Hoá học 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí

Nội dung bài học đem đến phần kiến thức mới và thú vị trong mảng Thí nghiệm hóa học, đó chính là nguyên tắc chung và phương pháp nhận biết một số chất khí như khí CO2, SO2, H2S, NH3.

Hoá học 12 Bài 41: Nhận biết một số chất khí

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nguyên tắc chung để nhận biết một chất khí

Để nhận biết một chất khí người ta dựa vào tính chất vật lí và tính chất hóa học đặc trưng của nó

1.2. Nhận biết một số chất khí

- CO2 không màu, không mùi: Dung dịch Ba(OH)dư → Kết tủa trắng (BaCO3)

SO2 không màu, mùi hắc: Dung dịch nước brom → Làm mất màu nước Brom

SO2 + Br2 + H2O → HCl + H2SO4

H2S mùi trứng thối: Dung dịch Cu2+ hoặc Pb2+ → Kết tủa màu đen (CuS, PbS)

NH3 mùi khai: Giấy quỳ ẩm → Giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Bài tập nhận biết khí CO2, SO2

Bài 1: Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 được không? Tại sao?
Hướng dẫn giải

Không thể dùng nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 vì đều tạo ra kết tủa trắng CaCO3, CaSO4, các kết tủa này đều tan trong các axit mạnh.

hiện tượng quan sát được giống nhau nên không phân biệt được.

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O

SO+ Ca(OH)2  CaSO3 + H2O

Bài 2: Cho 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng chất. Viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải

Rót vào mỗi bình vài ml nước brom rồi lắc, bình nào nước brom bị nhạt màu là bình chứa khí SO2.

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO+ 2HBr.

Dẫn khí còn lại qua dung dịch nước vôi trong dư => thấy xuất hiện vẩn đục => chứng tỏ có CO2 

CO2 +  Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

2.2. Dạng 2: Bài tập phân biệt H2S, SO2 và NH3

Bài 1: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt 2 khí H2S và SO2?

Hướng dẫn giải

Nước Brom là thuốc thử để nhận biết hai khí.

Phản ứng làm mất màu nước Brom: SO2 + Br2+ H2O → HCl + H2SO4 ⇒ Ta nhận biết được Khí SO2

Chất còn lại là khí H2S

Bài 2: Cho biết các pư sau có xảy ra không? Nếu có hãy trình bày hiện tượng ?

TN1: Cho FeS (rắn) vào dd HCl hoặc H2SO4 loãng

TN2: Cho PbS, CuS, Ag2S (rắn) vào dd HCl hoặc H2SO4 loãng

TN3: Dẫn khí H2S lần lượt vào các dd Pb(NO3)2; Cu(NO3)2; AgNO3                                                              

TN4: Dẫn khí H2S vào dd Br2

Hướng dẫn giải

TN1: FeS tan, có khí không màu mùi trứng thối thoát ra   

FeS + 2H+ → Fe2+  +  H2S

TN2: Không hiện tượng vì CuS, PbS, Ag2S không tan trong dd axit HCl, H2SOloãng

TN3: Đều xuất hiện kết tủa đen

Pb2+ + H2S → PbS   +  2H+

Cu2+ + H2S →  CuS   +  2H+

2Ag+ + H2S → Ag2S  +  2H+

TN4: Dd Br2 bị nhạt màu

H2S +  4Br2 + 4H2O →  H2SO4 +  8HBr

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1. Có 3 khí SO2, CO2, H2S. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được cả 3 khí trên?

Câu 2. Có 5 bình mất nhãn, chứa riêng biệt các khí SO2, SO3, N2, CH3NH2 và NH3. Nếu chỉ dùng quỳ tím ẩm thì có thể nhận ra bình chứa khí?

Câu 3. Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Có 5 bình mất nhãn, chứa riêng biệt các khí SO2, SO3, N2, CH3NH2 và NH3. Nếu chỉ dùng quỳ tím ẩm thì có thể nhận ra bình chứa khí:

A. SO2   

B. SO3   

C. N2   

D. NH3

Câu 2: Có 4 bình đựng các khí riêng biệt: CO2; SO3; SO2 và N2. Trật tự dùng thuốc thử nào cho dưới đây để nhận biết các khí trên?

A. Dung dịch BaCl2, dung dịch Br2 và dung dịch Ca(OH)2

B. Dung dịch Ca(OH)2, dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch Br2

C. Qùy tím ẩm, dung dịch Ca(OH)2 và dung dịch Br2

D. Dung dịch Br2, dung dịch BaCl2 và que đóm

Câu 3: Để phân biệt hai khí SO2 và H2S thì nên sử dụng thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch KMnO4

B. Dung dịch Br2

C. Dung dịch CuCl2

D. Dung dịch NaOH

Câu 4: Có 5 bình mất nhãn, chứa riêng biệt các khí SO2, SO3, N2, CH3NH2 và NH3. Nếu chỉ dùng quỳ tím ẩm thì có thể nhận ra bình chứa khí:

A. SO2        

B. SO3        

C. N2        

D. NH3

Câu 5. Khi cho từ từ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 cho đến dư thì

A. Không thấy xuất hiện kết tủa.

B. Có kết tủa màu trắng sau đó tan.

C. Sau 1 thời gian mới thấy xuất hiện kết tủa.

D. Có kết tủa keo màu xanh xuất hiện sau đó tan.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Nhận biết một số chất khí Hóa học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm: phương pháp nhận biết một số chất khí như khí CO2, SO2, H2S, NH3

Ngày:13/07/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM