Tiếng Việt lớp 5 bài 10C: Ôn tập 3

Nội dung bài Ôn tập dưới đây giúp các em ôn tập lại kiến thức về từ láy, đại từ, động từ, tính từ, danh từ và viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh. eLib mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Tiếng Việt lớp 5 bài 10C: Ôn tập 3

1. Hoạt động thực hành

Câu 1.

Tìm 8 tiếng thích hợp ghép được với tiếng “hữu” để tạo thành từ:

M: - ái (hữu ái)

- bằng (bằng hữu)

Hướng dẫn giải:

Hữu ích, hữu nghị, bạn hữu, hữu hạn, hữu dụng, hữu tình, hữu hiệu, hằng hữu

Câu 2.

Đọc bài thơ sau:

Mầm non

Dưới vỏ một cành bàng       

Còn một vài lá đỏ              

Một mầm non nho nhỏ    

Còn nằm ép lặng im          

 

Mầm non mắt lim dim           

Cố nhìn qua kẽ lá                

Thấy mây bay hối hả        

Thấy lất phất mưa phùn  

Rào rào trận lá tuôn               

Rải vàng đầy mặt đất

Rừng cây trông thưa thớt      

Như chỉ cội với cành….    

 

Một chú thỏ phóng nhanh

Chẹn nấp vào bụi vắng

Và tất cả im ắng

Từ ngọn cỏ, làn rêu….

Chợt một tiếng chim kêu:

- Chiếp, chiu, chiu ! Xuân tới!

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy…

 

Mầm non vừa nghe thấy

Vội bật chiếc vỏ rơi

Nó đứng dậy giữa trời

Khoác áo màu xanh biếc…

(Võ Quảng)

Hướng dẫn giải:

Các em lưu ý đọc diễn cảm bài thơ .

Chú ý một số từ khó như: bật chiếc, khoác, róc rách.

Câu 3.

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:

1) Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?

a.  Mùa xuân

b. Mùa hè

c. Mùa thu

d. Mùa đông

Hướng dẫn giải:

Những chi tiết trong bài đều cho thấy mầm non nằm im mình vào mùa đông:

Dưới vỏ một cành bàng/Còn một vài lá đỏ

Thấy mây bay hối hả/Thấy lất phất mưa phùn/Rào rào trận lá tuôn/Rải vàng đầy mặt đất/Rừng cây trông thưa thớt/Như chỉ cội với cành…

Đáp án đúng: d. Mùa đông

2) Trong bài thơ, mầm non được nhân hóa bằng cách nào?

a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non

b. Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non

c. Dùng những đại từ chỉ người để chỉ mầm non

Hướng dẫn giải:

Trong bài thơ mầm non được nhân hóa bằng cách dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non

Một mầm non nho nhỏ/Còn nằm ép lặng im

Mầm non mắt lim dim/Cố nhìn qua kẽ lá

Mầm non vừa nghe thấy/Vội bật chiếc vỏ rơi/Nó đứng dậy giữa trời/Khoác áo màu xanh biếc

Những từ gạch chân vốn là những từ được dùng để chỉ hoạt động của con người thì nay lại được dùng cho mầm cây

Đáp án đúng: a. Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non

3) Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?

a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân

b. Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân

c. Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây, hoa lá trong mùa xuân.

Hướng dẫn giải:

Mầm non nhận ra mùa xuân về nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân

Chợt một tiếng chim kêu:

- Chiếp, chiu, chiu! Xuân tới!

Tức thì trăm ngọn suối

Nổi róc rách reo mừng

Tức thì ngàn chim muông

Nổi hát ca vang dậy…

Đáp án đúng: a. Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân

4)  Em hiểu câu thơ “Rừng cây trông thưa thớt” nghĩa là như thế nào?

a. Rừng thưa thớt vì rất ít cây

b. Rừng thưa thớt vì cây không lá

c. Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng

Hướng dẫn giải:

Câu Rừng cây trông thưa thớt nghĩa là rừng thưa thớt vì cây không lá

Đáp án đúng: b. Rửng thưa thớt vì cây không lá

5)  Ý chính của bài thơ là gì?

a. Miêu tả mầm non

b. Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân

c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên

Hướng dẫn giải:

Ý chính của bài thơ là miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên thông qua hình ảnh mầm cây cùng các sự vật từ khi mùa đông cho tới khi xuân sang

Đáp án đúng: c. Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên

6)  Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc

a. Bé đang học ở trường mầm non

b. Thiếu niên, nhi đồng là mầm non của đất nước

c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú

Hướng dẫn giải:

Từ mầm non được dùng với nghĩa gốc trong câu Trên cành cây có những mầm non mới nhú

Những câu còn lại là mượn tính chất non nớt của mầm cây để chỉ sự vật khác

Đáp án đúng: c. Trên cành cây có những mầm non mới nhú

7) Hối hả có nghĩa là gì?

a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh

b. Mừng vui, phấn khởi vì được như ý

c. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh

Hướng dẫn giải:

Hối hả có nghĩa là rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh

Đáp án đúng: a. Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh

8) Từ thưa thớt thuộc loại từ nào?

a. Danh từ

b. Tính từ

c. Động từ

Hướng dẫn giải:

Từ thưa thớt là tính từ

Đáp án đúng: b. Tính từ

9) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy

a. Nho nhỏ, lim dim, mặt đất, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt

b. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất,  lặng im, thưa thớt, róc rách

c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách

Hướng dẫn giải:

Dòng chỉ gồm từ láy đó là: Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách

Đáp án đúng: c. Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách

10) Từ nào đồng nghĩa với từ im ắng?

a. Lặng im

b. Nho nhỏ

c. Lim dim

Hướng dẫn giải:

Từ đồng nghĩa với từ im ắng đó là: Lặng im

Đáp án đúng: a. Lặng im

Câu 4.

Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Nhớ lại hình ảnh ngôi trường, lựa chọn chi tiết tiêu biểu

Bước 2: Xác định thứ tự sẽ miêu tả, từ trong ra ngoài hay ngoài vào trong,…

Bước 3: Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Trường nằm trên một khoảng đất rộng.

- Đứng từ xa xa đã thấy ngôi trường nổi bật với mái đỏ, tường rào và những hàng cây bao quanh.

b. Thân bài: Tả từng phần của ngôi trường

- Sân trường:

+ Sân si măng rộng.

+ Giữa sân là cột cờ

+ Trên sân có một số cây bàng, phượng, bằng lăng cành lá vươn rộng tỏa bóng mát.

+ Hàng ghế đá bên sân trường dưới những tán cây là nơi được các bạn học sinh vô cùng yêu thích.

+ Hoạt động: Sân trường là nơi các bạn học sinh tập trung lại vào những tiết chào cờ hay những ngày kỉ niệm. Ồn ào, náo nhiệt vào mỗi giờ ra chơi và yên ắng lại khi các bạn học sinh trở lại lớp học.

- Lớp học:

+ Ba tòa nhà hai tầng xếp thành hình chữ U.

+ Tòa nhà mái đỏ, sơn vàng

+ Các lớp học rộng rãi, thoáng mát. Có quạt trần, đèn điện, giá sách, giá trưng bày các tác phẩm. Tường lớp trang trí tranh, ảnh màu do học sinh tự vẽ. Có một góc thi đua lưu lại thành tích trong tuần của các bạn học sinh.

+ Hoạt động: Trong giờ học , các học sinh chăm chú lắng nghe thầy cô giáo giảng bài.

- Phòng truyền thống ở tòa nhà chính: Lưu lại tranh ảnh, đồ lưu niệm của nhà trường

- Vườn trường

+ Cây trong vườn

+ Hoạt động chăm sóc cây của học sinh ở vườn trường

c. Kết bài:

- Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn nhà sự quan tâm của các thầy cô và chính quyền địa phương.

- Em rất yêu quý và tự hào về trường em

Bước 4: Viết thành bài hoàn chỉnh

Hướng dẫn giải:

Trường học là nơi lưu giữ những kỉ niệm vui nhất mà ắt hẳn ai cũng đã từng trải qua những năm tháng học trò vô tư, vô lo ấy.    

Thẳng phía cổng vào là sân trường, không rộng lắm nhưng đây là thiên đường của chúng em sau mỗi giờ học. gạch đỏ, xếp như ô bàn cờ. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay. Những cây phượng, bằng lăng, bàng làm ô che nắng. Giữa sân trường cây bàng toả bóng xanh mát. Góc sân trước cửa lớp 5A cây phượng thắp lửa một khoảng trời. Mảng sân rộng với những viên gạch đỏ xếp hình ô bàn cờ thật đẹp. Sân trường nhộn nhịp vào những giờ ra chơi chúng em thường chơi trò chơi hay ngồi đọc báo ở sân trường. Trường em có ba dãy lớp học xếp thành hình chữ U. Mỗi dãy có 10 phòng học. Hành lang rộng, lúc nào cũng sạch sẽ. Tường vôi màu vàng nhạt, cánh cửa sổ, cửa lớn màu xanh thật hài hoà. Trước cửa mỗi phòng học được gắn một tấm biển nhỏ màu xanh đề tên lớp. Trước giờ học chúng em thường mở hết các cửa sổ để cho không khí thoáng đãng.

Hết giờ ra chơi, các bạn học sinh kéo vào lớp. Trả lại cho sân trường sự yên ắng như nó vốn có. Tiếng chim lại hót ríu rít trong những vòm lá, cành cây. Nắng lại nhuộm vàng sân trường. Từng ngọn gió khẽ đu đưa mang theo sự tươi mát, dễ chịu. Thỉnh thoảng nắng và gió lại tinh nghịch ghé vào cửa lớp xem các bạn học sinh học bài. Khu nhà trường bao gồm ba khu nhà được thiết kế quay vào với nhau như hình chữ U. Ba tòa nhà hai tầng với mái đỏ và nước sơn màu vàng như màu nắng mới thật sự vô cùng nổi bật lên trong khuôn viên trường. Nhà hiệu bộ bao gồm phòng của cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, phòng văn thư, phòng kế toán, phòng hội đồng, phòng sinh hoạt đội, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt của tổ xã hội, phòng sinh hoạt của tổ tự nhiên,… trên mỗi phòng đều có một chiếc biển nhỏ ghi tên phòng để mỗi người đều không nhầm lẫn mỗi khi bước vào. Hai khu nhà còn lại chính là nơi học tập của chúng em. Dãy hành lang thẳng tắp và được nối liền. Các lớp học được sắp xếp và bố trí giống như nhau. Phòng nào cũng đầy đủ các dụng cụ học tập như bảng đen, quạt trần, đèn điện, bàn ghế,… phía cuối mỗi phòng còn có giá sách nhỏ có đựng các sách tham khảo phục vụ cho việc học tập của chúng em. Ngoài ra còn có góc trang trí tranh ảnh, sản phẩm,… đó là những đồ vật do chúng em tự tay làm, hoặc hình ảnh chụp chung của lớp trong mỗi lần đi chơi hoặc tham gia các hoạt động. Chỉ cần bước tới giá ghi dấu kỉ niệm này là chúng em lại cảm thấy vô cùng thân thương, gần gũi và bồi hồi. Nơi em thích nhất trong gian phòng học chính là góc thi đua, nơi này chúng em được tự mình ghi chép lên đó ước mơ, mục tiêu học tập phấn  đấu của chúng em. Ngay cả những thành tích mà mỗi bạn đạt được đều được lưu lại ở nơi này. Mỗi lần nhìn ngắm chúng, chúng em lại có thêm động lực để thi đua, cố gắng thật nhiều hơn nữa trong học tập.

Sau khu nhà còn có một khu vườn trường nhỏ. Ở đây trồng rất nhiều các loài cây phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu thiên nhiên của chúng em.Mỗi giờ ra chơi chúng em thường lại đây chăm sóc cho những cây cỏ trong vườn, mong muốn được giữ mãi cho nơi đây một màu xanh thân thương và gần gũi ấy.

Trường học của chúng em ngày càng hiện đại và khang trang hơn là nhờ có sự quan tâm, chăm lo của thầy cô cùng với chính quyền địa phương. Đây là nơi mà em đã học tập và gắn bó trong suốt năm năm qua. Mai này dù có đi đâu xa em cũng mãi nhớ về ngôi trường thân yêu nơi có thầy cô giáo, bạn bè thân thương cùng với bảng đen, phấn trắng, sân trường, ghế đá, hàng cây,… và cả vòm trời cao xanh đã ôm ấp bao ước mơ, kỉ niệm của chúng em trong suốt 5 năm đầu đời cắp sách đến trường của chúng em.

2. Hoạt động ứng dụng

Câu hỏi:

Đọc cho người thân nghe bài văn em đã viết trên lớp

Hướng dẫn giải:

Trường học là nơi lưu giữ những kỉ niệm vui nhất mà ắt hẳn ai cũng đã từng trải qua những năm tháng học trò vô tư, vô lo ấy.    

Thẳng phía cổng vào là sân trường, không rộng lắm nhưng đây là thiên đường của chúng em sau mỗi giờ học. gạch đỏ, xếp như ô bàn cờ. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay. Những cây phượng, bằng lăng, bàng làm ô che nắng. Giữa sân trường cây bàng toả bóng xanh mát. Góc sân trước cửa lớp 5A cây phượng thắp lửa một khoảng trời. Mảng sân rộng với những viên gạch đỏ xếp hình ô bàn cờ thật đẹp. Sân trường nhộn nhịp vào những giờ ra chơi chúng em thường chơi trò chơi hay ngồi đọc báo ở sân trường. Trường em có ba dãy lớp học xếp thành hình chữ U. Mỗi dãy có 10 phòng học. Hành lang rộng, lúc nào cũng sạch sẽ. Tường vôi màu vàng nhạt, cánh cửa sổ, cửa lớn màu xanh thật hài hoà. Trước cửa mỗi phòng học được gắn một tấm biển nhỏ màu xanh đề tên lớp. Trước giờ học chúng em thường mở hết các cửa sổ để cho không khí thoáng đãng.

Hết giờ ra chơi, các bạn học sinh kéo vào lớp. Trả lại cho sân trường sự yên ắng như nó vốn có. Tiếng chim lại hót ríu rít trong những vòm lá, cành cây. Nắng lại nhuộm vàng sân trường. Từng ngọn gió khẽ đu đưa mang theo sự tươi mát, dễ chịu. Thỉnh thoảng nắng và gió lại tinh nghịch ghé vào cửa lớp xem các bạn học sinh học bài. Khu nhà trường bao gồm ba khu nhà được thiết kế quay vào với nhau như hình chữ U. Ba tòa nhà hai tầng với mái đỏ và nước sơn màu vàng như màu nắng mới thật sự vô cùng nổi bật lên trong khuôn viên trường. Nhà hiệu bộ bao gồm phòng của cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, phòng văn thư, phòng kế toán, phòng hội đồng, phòng sinh hoạt đội, phòng truyền thống, phòng sinh hoạt của tổ xã hội, phòng sinh hoạt của tổ tự nhiên,… trên mỗi phòng đều có một chiếc biển nhỏ ghi tên phòng để mỗi người đều không nhầm lẫn mỗi khi bước vào. Hai khu nhà còn lại chính là nơi học tập của chúng em. Dãy hành lang thẳng tắp và được nối liền. Các lớp học được sắp xếp và bố trí giống như nhau. Phòng nào cũng đầy đủ các dụng cụ học tập như bảng đen, quạt trần, đèn điện, bàn ghế,… phía cuối mỗi phòng còn có giá sách nhỏ có đựng các sách tham khảo phục vụ cho việc học tập của chúng em. Ngoài ra còn có góc trang trí tranh ảnh, sản phẩm,… đó là những đồ vật do chúng em tự tay làm, hoặc hình ảnh chụp chung của lớp trong mỗi lần đi chơi hoặc tham gia các hoạt động. Chỉ cần bước tới giá ghi dấu kỉ niệm này là chúng em lại cảm thấy vô cùng thân thương, gần gũi và bồi hồi. Nơi em thích nhất trong gian phòng học chính là góc thi đua, nơi này chúng em được tự mình ghi chép lên đó ước mơ, mục tiêu học tập phấn  đấu của chúng em. Ngay cả những thành tích mà mỗi bạn đạt được đều được lưu lại ở nơi này. Mỗi lần nhìn ngắm chúng, chúng em lại có thêm động lực để thi đua, cố gắng thật nhiều hơn nữa trong học tập.

Sau khu nhà còn có một khu vườn trường nhỏ. Ở đây trồng rất nhiều các loài cây phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu thiên nhiên của chúng em.Mỗi giờ ra chơi chúng em thường lại đây chăm sóc cho những cây cỏ trong vườn, mong muốn được giữ mãi cho nơi đây một màu xanh thân thương và gần gũi ấy.

Trường học của chúng em ngày càng hiện đại và khang trang hơn là nhờ có sự quan tâm, chăm lo của thầy cô cùng với chính quyền địa phương. Đây là nơi mà em đã học tập và gắn bó trong suốt năm năm qua. Mai này dù có đi đâu xa em cũng mãi nhớ về ngôi trường thân yêu nơi có thầy cô giáo, bạn bè thân thương cùng với bảng đen, phấn trắng, sân trường, ghế đá, hàng cây,… và cả vòm trời cao xanh đã ôm ấp bao ước mơ, kỉ niệm của chúng em trong suốt 5 năm đầu đời cắp sách đến trường của chúng em.

3. Tổng kết

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Ôn tập lại kiến thức về từ láy, động từ, đại từ, danh từ, tính từ, động từ.

- Lập dàn ý và viết thành một bài văn miêu tả trường em.

- Vận dụng giải bài tập SGK một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM