Bài học Toán 1
Để giúp các em học tốt Toán lớp 1, eLib xin giới thiệu đến các phụ huynh và các em học sinh bộ chủ đề bài giảng chi tiết các bài học. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em nội dung tóm tắt từng bài học kèm theo đó là các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết để giúp các em ghi nhớ một cách hệ thống và dễ hiểuMục lục nội dung
1. Giới thiệu Toán học 1
Lớp 1 là khoảng thời gian đặc biệt để bé trải nghiệm các kĩ năng mới vô cùng mới mẻ. Thông thường, đối với mỗi bé khi bắt đầu vào lớp 1 phải biết ít nhất 2000 từ, biết cách sử dụng chuẩn xác cách dùng từ và ngôn ngữ, biết phát âm những từ phức tạp hơn so với khi đang học ở độ tuổi mầm non.
Đối với môn toán, nếu bé nhận thức được cách đếm, cộng, trừ tốt hơn cũng sẽ giúp cho việc giải quyết tốt hơn những vấn đề từ ngữ, tư duy sau này. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất trong việc cha mẹ dạy con học toán lớp 1 chính là sự khích lệ từ phía cha mẹ, thầy cô và người thân. Vì vậy hệ thống bài học Toán lớp 1 được eLib biên soạn nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức cơ bản theo chương trình SGK môn Toán lớp 1. Mỗi bài học gồm có ba phần gồm
1. Phần Tóm tắt lý thuyết nhắc lại những khái niệm, công thức phải nhớ để vận dụng giải các loại bài tập.
2. Phần Bài tập minh họa giới thiệu một số loại bào tập hay gặp hoặc cần lưu ý luyện tập.
3. Phần Kết luận giúp học sinh kiểm tra lại xem mình đã đạt được mục tiêu mà bài học đưa ra hay chưa.
Các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Toán 1
2.1. Ghi nhớ lý thuyết
Không chỉ toán mà với bất cứ môn học nào cũng vậy, ghi nhớ lý thuyết là điều đầu tiên và vô cùng cần thiết. Thuộc lý thuyết ở đây không đơn giản chỉ học thuộc lòng, mà còn phải hiểu kiến thức đó như thế nào.
Trong toán học, bé cần phải hiểu được các ký hiệu, công thức, cách thực hiện hay ý nghĩa của các công thức đó. Các nội dung như phép cộng, trừ, nhân, chia, bảng cửu chương,... cũng phải nhớ chính xác. Kiến thức đầy đủ và chuẩn xác chính là cơ sở để bé học lên các bậc cao hơn mà không bị mất gốc.
Để ghi nhớ được lý thuyết, đầu tiên bé cần tập trung học bài ngay từ trên lớp hoặc cha mẹ cần hướng dẫn con học một cách tập trung trong thời gian học tại nhà. Có như vậy mới đảm bảo rằng bé có thể tiếp thu được những lý thuyết cần thiết.
Để ghi nhớ lý thuyết một cách hiệu quả, bé cần:
Học bài ngay trên lớp: ở lớp, bé nên tập trung lắng nghe bài giảng của cô giáo, thuộc bài ngay từ trên lớp, nếu có gì chưa hiểu bé có thể hỏi cô giáo ngay. Khi về nhà, bé có thể xem lại bài và làm bài tập một cách dễ dàng.
Làm các bài tập vận dụng lý thuyết đã học: thay vì phải ngồi học những con chữ lý thuyết một cách mơ hồ, các bé nên làm những bài tập vận dụng lý thuyết để ghi nhớ nhanh và sâu hơn.
Hệ thống hóa lý thuyết ra giấy: những cây sơ đồ rất quan trọng trong toán học và các môn học tính toán. Bé nên viết lý thuyết ra giấy theo những sơ đồ tư duy để hiểu và dễ nhớ bài học hơn.
So sánh các phần kiến thức tương quan: sau khi thống kê được những kiến thức mình đã học, bé có thể so sánh những điểm giống nhau hay khác nhau giữa chúng, giúp bé hiểu rõ hơn về bài học.
Viết ra giấy nhiều lần: việc viết ra giấy sẽ giúp bé kết hợp linh hoạt giữa tay, mắt và trí não trong việc ghi nhớ, giúp bé nhớ lâu hơn. Sau khi viết ra giấy, bé có thể đối chiếu những gì mình viết được với sách giáo khoa.
2.2 .Ghi nhớ các bước giải với các dạng bài tập khác nhau
Mỗi dạng bài thường sẽ có một phương pháp giải riêng biệt. Bé cần nắm được đặc trưng của từng dạng toán để nhận dạng cho đúng, tiếp đó là hiểu và nắm được cách giải của từng dạng bài. Sau này dù có gặp các bài toán được thiên biến vạn hóa nhưng trẻ vẫn nhận ra dạng bài và biết cách giải mà không hề bỡ ngỡ.
Ở nhà, cha mẹ nên lưu ý nhắc nhở con làm bài tập theo đúng trình tự, không nên khuyến khích bé nhảy cóc, bỏ bớt các công đoạn khi làm bài. Điều này sẽ hình thành cho bé thói quen giải bài theo đúng trình tự, giúp việc làm bài tập được hệ thống và việc tìm ra lời giải cũng dễ dàng hơn. Bé có thể dễ dàng nhìn ra mình bị vướng mắc tại đâu cũng như dễ dàng tìm ra phần mình đang giải sai.
2.3. Tóm tắt đề bài
Trong bất kỳ bài toán nào, bé cũng sẽ phải trải qua các bước cơ bản như đọc kỹ đề bài, phân tích nội dung và tìm ra phương pháp giải. Ở bước phân tích nội dung, cha mẹ hãy hướng dẫn bé làm thêm một bước nhỏ đó là tóm tắt đề bài. Đề bài có thể được tóm tắt lại dưới dạng câu chữ ngắn và số, hoặc có thể dưới dạng sơ đồ.
Các số liệu được viết ra ngắn gọn và rõ ràng sẽ giúp bé nhìn nhận bài toán một cách đơn giản hơn, không bị rườm rà bởi những lời văn. Khi nhìn vào tóm tắt ngắn gọn, bé sẽ chỉ nhìn thấy số liệu quan trọng, không bị rối trí, không bị nhầm lẫn số liệu hoặc bị đánh lừa bởi các “mẹo” gài trong bài, từ đó mà dễ dàng tìm ra cách giải bài tập đó.
2.4. Luyện tập
Cách học toán lớp 1 hiệu quả chính là luyện tập. Làm nhiều bài tập thuộc các dạng bài khác nhau sẽ giúp bé nắm được cách giải các dạng bài, thành thạo kỹ năng tính toán, nắm chắc và trau dồi thêm nhiều kiến thức. Sau này khi tiếp xúc với các đề thi, bé sẽ không bị bỡ ngỡ mà nhanh chóng nhận ra dạng bài quen thuộc mình đã làm, từ đó bé sẽ giải quyết bài toán một cách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập, các bé nên được bắt đầu từ những bài toán cơ bản trong sách giáo khoa. Khi đã thất sự thành thạo, các bé mới nên làm các bài toán nâng cao.
2.5. Sử dụng các “mẹo” trong giải toán
Không giống như tiếng việt, toán là môn học của các con số, vì vậy luôn có khá nhiều mẹo trong giải toán. Để học toán hiệu quả, bố mẹ hãy tích cực cùng con vận dụng và tìm ra mẹo để giải các bài toán. Dùng mẹo sẽ giúp bé giải toán nhanh hơn, khiến buổi học bớt nhàm chán, từ đó bé sẽ có thêm hứng thú trong môn học này.
2.6. Học nhóm
Học môn học nào cũng cần có sự tập trung cao độ, nhưng không vì thế mà cha mẹ bắt bé phải ngồi học một mình buồn chán suốt nhiều giờ đồng hồ. Học nhóm là phương pháp rất tốt giúp bé nhà bạn học hành hiệu quả hơn.
Một nhóm học nên có khoảng 3-4 bé và các bé sẽ cùng học về một chủ đề. Khi học, mỗi bé có thể sẽ có một phương pháp, một cách nghĩ, một ý tưởng riêng. Nhờ vậy mà các bé có thể tiếp thu được nhiều cách học khác nhau từ những người bạn của mình. Đặc biệt với một môn học khá căng thẳng như môn toán, phương pháp học nhóm sẽ giúp bé có thêm hứng thú và sự yêu thích với môn học.
2.7. Rèn luyện tính tự giác
Trong bất cứ môn học nào, trẻ cũng không thể đạt hiệu quả cao nếu bị ép buộc hay phải học vì nghĩa vụ. Chính vì vậy bố mẹ nên rèn cho trẻ tính tự giác trong việc học để bé tự có trách nhiệm với việc học của mình. Môn toán cần sự tập trung cao độ thì trẻ mới có thể tiếp thu hết kiến thức và đưa ra lời giải đúng cho mỗi bài toán. Vì vậy nếu trẻ có tính tự giác trong môn học này thì các môn học khác trẻ cũng sẽ tự giác và đạt kết quả cao.
Để rèn được tính tự giác, trước hết trẻ cần có môi trường học tập thoải mái để tạo hứng thú và sự yêu thích trong môn học. Trong môi trường mà bạn bè, thầy cô, cha mẹ đều tự giác học tập và làm việc nghiêm chỉnh, trẻ sẽ có xu hướng học tập theo và tự bản thân cũng tự giác hơn.
Ban đầu, cha mẹ nên nhắc nhở và hướng cho bé học bài theo giờ, dần dần hình thành thói quen tự giác đi học đúng giờ. Bên cạnh đó, sự động viên khuyến khích từ bố mẹ và thầy cô cũng là một yếu tố quan trọng giúp trẻ rèn tính tự giác.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên nói chuyện nhiều để trẻ biết tầm quan trọng của việc học, thường xuyên kể hay nhắc về những tấm gương học hành ưu tú, những người có cuộc sống tốt đẹp nhờ học tập tốt để trẻ thấy rằng tương lai của mình cũng sẽ tươi đẹp như vậy nếu cố gắng học hành. Từ đó, trẻ sẽ sinh ra ý thức tự giác học và có thêm động lực phấn đấu.
2.8. Học từ những lỗi sai
Trẻ em thường sợ sệt và chán nản nếu bị bố mẹ la mắng khi làm sai. Nếu bị la mắng nhiều, trẻ không những sợ hãi, mà còn thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không dám chủ động làm mọi việc vì sợ mình lại phạm sai lầm và bị trách mắng. Những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tương lai của trẻ sau này.
Cha mẹ nên cùng con bình tĩnh tìm ra lỗi sai trong các bước giải toán, nhìn nhận nó để rút kinh nghiệm lần sau. Khi trẻ nhận biết được lỗi sai, bé sẽ cẩn thận và làm bài kỹ càng hơn trong những lần sau.
Không chỉ rút kinh nghiệm từ lỗi sai, sau mỗi bài toán, bố mẹ nên hướng dẫn cho các bé xem lại bài để biết các con thuộc dạng đề nào, dấu hiệu nhận biết và cách giải thường dùng để lần sau áp dụng vào các bài tương tự.
Việc nhìn nhận ra những điểm sai có thể giúp cha mẹ và chính bản thân trẻ nhận ra những điểm còn hổng trong kiến thức. Tìm ra điểm mình còn thiếu sót sẽ giúp cha mẹ cùng con có phương pháp học tốt hơn để bù đắp lỗ hổng, từ đó nâng cao dần kiến thức cho con.
3. Lời khuyên
Việc học toán là cả một quá trình dài, mỗi bé cần có kiến thức và kỹ năng toán thật tốt để làm nền tảng khi học lên bậc cao hơn. Các bé nên được rèn luyện tư duy não bộ để có bộ não khỏe mạnh và hình thành tư duy toán học ngay từ khi còn nhỏ.
Các bậc cha mẹ quan tâm tới việc xây dựng nền tảng tư duy tốt cho con, cũng như đang trăn trở tìm cách học toán lớp 1 hiệu quả hãy tham khảo thêm hệ thống bài học Toán lớp 1 được eLib biên soạn để chọn cho con mình phương pháp học tập phù hợp nhất nhé.
Tham khảo thêm
- Bài: Giải toán có lời văn (tiếp theo)
- Bài: Bảng các số từ 1 đến 100
- Bài: Bảng cộng và bảng trừ trong phạm vi 10
- Bài: So sánh các số có hai chữ số
- Bài: Phép trừ trong phạm vi 10
- Bài: Các số có hai chữ số
- Bài: Phép cộng trong phạm vi 10
- Bài: Điểm ở trong, điểm ở ngoài của một hình
- Bài: Phép trừ trong phạm vi 9
- Bài: Trừ các số tròn chục