Vitamin B3 - Cung cấp vitamin B3, giảm nguy cơ đau tim
Vitamin B3 (Niacin) để điều trị thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên, hạ cholesterol và triglycerides máu, để giảm nguy cơ đau tim ở người bị tăng cholesterol máu vừa mới trải qua cơn đau tim hoặc để điều trị bệnh mạch vành. Cùng eLib.VN tìm hiểu về tác dụng, công dụng, liều dùng cũng như một số lưu ý cảnh báo của thuốc nhé.
Mục lục nội dung
1. Tác dụng
Tác dụng của thuốc vitamin B3 (niacin) là gì?
Bạn có thể sử dụng thuốc vitamin B3 (hay còn gọi là niacin hoặc axit niconitic) để điều trị thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên, hạ cholesterol và triglycerides máu, để giảm nguy cơ đau tim ở người bị tăng cholesterol máu vừa mới trải qua cơn đau tim hoặc để điều trị bệnh mạch vành.
Vitamin B3 (niacin) có thể được sử dụng cho một số vấn đề khác không được đề cập trong hướng dẫn này. Bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Bạn nên sử dụng thuốc vitamin B3 (niacin) như thế nào?
Đối với thuốc dạng viên nén, viên nang, bạn uống kèm hoặc không kèm thức ăn. Bạn không nhai, bẻ, nghiền viên thuốc mà hãy nuốt nguyên viên kèm một cốc nước.
Đối với dung dịch uống vitamin B3, bạn đo liều bằng muỗng đo đặc biệt hoặc cốc đo liều. Nếu bạn không có dụng cụ đo liều, bạn có thể hỏi dược sĩ.
Bạn có thể hỏi nhân viên y tế về cách dùng thuốc đẻ sử dung thuốc thật chính xác.
Bạn nên bảo quản thuốc vitamin B3 (niacin) như thế nào?
Bạn nên bảo quản thuốc vitamin B3 ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm. Bạn không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Bạn hãy giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc vitamin B3 (niacin) cho người lớn như thế nào?
Liều dùng khuyến cáo cho người lớn cần bổ sung dinh dưỡng:
Nam giới từ 19 tuổi trở lên uống 16 mg mỗi ngày.
Nữ giới từ 19 tuổi trở lên nên dùng uống 14 mg mỗi ngày.
Phụ nữ mang thai nên dùng 18 mg mỗi ngay.
Phụ nữ đang cho con bú nên dùng 17 mg mỗi ngày.
Đối với những loại thực phẩm bổ sung niacin:
Bạn uống 50 mg mỗi 12 giờ hoặc 100 mg mỗi ngày.
Liều dùng thông thường cho người lớn bị tăng lipid máu:
Đối với dạng phóng thích nhanh, bạn dùng thuốc như sau:
Bạn dùng 250 mg uống một lần mỗi ngày. Bạn cần thường xuyên điều chỉnh liều mỗi 4-7 ngày tùy vào hiệu quả và khả năng dung nạp của cơ thể trong lần sử dụng thuốc đầu tiên, sau khi uống 1,5 đến 2 g mỗi 6-8 giờ. Sau đó, bạn hiệu chỉnh liều mỗi 2-4 tuần; Liều tối đa là 6 g mỗi ngày.
Đối với dạng phóng thích kéo dài, bạn dùng thuốc như sau:
Bạn uống liều khởi đầu 500 mg mỗi ngày trước khi ngủ; Bạn có thể hiệu chỉnh liều mỗi 4 tuần tùy vào hiệu quả và khả năng dung nạp của cơ thể đến liều 1 đến 2 g một lần mỗi ngày; Liều tối đa là 1-2 g mỗi ngày.
Liều dùng thuốc vitamin B3 (niacin) cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng thông thường sẽ tùy theo độ tuổi của trẻ như sau:
Đối với trẻ 0-6 tháng, bạn cho trẻ uống 2 mg mỗi ngày; Đối với trẻ 6-12 tháng, bạn cho trẻ uống 3 mg mỗi ngày; Đối với trẻ 1-4 tuổi, bạn cho trẻ uống 6 mg mỗi ngày; Đối với trẻ 4-9 tuổi, bạn cho trẻ uống 8 mg mỗi ngày; Đối với trẻ 9-14 tuổi, bạn cho trẻ uống 12 mg mỗi ngày; Đối với trẻ 14-18 tuổi, bạn cho trẻ uống 16 mg mỗi ngày (đối với con trai) và 14 mg mỗi ngày (đối với con gái).
Thuốc vitamin B3 (niacin) có những dạng và hàm lượng nào?
Thuốc vitamin B3 có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nang uống 500 mg; Viên nén uống phóng thích nhanh 500 mg; Viên phóng thích kéo dài 500 mg, 750 mg, 1000 mg; Dung dịch uống 100 ml; Kem thoa da, lotion, bột và khí dung 0.01%; Mặt nạ 0.1%.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc vitamin B3 (niacin)?
Như các loại thuốc khác, thuốc vitamin B3 (niacin) có thể gây ra một số tác dụng phụ. Phần lớn những tác dụng phụ này hiếm gặp và không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, bạn cần báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào sau đây:
Tiêu chảy, ho; Choáng váng, ngất xỉu; Tim đập nhanh; Buồn nôn, nôn ói, đau ở bụng trên; Mệt mỏi nhiều, thiếu năng lượng; Nước tiểu sậm màu, phân có màu sậm; Chảy máu hoặc bầm tims bất thường; Mất vị giác; Triệu chứng giống cúm; Nổi mẫn, ban, ngứa; Khó thở hoặc khó nuốt; Phù mặt, họng, môi, lưỡi, mắt, tay, chân, mắt cá hoặc chân dưới; Khàn giọng; Đau cơ, mệt hoặc yếu cơ không rõ nguyên nhân;
Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng trước khi dùng
Trước khi dùng thuốc vitamin B3 (niacin) bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng thuốc vitamin B3 bạn nên báo với bác sĩ và dược sĩ:
Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, tá dược của thuốc; Nếu bạn bị dị ứng với bất kì thuốc nào, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào; Nếu bạn định dùng thuốc cho trẻ em và người lớn tuổi; Nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú; Nếu bạn đang mắc bất kì vấn đề sức khỏe nào hoặc bạn đang dùng thuốc nào có thể gây tương tác thuốc với vitamin B3.
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
A = Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Thuốc vitamin B3 (niacin) có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số thuốc có thể tương tác với vitamin B3 khi dùng chung, bao gồm:
Kháng sinh nhóm tetracycline – nhóm thuốc này có thể làm giảm hấp thu và hiệu quả của vitamin B3; Aspirin – việc uống thuốc này trước khi dùng vitamin B3 có thể làm giảm tác dụng phụ đỏ bừng do niacin gây ra; Phenytoin và axit valproic – các thuốc này có thể gây thiếu hụt vitamin B3 ở một số người; Carbamazepine hoặc primidone – vitamin B3 làm tăng hàm lượng các thuốc này trong máu; Thuốc chống đông – dùng vitamin B3 kèm các thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết; Thuốc chẹn thụ thể alpha – vitamin B3 có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc này; Các thuốc hạ cholesterol máu là nhựa resin gắn với axit mật như colestipol (Colestid®), colesevelam (Welchol®) và cholestyramine (Questran®) – vitamin B3 làm giảm hiệu quả của các thuốc này; Simvastatin – một số bằng chứng khoa học cho thấy vitamin B3 (niacin) với thuốc này có thể làm chậm tiến triển của bệnh tim. Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng như nhiễm trùng cơ hoặc tổn thương gan; Các thuốc trị tiểu đường như insulin, metformin, glyburide, glipizide – vitamin B3 làm tăng tác dụng hạ đường huyết của các thuốc này. Do đó bạn cần phải kiểm soát tốt lượng đường huyết trước khi sử dụng những chế phẩm bổ sung niacin; Thuốc trị lao isoniazid – thuốc này có thể gây thiếu hụt niacin; Nicotine.
Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng đến thuốc vitamin B3 (niacin) không?
Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc vitamin B3 (niacin)?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Bệnh gan hoặc thận; Bệnh tim hoặc đau thắt ngực không kiểm soát; Loét dạ dày; Tiểu đường; Bệnh gút; Rối loạn cơ như tình trạng nhược cơ.
6. Trường hợp khẩn cấp/quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
rên đây là một số thông tin cơ bản về vitamin B3 (niacin), hy vọng bài viết của eLib.VN sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này cũng như sử dụng đúng cách và an toàn.
Tham khảo thêm
- doc Vitamin C - ĐIều trị bệnh do thiếu vitamin C, tăng sức đề kháng của cơ thể
- doc Vitamin E - Điều trị thiếu hụt vitamin E
- doc Vitamin B6 - Điều trị bệnh thiếu máu di truyền
- doc Vitamin B5 - Điều trị thiếu hụt axit pantothenic
- doc Thuốc Vitreolent® - Tác dụng bảo vệ tuyến giáp
- doc Vitamin PP 500mg - Tác dụng bổ sung nicotinamid
- doc Vitamin PP - Tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerides
- doc Vitamin O - Điều trị nhiễm trùng nấm
- doc Vitamin K - Điều trị và ngăn ngừa thiếu hụt vitamin K cho trẻ sơ sinh
- doc Vitamin D3 B.O.N® - Điều trị và phòng ngừa thiếu hụt vitamin D
- doc Vitamin D3 - Điều trị hoặc ngăn ngừa chứng loãng xương
- doc Vitamin D2 - Điều trị và phòng ngừa bệnh còi xương
- doc Vitamin D - Điều trị hạ canxi, vẩy nến, bệnh nhuyễn xương
- doc Vitamin B2 - Điều trị bệnh tiêu chảy, ung thư
- doc Vitamin B17 - Tác dụng phòng chống ung thư, giảm đau, giảm huyết áp
- doc Vitamin B15 - Điều trị bệnh hen suyễn, các bệnh về da
- doc Vitamin A - Cung cấp các vitamin
- doc Thuốc Viagra - Điều trị rối loạn cương dương
- doc Vitamin B13 - Hỗ trợ tăng bài tiết axit uric trong nước tiểu
- doc Vitamin B12 - Ngăn ngừa và điều trị nồng độ vitamin B12 thấp trong máu
- doc Vitamin B11 - Bổ sung vitamin
- doc Vitamin B10 - Điều trị bạch biến, viêm da, bạch huyết bào
- doc Vitamin 3B - Điều trị các bệnh do thiếu vitamin thuộc nhóm B
- doc Thuốc Vitabact® 0,05% - Thuốc nhỏ mắt sát trùng
- doc Thuốc Visine® Tears - Hỗ trợ giữ ẩm mắt, bảo vệ mắt khỏi bị thương tổn
- doc Thuốc Visine® Original Redness Relief - Điều trị đỏ mắt
- doc Thuốc Viscum album - Điều trị rối loạn tăng huyết áp và bệnh tim mạch
- doc Thuốc Vipteen - Hỗ trợ phát triển chiều cao và trí tuệ
- doc Thuốc Vinpocetine - Hỗ trợ bảo vệ thần kinh
- doc Thuốc Vinorelbine tartrate - Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ
- doc Thuốc Vindesine - Điều trị bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính
- doc Thuốc Vincristine sulfate - Điều trị ung thư bạch cầu lymphoblastic cấp tính
- doc Thuốc Vincarutine® - Điều trị rối loạn não ở người cao tuổi
- doc Thuốc Vincamine - Hỗ trợ giãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đến não
- doc Thuốc Vinblastine - Điều trị ung thư
- doc Thuốc Vinacode® - Điều trị ho khan gây mất ngủ, ho do viêm nhiễm đường hô hấp
- doc Thuốc Vimotram - Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm
- doc Thuốc Viloxazine - Hỗ trợ chống trầm cảm
- doc Thuốc Vildagliptin - Hỗ trợ giảm đường trong máu
- doc Thuốc Vigabatrin - Điều trị rối loạn co giật
- doc Thuốc Vidarabine - Điều trị nhiễm trùng mắt
- doc Thuốc Victoza - Kiểm soát lượng đường trong máu, lượng insulin và tiêu hóa
- doc Thuốc Vicodin® - Giảm và xoa dịu các cơn đau
- doc Thuốc Vicks Vaporub® - Điều trị ho, đau nhức, đau cơ, khớp
- doc Thuốc Viartril-S® - Phòng ngừa và điều trị các tình trạng thoái hóa khớp
- doc Thuốc Viabiovit - Ức chế vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột