổ đại? (4đ)

Câu 3: Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Đường.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 7

Trường: THPT Thanh Chương 1

Số câu: 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 8

Trường: THPT Chuyên Lê Hồng Phong

Số câu: 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 9

Trường: THPT Lê Khiết

Số câu: 16 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 – Số 10

Trường: THPT Ngô Lê Tân

Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM