Làm thế nào để viết báo cáo tốt nghiêp đạt điểm cao?
Làm thế nào để viết báo cáo tốt nghiêp đạt điểm cao? Vậy một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp cần có những nội dung nào? Hãy cùng eLib tham khảo chi tiết nội dung bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Tại sao sinh viên cần thực tập?
2. Mục đích của báo cáo thực tập tốt nghiệp
3. 5 điều cần biết khi viết báo cáo tốt nghiêp
3.1 Lời mở đầu báo cáo thực tập viết như thế nào?
3.2 Cách trình bày báo cáo thực tập
3.3 Thứ tự sắp xếp trong báo cáo thực tập
4. Những điều cần tránh khi viết báo cáo thực tập tốt nghiệp
1. Tại sao sinh viên cần thực tập?
Thực tập là một cơ hội giúp các sinh viên năm cuối dễ dàng tìm được việc nhanh chóng sau khi ra trường, là điều kiện để các sinh viên có thể làm quen với môi trường làm việc, có thể áp dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế xử lý công việc. Hơn nữa, thực tập còn giúp sinh viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn với những kinh nghiệm đã có.
Bên cạnh đó, việc thực tập cũng giống như một bước đệm để các sinh viên năm cuối tự nhận ra những thiếu sót đồng thời hoàn thiện bản thân hơn. Khi thực tập, bạn sẽ có dịp tiếp xúc với những tiền bối đi trước, được học hỏi, thắc mắc những vấn đề khó khăn khi mới bắt đầu làm việc.
2. Mục đích của báo cáo thực tập tốt nghiệp
-
Sinh viên củng cố kiến thức chuyên ngành thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu thực tiễn của ngành và chuyên ngành đào tạo tại một đơn vị (tổ chức, doanh nghiệp);
-
Sinh viên vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học để nghiên cứu, phân tích và xử lý các vấn đề cụ thể thuộc lĩnh vực ngành/ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại đơn vị thực tập; Phát triển khả năng phát hiện vấn đề từ thực tế kinh doanh của đơn vị thực tập cần nghiên cứu để đề xuất nội dung viết khóa luận tốt nghiệp (đối với những SV đủ điều kiện làm khóa luận).
-
Tìm hiểu yêu cầu và môi trường làm việc trong lĩnh vực thực tập để chủ động thích nghi trong công việc thực tiễn;
-
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp với khách hàng, với đồng nghiệp, xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
-
Củng cố kĩ năng thực hành cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu cho SV nhằm mục đích đạt chuẩn chất lượng trong đào tạo và đáp ứng yêu cầu của xã hội.
-
Rèn luyện tính tự chủ và tinh thần trách nhiệm trong công việc.
3. 5 điều cần biết khi viết báo cáo tốt nghiêp
3.1 Lời mở đầu báo cáo thực tập viết như thế nào?
Một báo cáo thực tập đạt yêu cầu, được đánh giá cao thì ngoài bố cục trình bày đẹp, nội dung và bìa báo cáo chuẩn, khoa học, các bạn cũng cần lưu ý chuẩn bị kỹ lưỡng và viết lời mở đầu báo cáo thực tập thật hay và đạt yêu cầu nhé.
Lời mở đầu báo cáo thực tập được đánh giá khá quan trọng vì là những dòng dầu tiên mà giảng viên hướng dẫn sẽ đọc bài của bạn. Vi vậy, bạn phải làm sao gây được thiện cảm ngay từ những dòng mở đầu này.
Một điều hết sức lưu ý là bạn tránh copy hay đạo văn từ bài của người khác vì những trường hợp như vậy nếu bị phát hiện sẽ dễ bị chấm điểm rớt, ảnh hưởng đến toàn bộ báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Bạn cần đảm bảo có đầy đủ các yếu tố sau trong lời mở đầu báo cáo thực tập:
-
Lý do chọn đề tài
-
Mục tiêu nghiên cứu
-
Phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu
-
Phương pháp nghiên cứu
-
Cấu trúc đề tài
3.2 Cách trình bày báo cáo thực tập
Bìa báo cáo thực tập là loại giấy cứng khổ A4, có thể sử dụng giấy màu với màu sắc nhẹ nhàng, phù hợp.
Khổ giấy sử dụng: A4, in một mặt
Nên đóng tập đề tài bằng đinh bấm, bọc gáy; không nên đóng bằng lò xo - đục lỗ
Chữ trong phần nội dung: Viết tiếng Việt có dấu đầy đủ, nên sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 13 với mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ
Nên dãn dòng ở chế độ 1.5 lines
Căn lề trang: Lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2cm
Các trang không đánh số trang: Trang bìa, trang bìa lót, lời cảm ơn, lời nhận xét của cơ quan thực tập, nhận xét của Giảng viên hướng dẫn, danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh mục các sơ đồ và hình, mục lục.
Các trang phải đánh số trang: Mở đầu, nội dung đề tài, tài liệu tham khảo, phụ lục
Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, bản đồ/sơ đồ và ghi tên bảng ở đầu mỗi bảng
Tài liệu tham khảo bắt buộc phải ghi
3.3 Thứ tự sắp xếp trong báo cáo thực tập
Tên cơ quan chủ quản, tên trường, tên khoa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Chuyên ngành
Tên đơn vị sinh viên đến thực tập, địa chỉ đầy đủ của cơ sở đó.
Tên cán bộ hướng dẫn (học hàm, học vị)
Tên giảng viên theo dõi (học hàm, học vị)
Tên sinh viên thực tập, mã số sinh viên
Địa điểm, thời gian hoàn thành báo cáo
Lời cảm ơn
Nhận xét của người hướng dẫn
Mục lục
Danh mục các bảng biểu, hình ảnh/đồ thị, ký hiệu, chữ viết tắt
Từ điển thuật ngữ (nếu có)
3.4 Cách viết lời cảm ơn
Làm sao để có thể viết được một lời cảm ơn đầy đủ và chân thành nhất trong phần cuối của báo cáo thực tập cũng là điều mà các sinh viên cần chú ý để hoàn thiện được báo cáo thực tập của mình một cách tốt nhất.
Tùy theo cảm xúc, văn phong của từng người mà lời cảm ơn dùng trong báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ có cách triển khai khác nhau để thể hiện đúng mục đích là gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ, dìu dắt mình trong suốt quá trình thực tập.
Bạn hãy dùng những lời văn chân thành và đơn giản nhưng cũng không kém phần trang trọng để thể hiện những cảm xúc của mình một cách sâu sắc nhất. Người ta vẫn thường nói lời chân thành sẽ có giá trị hơn rất nhiều những lời hoa mỹ nhưng sáo rỗng. Vì vậy, bạn hãy dùng chính tâm hồn của mình để thể hiện sự biết ơn của mình nhé.
Một lời cảm ơn trong báo cáo thực tập hay và có giá trị không chỉ thể hiện sự cảm ơn đối với giảng viên hướng dẫn mà còn thể hiện sự cảm ơn sâu sắc tới nhà trường, ban giám hiệu và toàn thể các giảng viên đã dạy dỗ, chỉ bảo trong suốt những tháng năm theo học tại trường.
3.5 Kết luận báo cáo thực tập
Lời kết luận của báo cáo thực tập chính là phần chốt lại cuối cùng của vấn đề được đưa ra. Đây là phần nội dung bắt buộc nhằm tổng kết lại nội dung và bày tỏ suy nghĩ của người viết báo cáo thực tập.
Nếu như lời mở đầu báo cáo thực tập hay được xem là cánh cửa mở ra để thu hút sự chú ý và mối quan tâm của giảng viên hướng dẫn thì phần kết luận báo cáo thực tập tốt sẽ giúp bạn nhấn mạnh lại được toàn bộ nội dung quan trọng trong báo cáo thực tập và để lại ấn tượng với người đọc.
Kết luận báo cáo thực tập sẽ bao gồm 2 nội dung chính là kết luận lại toàn bộ nội dung của báo cáo và đề xuất các phương án hoặc giải pháp được rút ra từ kết quả nghiên cứu. Tùy thuộc vào độ dài của bản báo cáo và các chương mục đã được trình bày mà bạn có thể tóm tắt và có được một lời kết luận ngắn gọn, súc tích sao cho phù hợp.
4. Những điều cần tránh khi viết báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tránh sao chép báo cáo của người khác. Báo cáo của sinh viên sẽ lập tức bị loại nếu bị phát hiện đạo văn, sao chép.
Tránh trích dẫn thiếu nguồn hoặc nguồn không uy tín. Nếu trích từ sách thì cần chọn sách được xuất bản bởi các nhà xuất bản uy tín như nhà xuất bản Chính trị và Sự thật, nhà xuất bản Giáo dục… Nếu trích từ các trang web online thì nên tìm các trang có đuôi “.edu” hoặc chấm “.org”
Tuyệt đối không làm báo cáo thực tập khi không đi thực tập. Sự thiếu trung thực sẽ khiến bạn phải nhận những hình phạt nặng nề từ phía nhà trường và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tốt nghiệp của bạn.
Trên đây là một số kinh nghiệm chia sẽ đến các bạn, hy vọng sẽ phần nào đóng góp thêm vào kho kinh nghiệm học tập cho các bạn sinh viên trường Cao đẳng - Đại Học. Chúc các bạn thành công!