Luật Thương mại

Luật thương mại là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chuyên mục Luật Thương mại được eLib phát triển cung cấp đến bạn các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại mới nhất nhằm giúp bạn tìm hiểu và tuân thủ các quy định được nhà nước đưa ra trong quá trình hoạt động. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Luật thương mại là gì?

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu các vấn đề lý luật của Luật kinh tế trước đây và dựa vào sự phát triển của đời sống thương mại cũng như sự phát triển của Luật thương mại hiện nay, Luật thương mại được hiểu là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Luật thương mại là tổng thể các quy phạm do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật thương mại hiện tại đang được thi hành là Luật Thương mại năm 2005 số hiệu 36/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 14/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Luật Thương mại mới nhất hiện nay có phạm vi điều chỉnh trên lãnh thổ Việt Nam và bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

2. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại

Tại quy định mới nhất về luật thương mại có quy định về phạm vi mà luật áp dụng. Theo đó phạm vi điều chỉnh của luật được quy định như sau:

  • Đó là tất cả các hoạt động thương mại đang diễn ra, đang trao đổi và được thực hiện trên lãnh thổ của đất nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Là những hoạt động thương mại được các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp hai bên thoả thuận là họ sẽ áp dụng Luật thương mại hoặc luật nước ngoài, mà nước Việt Nam là một thành viên trong số đó thì buộc phải tuân thủ những quy định đã được ban hành tại Luật thương mại mới nhất.
  • Những hoạt động trao đổi kinh doanh thương mại mà không phát sinh các khoản lợi ích về lợi nhuận, trong trường hợp đó nếu như hai bên chọn Luật thương mại làm căn cứ thì có thể sử dụng luật thương mại để áp dụng cho trường hợp này.

3. Chủ thể của Luật thương mại

Chủ thể của Luật thương mại là những tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để tham gia vào các quan hệ do Luật thương mại điều chỉnh.

Chủ thể của Luật thương mại phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Thứ nhất, phải được thành lập hợp pháp. Được thành lập một cách hợp pháp nghĩa là các chủ thể của Luật thương mại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, hoặc đăng ký kinh doanh; có chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động rõ ràng; được tổ chức dưới một hình thức nhất định do pháp luật quy định (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty,…)
  • Thứ hai, phải có tài sản. Tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu được để cho các chủ thể của Luật thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, tài sản đó tồn tại dưới dạng vốn kinh doanh (vốn điều lệ, vốn pháp định). Khối lượng và cơ cấu tài sản cũng như khối lượng quyền năng của các doanh nghiệp có được đối với từng loại tài sản phụ thuộc và tính chất sở hữu, quy mô hoạt động từng chủ thể.
  • Thứ ba, có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Đây là cơ sở pháp lý để các chủ thể Luật thương mại thực hiện các hành vi pháp lý nhằm tạo cho mình những quyền và nghĩa vụ cụ thể, đồng thời nó cũng quy định rõ giới hạn mà trong đó các chủ thể được hành động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Các loại chủ thể của Luật thương mại: Căn cứ chức năng hoạt động, vai trò, vị trí và mức độ tham gia các quan hệ thương mại của chủ thể mà chủ thể của Luật thương mại được phân thành hai loại như sau:

  • Chủ thể cơ bản, thường xuyên của Luật thương mại là các thương nhân. Đây là loại chủ thể thường xuyên tham gia các mối quan hệ thương mại thuộc đối tượng của Luật thương mại.
  • Chủ thể không thường xuyên của Luật thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế: Đó là cơ quan thay mặt nhà nước, nhân danh nhà nước thực hiện tổ chức quản lý, chỉ đạo các thương nhân tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại như: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND, các sở, phòng, ban...

4. Vai trò của Luật thương mại

Đối với nhà nước

Chúng ta nhận thấy rằng nếu nhà nước không có pháp luật thì các hoạt động có thể thực sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn và không có hướng giải quyết đúng đắn. Cũng như luật thương mại, nếu không có nó những doanh nghiệp không thể buôn bán với nhau một cách bình đẳng, việc giải quyết ai đúng ai sai sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Trong hoạt động của nhà nước, Luật thương mại là văn bản pháp lý thực hiện trách nhiệm và ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo hoạt động, đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng, giải quyết về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

Luật thương mại còn là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế vĩ mô một cách hiệu quả nhất. Nắm bắt những thay đổi và xu hướng của nền kinh tế.

Không những vậy, luật thương mại giúp Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của các thương nhân nhanh chóng, thuận lợi, là hành lang pháp lý bảo vệ những lợi ích chủ thể của các thương nhân trong hoạt động kinh doanh của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Đối với các chủ thể thương nhân khi kinh doanh

Trong luật thương mại mới nhất mà chúng ta áp dụng Luật thương mại đem lại những lợi ích về mặt pháp lý cũng như về mặt thực tiễn cho các chủ thể kinh doanh thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp. Trong luật luôn luôn ghi nhận, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của các chủ thể kinh doanh.

Luật thương mại còn là cơ sở để ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể kinh doanh từ khi bắt đầu thành lập những cơ sở hoạt động đến quá trình đang hoạt động và cuối cùng là giải thể và phá sản. Ràng buộc và quy định doanh nghiệp phải thực hiện và áp dụng theo đúng với quy trình và điều kiện, phạm vi, nội dung trong luật nhà nước đã áp dụng cho đối tượng là chủ thể thương mại kinh doanh.

Nắm bắt luật thương mại, doanh nghiệp sẽ biết cách điều tiết tuyển lao động phổ thông một cách hợp lý phát triển hoạt động kinh doanh cũng như đem lại lợi ích cho chính doanh nghiệp và người lao động.

5. Luật thương mại Việt Nam mới nhất

Luật thương mại là văn bản quy phạm pháp luật tương đối ổn định. Bước sang năm 2020, Sau hơn 14 năm được ban hành và thực hiện, luật thương mại 2005 vẫn có hiệu lực thi hành và có một số nội dung nổi bật sau:

- Quy định về mức phạt hợp đồng: Luật cho phép các bên được tự thỏa thuận mức phạt vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, Luật khống chế mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

- Thêm 2 trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng:

  • Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
  • Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

- Nhà đầu tư nước ngoài được mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch

- Mở rộng các hình thức khuyến mại: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi; Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí,….

- Quy định về Ủy thác mua bán hàng hóa trong thương mại

- Giới hạn trách nhiệm tối đa của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic: Nếu các bên không có thoả thuận thì nếu khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường...

Luật thương mại mang tầm quan trọng không hề nhỏ đối với các đối tượng làm thương mại mà còn quan trọng đối với Nhà nước. Luật thương mại đóng vai trò là một cơ sở, căn cứ để các cơ quan hành chính có thẩm quyền có thể thuận lợi trong việc áp dụng quản lý, giám sát, quyết định đối với hoạt động thương mại, là căn cứ pháp luật cho các cơ quan điều tra, tư pháp,... có thể dựa vào đó để đánh giá các hành vi, mức độ sai phạm,... của các hoạt động thương mại có dấu hiệu sai trái. Hiểu được điều đó, eLib cung cấp đến bạn các Luật thương mại và hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực thương mại mới nhất nhằm giúp bạn nắm bắt thông tin kịp thời, nhanh chóng, chính xác các quy định của nhà nước trong hoạt động thương mại. Mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM