Lịch sử 10 Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ
Bài học tóm tắt sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của đất nước Ấn Độ. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ các em học sinh 10 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ
- Thế kỷ VII Ấn Độ lại phân tán.
- Hai nước phát triển nhất là Pa-la (Đông Bắc) và Pa-la-va (miền Nam)
- Nước Pa -la -va ở miền Nam buôn bán đường biển với các nước Đông Nam Á và Tây Á phát đạt nên phổ biến văn hóa Ấn Độ.
1.2. Vương triều Hồi giáo Đê-li
- Thế kỷ XI – XII người Thổ Nhĩ Kỳ lập vương triều Hồi Giáo Đê-li đã áp đặt Hồi Giáo và cấm đạo Hin-đu, chiếm đoạt ruộng đất;ra sức bóc lột nhân dân Ấn, kỳ thị tôn giáo và giai cấp gây mâu thuẫn dân tộc.
- Phổ biến văn hóa Hồi giáo: Kiến trúc Hồi giáo.
- Các thương nhân Ấn Độ truyền bá đạo Hồi đến một số nước Đông Nam Á.
1.3.Vương triều Mô-gôn
- Vua Ti-mua Leng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ năm 1398, nhưng cháu nội là Ba-bua đánh chiếm Đê- li lập ra Vương triều Ấn Độ Mô-gôn (gốc Mông Cổ ).
- Vua A-cơ-ba (1556- 1707) tài giỏi đã xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, xây dựng khối hòa hợp dân tộc, khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa Ấn Độ.
- Vua A-cơ-ba được xem như một vị anh hùng dân tộc.
- Nhưng đến thời Gia-han-ghi-a (1605- 1627) và Sa Gia-han (1627- 1658) đã dùng nhiều biện pháp quyết liệt để bắt dân phục tùng, chiếm đoạt nhiều của cải, xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng mộ Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành Đỏ ở Bắc Ấn Độ đó là di sản văn hóa bất hủ.
- Tình trạng chia rẽ lại xuất hiện ở Ấn Độ.
- Đầu thế kỷ XIX thực dân phương Tây xâm nhập Ấn Độ báo hiệu sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Ấn Độ.
2. Luyện tập
Câu 1: Sự phát triển văn hóa thời Gup-ta đưa đến điều gì
Gợi ý trả lời
- Văn hóa Ấn Độ dưới thời Gup-ta phát triển rực rỡ. Sự phát triển này đã định hình văn hóa truyền thống Ấn Độ với những tôn giáo, những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm văn học tuyệt vời có giá trị văn hóa vĩnh cửu.
- Sự phát triển đó còn tạo điều kiện cho người Ấn Độ mang văn hóa của mình truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam Á là nơi ảnh hưởng rõ rệt nhất.
Câu 2: Trình bày những chính sách của A-cơ-ba và ý nghĩa của nó?
Gợi ý trả lời
- A-cơ-ba đã thi hành một số chính sách tích cực:
+ Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
+ Tiến hành đo đặc lại ruộng đất và định ra mức thuế mới hợp lí.
+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
- Ý nghĩa
+ Tạo điều kiện cho văn há Ấn Độ thế kỉ VII – XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
+ Có sự tiếp xúc giao lưu văn hóa phương tây mà người A-rap mang đến. Đồng thời có sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và A-rap Hồi giáo. Sự giao lưu văn hóa Đông – Tây cũng được thúc đẩy.
Câu 3: Hãy cho biết vị trí của Vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?
Gợi ý trả lời
- Vị trí của Vương triêu Hồi giáo Đê- li:
+ Mở ra sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa phương Tây mà người A-rap mang đến. Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.
+ Đạo Hồi được truyền bá vào Ấn Độ, từ đó có ảnh hưởng đến nhiều nơi khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.
- Vị trí của Vương triều Mô-gôn:
+ Những chính sách dưới thời vua A-cơ-ba giúp cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu, đất nước thình vượng.
+ Ghi dấu với hai công trình kiến trúc lớn và tuyệt đẹp: Thành Đỏ và lăng Ta-giơ-Ma-han.
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của Ấn Độ Lịch sử 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Bài học tóm tắt sự phát triển lịch sử và nền văn hóa đa dạng của đất nước Ấn Độ. Qua đó, các em nắm được sự phát triển lịch sử, văn hóa, nét nổi bật của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn.