Hướng dẫn cách thiết kế logo bằng Adobe Illustrator mới nhất

Bạn muốn tạo logo của riêng bạn. Vâng, bạn đã đến đúng nơi. Mặc dù phong cách logo thường đơn giản, nhưng lại rất khó tạo. Đó là bởi vì chúng không chỉ là sự kết hợp của đồ họa đẹp với phông chữ lạ mắt, mà còn là các biểu tượng thực tế được sử dụng để xác định một doanh nghiệp

Hướng dẫn cách thiết kế logo bằng Adobe Illustrator mới nhất

1. Tại sao Logo lại quan trọng?

Tạo logo của riêng bạn nghe có vẻ khá khó khăn nếu đây là lần đầu tiên bạn cố gắng tạo logo của riêng mình, nhưng chúng tôi ở đây để hướng dẫn bạn từng bước một. Tuy nhiên, trước khi chúng ta tìm hiểu về cách tạo ra một logo, rất đáng để xem xét những phẩm chất của một logo được thiết kế tốt. Rốt cuộc, làm thế nào bạn có thể thiết kế logo của riêng mình nếu bạn không biết điều gì khiến cho logo thành công hay thất bại?

Một lý do khiến logo rất quan trọng là vì chúng cho khách hàng tiềm năng và khách hàng hiểu chính xác và hiệu quả những gì một doanh nghiệp hướng tới. Sử dụng hình ảnh, hình dạng, màu sắc và/hoặc phông chữ được suy nghĩ rất cẩn thận, họ làm cho doanh nghiệp có thể nhận ra ngay lập tức và phân biệt nó với bất kỳ công ty nào khác trong thị trường thích hợp của họ. Logo là một phần của bản sắc hình ảnh của một thương hiệu và do đó, việc tạo ra một logo hiệu quả đòi hỏi phải suy nghĩ, nghiên cứu, lập kế hoạch và sáng tạo.

Logo của các thương hiệu lớn

2. Yếu tố tạo nên logo chuẩn

Logomark là một yếu tố đồ họa đại diện cho hình ảnh, sản phẩm hay đặc trưng nào đó của công ty và thương hiệu liên kết. Hầu hết logo được tạo thành từ hai yếu tố: logotype và logomark.

  • Logomark là hình minh họa
  • Logotype là cách sắp đặt từ, cụm từ trong logo. Hầu hết logotype đều được cách điệu theo nhiều kiểu khác nhau, nhưng có những kiểu hoàn toàn sao y bản gốc, thậm chí được thiết kế thủ công. Chất lượng của logotype thể hiện bản chất thương hiệu cùng thông điệp nhà sản xuất muốn gửi gắm tới khách hàng.

Ví dụ: Logo Nike được tạo thành bởi hai yếu tố riêng biệt: dấu biểu tượng hất lên mạnh mẽ và tên thương hiệu. Dấu biểu tượng là logomark, Nike là logotype.

Logo Nike

Chúng đại diện cho điều gì? Logomark đại diện cho đôi cánh của Nike, chính là đôi cánh tượng nữ thần chiến thắng của Hy Lạp. Biểu tượng hất lên mạnh mẽ này còn thể hiện mục tiêu sản phẩm Nike hướng tới: tốc độ, sự uyển chuyển, sức mạnh, nhanh nhẹn hoặc giống như khuôn mặt đứa trẻ thổi bay đối thủ trên sân bóng.

Logotype “NIKE” cách điệu viết in hoa toàn bộ khẳng định sự tự tin và khí chất của thương hiệu.

Tất cả đều phù hợp với sản phẩm giày thể thao của Nike. “Logo Nike đạt hiệu quả 100%, gợi cảm giác mạnh mẽ về tốc độ cùng chất lượng” - CEO tập đoàn quảng cáo DLB Blanca Brigati ca ngợi.

Tuy nhiên, một số thương hiệu chỉ lựa chọn một trong hai yếu tố. Ví dụ: Apple và Twitter chọn logomark, trong khi Canon chỉ dùng logotype. FedEx cũng chỉ dùng logotype nhưng thú vị hơn bằng cách tạo một phím mũi tên ở giữa chữ E và x.

Logomark và Logotype

3. 5 phẩm chất cần có khi thiết kế logo

1. Sự đơn giản

Đây là chìa khóa khi tạo ra một logo thành công. Một logo đơn giản dễ nhận biết và ghi nhớ, cũng như dễ sử dụng trong nhiều phương tiện truyền thông. Dưới đây là một minh họa về sự đơn giản trong logo:

Sự đơn giản trong thiết kế logo

2. Sự liên quan

Thông qua màu sắc và hình ảnh bạn sử dụng, logo của bạn sẽ phản ánh hình ảnh bạn muốn công ty của bạn truyền tải. Bạn chắc chắn rằng logo của bạn có liên quan khi nó mang đến cho người xem ý tưởng tốt về những điều doanh nghiệp của bạn hướng tới. Chú ý đến biểu tượng y tế trong logo của nhà phân tâm học này:

Logo thiết kế cần mang ý nghĩa liên quan đến doanh nghiệp

3. Vượt thời gian

Logo của bạn nên tránh trở nên hợp thời trang đến nỗi nó trông có vẻ đã cũ 10 hoặc 50 năm kể từ ngày bạn hoàn thiện nó. Đây là một mẫu logo với một cái nhìn cổ điển:

Logo cần mang tính hiện đại

4. Khả năng ghi nhớ

Toàn bộ mấu chốt của logo của bạn là xác định và phân biệt thương hiệu, thu hút sự chú ý của người xem và để lại ấn tượng tích cực và lâu dài. Do đó, lý do là các logo tốt nhất phải dễ nhớ. Thật khó để quên biểu tượng con chim trên logo này:

Logo cần mang tính ghi nhớ lâu

5. Tính linh hoạt

Logo cần phải linh hoạt bởi vì chúng cần phải hoạt động trên nhiều phương tiện khác nhau. Bạn sẽ có thể thu nhỏ chúng xuống hoặc tăng lên, sử dụng chúng trong in ấn hoặc trên web và chúng sẽ trông tuyệt vời trong mọi trường hợp. Logo màu đen và trắng này với một chút vàng rất linh hoạt:

Tính linh hoạt của logo

4. Các bước tạo logo

Không có quy trình tạo logo chuẩn. Một số nhà thiết kế thường tạo ngay pixel, phác thảo trên giấy trước hoặc dùng black magic để hoàn thành tác phẩm nhanh.

Dù chọn cách nào, hãy luôn theo dõi sát sao công việc, gắn nhãn các layer và ghi nhớ thông điệp thương hiệu trong đầu.

1. Nghiên cứu

Bạn chắc chắn không muốn logo của mình giống như bao hãng khác và vô tình vi phạm bản quyền vì đụng chạm ý tưởng với ai đó phải không? Vì thế, hãy đánh giá các logo khác và xu hướng thiết kế trong ngành công nghiệp của bạn trước khi bắt đầu sáng tạo logo nhé.

2. Thấu hiểu nhiệm vụ

Nếu thiết kế logo cho người khác, hãy nói chuyện với họ để hiểu điều họ muốn đạt được. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng cả hai đều đã có chung ý tưởng về sản phẩm.

Bên cạnh đó, trước khi bắt đầu công việc, hãy đặt những câu hỏi như khách hàng có muốn xuất logo dưới nhiều định dạng không? Họ muốn logo đa kích thước để sử dụng trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau? Bạn sẵn sàng sửa đổi bao nhiêu lần? Thời hạn bao lâu?….

Ngoài công tác chuẩn bị, để quá trình thiết kế logo mượt mà và thành công, bạn cần hiểu thương hiệu: Công ty cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì? Ai là khách hàng mục tiêu? Đối thủ cạnh tranh của họ?

Nếu tự thiết kế logo, hãy đảm bảo bạn đã có ý tưởng rõ ràng về những câu hỏi đối tác. Hãy nghĩ tới màu sắc, thẩm mỹ, “hồn” của logo… - tất cả nội dung khách hàng nên truyền đạt cho bạn hoặc bạn sẽ cần phải tự mình nghĩ ra.

3. Phác thảo trên giấy

Nếu Adobe Illustrator hay phần mềm thiết kế khác khiến bạn bối rối, hãy bắt đầu phác thảo trên giấy trước. Vẽ trên giấy trắng có thể ít áp lực hơn màn hình đen. Đừng ngại ngần vẽ ra giấy hết các ý tưởng của bạn. Càng nhiều lựa chọn càng tốt, nhất là khi bạn đang làm nó cho đối tác.

4. Dùng Adobe Illustrator

Giờ đã tới lúc tái tạo và tinh chỉnh thiết kế đó trong Illustrator.

5. Trình bày, sửa đổi, xuất bản

Bước cuối cùng là trình bày tác phẩm với đối tác, chỉnh sửa theo yêu cầu của họ và xuất sản phẩm cuối cùng theo thỏa thuận. Logo này có thể trở thành một phần giá trị trong hồ sơ cá nhân và chắc chắn bạn luôn muốn chúng thể hiện phong cách thiết kế chuyên nghiệp của mình. Tốt nhất, bạn nên có tối đa từ 3 tới 5 lựa chọn tuyệt nhất dành cho khách hàng.

5. Các công cụ trong Adobe Illustrator dùng để thiết kế logo

Lúc đầu, Adobe Illustrator có thể khiến bạn choáng ngợp bởi quá nhiều bảng điều khiển, thế nhưng, khi đã quen cách dùng, bạn tha hồ sáng tạo tác phẩm với vô số lựa chọn hữu ích.

Video hướng dẫn chi tiết cách tạo logo bằng phần mềm thiết kế chuyên nghiệp Adobe Illustrator:

Công cụ Shape

Sử dụng phím tắt M hoặc nhấp vào công cụ Shape trong Menu Tool, bạn có thể tạo hình chữ nhật, hình chữ nhật bo tròn góc, hình tròn, đa giác, ngôi sao.

Công cụ Pen

Pen là một trong số những công cụ khó dùng của Adobe Illustrator. Tuy nhiên, nó là lựa chọn tạo khối tự do lý tưởng. Bạn có thể mở nhanh nó bằng phím P.

\

Công cụ Line

Thêm đường nét mảnh hoặc dày vào bản thiết kế bằng Line Segment (phím tắt \). Nó có tác dụng điều hỉnh kích thước nét vẽ của bạn.

Công cụ Type

Thêm logotype bằng Type (phím tắt T). Bạn có thể dễ dàng tìm thấy kiểu font hoàn hảo trên nhiều trang khác nhau. Thế nhưng, nhớ tuân thủ luật bản quyền font chữ, nhất là logo liên quan tới dự án thương mại.

Type Tool không chỉ cho phép bạn chọn kiểu chữ mà còn chỉnh cả khoảng cách giữa các chữ cái và khoảng cách dòng.

Công cụ Create Outline

Như đã đề cập ở trên, Adobe Illustrator tuyệt vời vì cho phép người dùng tạo vector. Nếu muốn vertor hóa chữ, bạn có thể làm điều này bằng cách nhấp chuột phải vào chữ và chọn Create Outlines.

Chỉ sử dụng công cụ này khi bạn chắc chắn định dạng chữ chính xác như ý muốn hoặc đang có ý định di chuyển từ chữ cái. Tạo đường bao ngoài đồng nghĩa bạn không thể chỉnh sửa chữ đó được nữa.

Tuy nhiên, việc chia sẻ logotype với người không có font chữ bạn đã dùng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng tính năng này để tinh chỉnh kích thước, di chuyển chữ cái lại gần hoặc xa nhau hơn mà không cần truy cập bảng Character.

Công cụ Shape Builder

Nếu muốn thiết kế logo thoải mái, thì hãy sử dụng ngay Shape Builder (Shift + N). Nó cho phép người dùng kết hợp linh hoạt các khối hình theo cách dễ dàng nhất.

Nó yêu cầu người dùng tập trung quan sát hàng loạt khối hình. Khả năng kết hợp chúng hay di chuyển các phần của khối hình chồng chéo gần như vô hạn.

Pathfinder

Nếu thấy Shaper Tool khó hiểu, hãy chuyển sang Pathfinder (Windows > Pathfinder). Nó cung cấp phương thức kết hợp, loại trừ đối tượng dễ hơn nhưng tốn công sức hơn.

Công cụ Color

Khi bạn biết màu sắc đang xử lý, bạn có thể tạo bảng màu trong Adobe Illustrator. Khi muốn đổi màu một nhân tố trong thiết kế, bạn có thể chuyển màu ngay lập tực bằng cách sử dụng công cụ Color.

Như vậy bài viết đã phần nào giới thiệu đến các bạn ý nghĩa của logo, nguyên lý thiết kế logo và các công cụ trong Adobe Illustrator dùng để thiết kế logo. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn có thể tự mình thiết kế một logo thật ưng ý. Chúc các bạn thành công.

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM