Sinh học 8 Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu
Trong bài học này các em được tìm hiểu các phương pháp sơ cứu cầm máu ban đầu và băng bó các vết thương. Các em tiến hành thực hiện các thao tác để phòng bị khi có trường hợp xảy ra.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
a. Ôn lại kiến thức
- Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
- Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch vệ sinh hệ tuần hoàn.
b. Chuẩn bị dụng cụ
- Băng: 1 cuộn.
- Gạc: 2 miếng.
- Bông: 1 cuộn nhỏ.
- Dây cao su hoặc dây vải.
- Một miếng vải mềm (10 - 30 cm).
2. Quy trình thực hành
2.1. Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch
- Tập băng vết thương ở lòng bàn tay
+ Các bước tiến hành:
- Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu không chảy ra nữa).
- Sát trùng vết thương bằng cồn iôt.
- Khi vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán (có bán phổ biến ở các cừa hàng thuốc).
- Khi vết thương lớn, cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại.
Lưu ý: sau khi băng, nếu vết thương vẫn chảy máu, cần đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
2.2. Chảy máu ở động mạch
- Tập băng vết thương ở cổ tay
- Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút.
- Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.
- Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
- Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Lưu ý:
- Chỉ các vết thương chảy máu động mạch ở tay (chân) mới sử dụng biện pháp buộc dây garô.
- Cứ sau 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại vì các mô dưới vết buộc có thể chết do thiếu O2 và các chất dinh dưỡng.
- Vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác, chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương, nhưng về phía tim.
3. Báo cáo kết quả thực hành của các nhóm
Các nhóm lần lượt đánh giá báo cáo kết quả thực hành
Mẫu báo cáo
Họ và tên ………….
Lớp …………………
4. Kết luận
- Sau khi tiến kết thúc quá trình thực hành xong bài này, học sinh cần.
- Phân biệt đúng các dạng chảy máu.
- Nắm được các thao tác sơ cứu cầm máu.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát ,hợp tác nhóm,thực hành đúng thao tác.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác, ứng xử, giải quyết vấn đề,thu thập và xử lý thông tin, đảm nhận nhiệm vụ, viết báo cáo.
- Rèn luyện ý thức hổ trợ cộng đồng khi gặp tình huống cần sơ cứu cầm máu.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 8 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
- doc Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch
- doc Sinh học 8 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- doc Sinh học 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
- doc Sinh học 8 Bài 17: Tim và mạch máu
- doc Sinh học 8 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch và vệ sinh hệ tuần hoàn