Công nghệ 12 Bài 6: Thực hành: Tranzito

Bài 6: Thực hành Tranzito nhằm giúp các em nhận dạng được các loại tranzito PNP, NPN cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn; đo được điện trở thuận, ngược giữa các chân của tranzito để phân biệt loại tranzito PNP, NPN, phân biệt loại tốt, xấu và xác định được điện cực B của tranzito.

Công nghệ 12 Bài 6: Thực hành: Tranzito

1. Tóm tắt lý thuyết

- Những kiến thức có liên quan:

  • Ôn lại Bài 4: Linh kiện bán dẫn và IC - Công nghệ 12
  • Ôn lại cách sử dụng đồng hồ vạn năng trong Bài 4: Thực hành sử dụng đồng hồ đo điện - Công nghệ 9

2. Quy trình thực hành

a. Dụng cụ thí nghiệm

Đồng hồ vạn năng 1 chiếc.

Tranzito các loại tốt xấu 8 cái

b. Các bước tiến hành

Bước 1: Quan sát, nhận biết và phân loại các tranzito của Nhật Bản.

PNP, NPN; cao tần, âm tần, công suất nhỏ, công suất lớn. Tranzito công suất lớn có kích thước lớn, có phiến tỏa nhiệt dính liền cực colectơ.

Bước 2: Chuẩn bị đồng hồ đo.

Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x 100Ω. Kiểm tra chỉnh lại kim đồng hồ cho đúng vị trí 0Ω khi chập hai đầu que đo lại.

Bước 3: Xác định loại và chất lượng tranzito.

Đo điện trở để xác định loại, chất lượng của tranzito theo hình 6 – 1 và hình 6 – 2. Sau đó ghi trị số điện trở và nhận xét vào bảng của mẫu báo cáo thực hành.

3. Báo cáo kết quả thực hành của các nhóm

Mẫu báo cáo

TRANZITO
Họ và tên …………..
Lớp …………………

Bảng 1. Tìm hiểu và kiểm tra Tranzito.

Bảng 1. Tìm hiểu và kiểm tra Tranzito

4. Kết luận

Sau khi học bài này học sinh có thể:

  • Nhận dạng được các loại tranzito PNP và NPN các loại tranzito cao tần âm tần các loại tranzito công suất lớn và công suất nhỏ.
  • Đo điện trở thuận và nghịch giữa các chân của tranzito để phân biệt loại PNP và NPN phân biệt tốt xấu và xác định các cực của tranzito.
Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM