Hướng dẫn vẽ biểu đồ thanh/ cột chồng trong Excel một cách nhanh chóng nhất

Có 2 dạng biểu đồ chồng thường được sử dụng là: Biểu đồ Cột chồng và Biểu đồ Thanh chồng, mỗi loại biểu đồ này thể hiện ý nghĩa khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu chức năng và cách sử dụng mỗi loại qua ví dụ minh họa mà eLib biên soạn dưới đây nhé.

Hướng dẫn vẽ biểu đồ thanh/ cột chồng trong Excel một cách nhanh chóng nhất

1. Ưu và nhược điểm của biểu đồ thanh / cột chồng

Ưu  điểm:

Thể hiện rõ sự thay đổi tỉ lệ thành phần theo thời gian của các yếu tố trong bảng

Các loại số liệu và chuỗi số liệu được xếp gọn gàng trong một không gian vừa phải

Nhược điểm:

Khó khăn khi so sánh các chuỗi số liệu với nhau, ngoại trừ chuỗi số liệu đầu tiên

Các cột chồng luôn có tổng phần trăm là 100%, điều này làm mất đi miền giá trị tuyệt đối của số liệu

Biểu đồ trở nên rối mắt hơn nếu như thêm vào quá nhiều số liệu hoặc loại dữ liệu

Lời khuyên:

Hạn chế lượng số liệu sử dụng

Tránh sử dụng các biến số dạng ba chiều

2. Biểu đồ cột chồng (Stacked vertical bar chart)

Với dạng biểu đồ này, chúng ta cần phải chú tâm hơn vào cách sử dụng. Ngoài việc so sánh tổng giá trị của các hạng mục, người xem cũng có thể xem từng hạng mục con của chúng. Việc phân loại dữ liệu ra nhiều dạng như vậy có thể làm người xem bị ngộp, đặc biệt là khi sử dụng màu mặc định của các ứng dụng vẽ đồ thị. Việc so sánh các hạng mục phía trên hạng mục dưới cùng trở nên vô cùng khó do không có đường cơ sở nào để làm mức chuẩn để so sánh. Việc này dễ làm rối biểu đồ của bạn như ví dụ trong hình 1

Hình 1 So sánh 2 dạng mục trong biểu đồ cột chồng

Như bạn có thể thấy, so sánh các hạng mục trong biểu đồ bên trái dễ hơn nhiều đối với biểu đồ bên phải. Với dạng biểu đồ cột chồng, bạn có thể trình bày các giá trị trên trục tung như 2 biểu đồ của hình 1. Hoặc bạn cũng có thể thể hiện giá trị qua phần trăm của các hạng mục con đối với các hạng mục mẹ với tổng là 100%. Lựa chọn tùy theo ngữ cảnh. Khi bạn sử dụng cách 100%, hãy cân nhắc thêm các giá trị thực của các hạng mục trên trục tung hay không. Bạn cũng có thể thể hiện trực tiếp trên các cột hoặc trong chú thích. Việc cân nhắc này đơn giản hóa quá trình phân tích biểu đồ cho người xem của bạn.

3. Biểu đồ thanh ngang chồng (Stacked horizontal bar chart)

Biểu đồ này là một dạng của biểu đồ cột, nhưng mỗi cột nó có nhiều phần xếp lên nhau. Vì vậy ngoài việc có thể so sánh dữ liệu các cột với nhau, bạn còn thể hiển thị thêm một chiều thể hiện chi tiết thành phần của mỗi cột. Nói cách khác ngoài việc so sánh tổng giá trị của từng danh mục, còn có thể dùng để so sánh các hạng mục con của nó. Biểu đồ này có thể trình bày giá trị thực của từng danh mục trên các trục hoặc thể hiện phần trăm của các hạng mục con.

Cách thể hiện theo phần trăm vô cùng hữu dụng trong việc thể hiện cả 2 mặt tích cực lẫn tiêu cực của toàn bộ ngữ cảnh, bởi vì bạn đã có một đường cơ sở nhất quán từ đầu đến cuối (từ bên trái sang phải). Điều này giúp việc so sánh dữ kiện của cả 2 phía biểu đồ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Ví dụ trong hình 2 dưới đây sẽ minh họa cách dùng biểu đồ này từ bài khảo sát thể hiện sự ưa thích vô cùng không tán thành đến hoàn toàn đồng ý.

Cách thể hiện dữ liệu qua phần trăm

4. Hướng dẫn vẽ Biểu đồ thanh/cột chồng trên Excel

Bước 1: Chuẩn bị bảng dữ liệu. Chọn vùng dữ liệu cần tạo Biểu đồ Thanh/Cột chồng.

Bước 2: Chọn Insert. Chọn Other Charts.

Bước 3: Chọn All Chart Types

Bước 4: Chọn định dạng biểu đồ thanh chồng hoặc cột chồng.

Bước 5: Sử dụng các Tùy chọn trong Chart Tool hoặc kích chuột phải vào từng khu dữ liệu ngay trong biểu đồ vừa tạo được để chỉnh sửa hình thức của biểu đồ.

Bước 6: Căn chỉnh/chỉnh sửa/loại bỏ các yếu tố phức tạp không cần thiết để hoàn thiện biểu đồ.

Như vậy bài viết đã Hướng dẫn vẽ biểu đồ thanh/ cột chồng trong Excel. Chỉ cần vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tự mình vẽ dược biểu đồ phù hợp với yêu cầu của bài toán, Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc bạn thực hiện thao tác thành công!

Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM