Tiểu luận: Xu hướng quốc tế hóa R&D của các TNC trên thế giới

Tiểu luận Xu hướng quốc tế hóa R&D của các TNC trên thế giới được hoàn thành với các nội dung chính như Giới thiệu về TNC và R&D, tình hình hoạt động R&D của các TNC trên thế giới, xu hướng quốc tế hoá R&D của các TNC và phân tích nguyên nhân.

Tiểu luận: Xu hướng quốc tế hóa R&D của các TNC trên thế giới

1. Mở đầu

Bên cạnh việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhiều nước trong đó có Việt Nam luôn muốn lôi kéo ngày càng nhiều các TNC nước ngoài cùng hoạt động R&D của họ đến nước mình. Thực trạng hoạt động R&D của các TNC trên thế giới diễn ra như thế nào? Quốc tế hóa hoạt động R&D có phải là xu hướng và tương lai của nó ra sao? Những nguyên nhân hay cơ hội nào đã thúc đẩy các TNC đầu tư R&D ra nước ngoài? Nắm bắt xu hướng này Việt Nam có những lợi thế gì? Nhận thấy đây là vấn đề có mang tính thực tiễn cao và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, nhóm đã quyết định chọn đề tài “xu hướng quốc tế hóa R&D của các TNC trên thế giới”. 

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu về TNC và R&D

Giới thiệu chung về công ty xuyên quốc gia (TNC)

  • Định nghĩa và khái niệm
  • Chiến lược hoạt động của TNC
  • Vai trò chính của các TNC trong nền kinh tế toàn cầu 

Giới thiệu về R&D

  • Khái niệm R&D
  • Chức năng của R&D
  • Vai trò của R&D đối với sự phát triển của TNC

2.2 Tình hình hoạt động R&D của các TNC trên thế giới

Bước vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới, hoạt động KH-CN thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc. Đổi mới và hợp tác KH&CN là hai xu thế chính thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu và cũng là hai nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất, việc làm và nâng cao đời sống. Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế mới này, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực đầu tư và có những quyết sách mạnh mẽ nhằm thúc đẩy các hoạt động KH-CN. 

2.3 Xu hướng quốc tế hoá R&D của các TNC và phân tích nguyên nhân

Tổng quan xu hướng

  • R&D là chức năng chiến lược của các TNC nên các công ty này thường tập trung R&D tại nước mình, chỉ đặt R&D tại một số ít quốc gia nước ngoài. 
  • Bên cạnh đó, các hoạt động công nghệ của các công ty xuyên quốc gia đang ngày càng trở nên quốc tế hóa. Trong nỗ lực tìm kiếm khả năng cạnh tranh công nghệ mới, để thích nghi hơn với thị trường và hạ thấp chi phí R&D, các công ty đang có xu hướng chuyển các hoạt động nghiên cứu ra nước ngoài.

Những địa điểm thu hút của xu hướng quốc tế hóa R&D 

  • Theo báo cáo của UNCTAD, một trong những điểm đến được ưa thích nhất của các TNC đó Châu Á. Một số quốc gia thành công nhất trong lĩnh vực thu hút đầu tư R&D của các tập đoàn này có thể kể đến là Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, khu vực Đông và Nam Á.
  • Việt Nam cũng là một trong số các ứng cử viên tiềm năng cho các đầu tư R&D của các TNC. 

Nguyên nhân xu hướng

  • Điều tra của Tạp chí R&D đã nêu ra một số nhận định như sau liên quan tới kỳ vọng về quyết định đầu tư vào hoạt động R&D ra nước ngoài của các TNC 
  • Điều tra của Tạp chí này cũng cho biết quyết định mở rộng hoạt động R&D của các TNC 
  • Tuy nhiên nguyên nhân chính của xu hướng này có thể không còn những yếu tố như trên. Thay vì tận dụng nguồn lao động giá rẻ và lương thấp, các TNC sẽ chú trọng hơn vào lợi thế kĩ năng lao động ở các nước khác để dịch chuyển hoạt động R&D. Cơ sở chi phí sẽ không còn là nhân tố quan trọng tác động tới quyết định đầu tư R&D của các nhà đầu tư như hiện nay. Đó không còn là xu hướng trong một vài lĩnh vực mà đã có ảnh hưởng tới hầu hết các hoạt động đầu tư trên toàn thế giới nói chung, khi trình độ khoa học công nghệ phát triển và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đòi hỏi chất lượng và hàm lượng tri thức trong sản phẩm cần được xem xét một cách đúng đắn. 

3. Kết luận

Sự đa dạng của các chiến lược sản xuất quốc tế tăng lên cùng với thời gian vì các TNC phản ứng khác nhau với nhưng thay đổi trong môi trường kinh tế. 

Các công ty TNC trên thế giới đều tập trung đẩy mạnh đầu tư R&D. 

Nắm bắt xu hướng quốc tế hóa hoạt động R&D, Việt Nam đang có khả năng tiếp nhận một số trung tâm R&D có giá trị hàng chục triệu USD. 

4. Tài liệu tham khảo

PGS-TS Vũ Chí Lộc (2012). Giáo trình Đầu tư quốc tế. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

GS-TS Đỗ Đức Bình (2008). Giáo trình kinh tế quốc tế. NXB Đại học kinh tế quốc dân.

CIEM (2006). Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. NXB Giao thông vận tải.

Tổng cục dân số, kế hoạch hóa gia đình (2011). Số liệu thống kê xã hội và môi trường 2011.

Bảng điều tra của viện nghiên cứu quản lí kinh tế TƯ về cơ chế tài chính đối với các viện R&D.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tiểu luận Đầu tư quốc tế trên ---

Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM