Luật Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Chuyên mục Luật Nông - Lâm - Ngư nghiệp được eLib chia sẻ sau đây tổng hợp các Nghị định, Nghị quyết, Thông tư,... của cơ quan nhà nước về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý sử dụng đất, quản lý rừng,... Mời các bạn cùng tham khảo!

1. Tổng quan về Luật Nông - Lâm - Ngư nghiệp

1.1 Luật Thuế sử dụng đất Nông nghiệp

Luật Thuế sử dụng đất Nông nghiệp được ban hành để khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả; thực hiện công bằng, hợp lý sự đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách Nhà nước.

Đối tượng áp dụng:

- Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp đều phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế).

- Hộ được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không sử dụng vẫn phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp là đất dùng vào sản xuất nông nghiệp bao gồm:

- Đất trồng trọt;

- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản;

- Đất rừng trồng.

Đất không thuộc diện chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp mà chịu các loại thuế khác hoặc không phải chịu thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm:

- Đất có rừng tự nhiên;

- Đất đồng cỏ tự nhiên;

- Đất dùng để ở;

- Đất chuyên dùng.

1.2 Luật Lâm nghiệp

Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.

Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp:

- Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.

- Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.

- Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp:

- Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.

- Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.

- Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.

- Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.

1.3 Luật Trồng trọt

Luật này quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt.

Nguyên tắc hoạt động trồng trọt:

- Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với định hướng thị trường, phù hợp với chiến lược phát triển trồng trọt, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất có hợp đồng, sản xuất được chứng nhận chất lượng; bảo đảm an ninh lương thực; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.

- Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng; sử dụng an toàn và hiệu quả các loại vật tư nông nghiệp.

- Tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường đất, nước, quy trình sản xuất; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Phát huy lợi thế vùng, gắn với bảo tồn giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; bảo vệ hệ thống canh tác bền vững, di sản, cảnh quan, văn hóa trong nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái và xây dựng nông thôn mới.

- Chủ động dự báo, phòng, chống thiên tai và sinh vật gây hại cây trồng; thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chính sách của Nhà nước về hoạt động trồng trọt:

- Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:

+ Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động trồng trọt; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển trồng trọt; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động trồng trọt;

+ Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực trồng trọt;

+ Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Luật này;

+ Đào tạo nguồn nhân lực về khuyến nông cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

+ Liên kết sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, canh tác hữu cơ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng; canh tác trên vùng đất dốc, đất trũng, đất phèn, đất mặn, đất cát ven biển, đất có nguy cơ sa mạc hóa, hoang mạc hóa; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy chế biến; quản lý vùng trồng và truy xuất nguồn gốc;

+ Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Luật này;

+ Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận sản phẩm cây trồng;

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, phân tích, đánh giá điều kiện sản xuất ban đầu trong trồng trọt, đánh giá nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ sản xuất hàng hóa tập trung; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến; sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học; canh tác hữu cơ; cơ giới hóa; phòng thử nghiệm quốc gia và kiểm nghiệm liên phòng quốc tế;

+ Sản xuất lúa theo quy hoạch;

+ Sản xuất giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống bố mẹ để sản xuất hạt lai F1, giống gốc và giống thương phẩm mới; phục tráng giống cây trồng đặc sản, giống cây trồng bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng;

+ Xây dựng chợ đầu mối sản phẩm cây trồng; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cây trồng;

+ Khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiên tai, dịch bệnh;

+ Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông trong trồng trọt.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:

+ Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan trong trồng trọt;

+ Xã hội hóa dịch vụ công trong trồng trọt; nâng cao năng lực hoạt động đánh giá sự phù hợp;

+ Bảo hiểm nông nghiệp trong trồng trọt;

+ Canh tác hữu cơ, canh tác kết hợp du lịch sinh thái, bảo vệ cảnh quan, văn hóa, lịch sử ở khu vực nông thôn;

+ Sử dụng phân bón hữu cơ.

2. Nghị định về Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Nghị định là Hình thức văn bản do chính phủ ban hành và dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.

Nghị định của Chính phủ có giá trị pháp lí thấp hơn so với Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng cao hơn sơ với những văn bản quy phạm pháp luật khác do cơ quan nhà nước từ cấp bộ đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành.

Một số nghị định mới nhất về Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

  • Nghị định số 12/2020/NĐ-CP về ngưng hiệu lực thi hành một số điều luật thủy sản
  • Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ
  • Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp
  • Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
  • Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
  • Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
  • Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp
  • Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
  • Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh

3. Nghị quyết về Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Nghị quyết là hình thức văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.

Một số Nghị quyết mới nhất về Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

  • Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND về Quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Dương
  • Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND về khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; khuyến khích liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
  • Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ lãi vay phát triển thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025
  • Nghị quyết 128/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La
  • Nghị quyết 24/NQ-HĐND năm 2019 về thành lập 05 Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Phước
  • Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
  • Nghị quyết 107/2020/QH14 về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi theo Nghị quyết 28/2016/QH14 do Quốc hội ban hành

4. Thông tư về Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Thông tư là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Thông tư thường là văn bản hướng dẫn nghị định của Chính phủ, liên quan đến ngành hay lĩnh vực do bộ, ngành quản lí. Thông tư có hai loại: thông tư do một bộ, ngành ban hành và thông tư liên tịch do hai hay nhiều bộ, ngành ban hành để hướng dẫn nghị định của chính phủ có liên quan đến các lĩnh vực do các bộ, ngành đó quản lí.

Một số Nghị quyết mới nhất về Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

  • Thông tư 16/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư 06/2019/TT-BNNPTNT quy định về hoạt động đặc thù, chế độ báo cáo của hợp tác xã nông nghiệp và trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp đối với hợp tác xã nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư 09/2020/TT-BNNPTNT về hướng dẫn xác nhận thiên tai, dịch bệnh trong thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư 10/2020/TT-BNNPTNT về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư 05/2020/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giống thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư 04/2020/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Thông tư 03/2020/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Hi vọng với những thông tin về Luật Nông - Lâm - Ngư nghiệp được eLib chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ để thực hiện và chấp hành đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Mời các bạn tham khảo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM