Bệnh viêm võng mạc sắc tố - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm võng mạc sắc tố là một tập hợp các bệnh ảnh hưởng đến võng mạc. Viêm võng mạc sắc tố thường sẽ phá hủy tế bào hình que trong võng mạc gây ra mất thị lực dần dần và cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa nào là hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh viêm võng mạc sắc tố - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm võng mạc sắc tố là gì?

Viêm võng mạc sắc tố là một tập hợp các bệnh ảnh hưởng đến võng mạc. Võng mạc là lớp trong cùng của mắt có hai loại tế bào cảm quang đặc biệt gửi hình ảnh đến não. Các tế bào cảm quang này là những tế bào hình que và tế bào hình nón. Viêm võng mạc sắc tố thường sẽ phá hủy tế bào hình que trong võng mạc gây ra mất thị lực dần dần và cuối cùng có thể dẫn đến mù lòa.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm võng mạc sắc tố?

Các triệu chứng của viêm võng mạc sắc tố thường xuất hiện đầu tiên trong thời thơ ấu. Tuy nhiên, các triệu chứng thường không phát triển nặng trước giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Các triệu chứng có thể bao gồm:

Giảm thị lực vào ban đêm hoặc trong điều kiện ánh sáng yếu. Mất tầm nhìn ngoại biên: người bệnh sẽ có cảm giác như đang nhìn trong đường hầm (thị lực hình ống) và thường bị trượt ngã. Mất tầm nhìn trung tâm.

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra viêm võng mạc sắc tố là gì?

Nguyên nhân gây viêm võng mạc sắc tố hiện vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nghi ngờ rằng đột biến gen kiểm soát tế bào que có thể gây ra bệnh. Đôi khi tế nào nón cũng bị tổn hại. Đây là bệnh di truyền và thường truyền từ cha mẹ sang con. Bệnh viêm võng mạc sắc tố không lây nhiễm.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắt phải viêm võng mạc sắc tố?

Theo thống kê, cứ 4000 người thì có 1 người mắc viêm võng mạc sắc tố. Người ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm võng mạc sắc tố và bệnh thường là do di truyền. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm võng mạc sắc tố?

Nguyên nhân gây viêm võng mạc sắc tố vẫn chưa rõ ràng. Vì vậy, các yếu tố nguy cơ hiện nay vẫn chưa được tìm thấy. Tuy nhiên, yếu tố di truyền được cho là nguyên nhân chính khiến bạn mắc viêm võng mạc sắc tố. Nếu gia đình bạn có người mắc bệnh, bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm võng mạc sắc tố?

Bác sĩ chẩn đoán bằng việc hỏi bạn về tiền sử bệnh và khám sức khỏe cho bạn. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mặt sau của mắt bằng kính soi đáy mắt để tìm những đốm tối trên võng mạc của bạn. Các phương pháp chẩn đoán khác bác sĩ có thể sử dụng bao gồm:

Kiểm tra thị trường màu sắc. Chụp mạch huỳnh quang. Đo nhãn áp. Đo lường các hoạt động điện trong võng mạc. Phản ứng phản xạ đồng tử. Kiểm tra khúc xạ. Chụp võng mạc. Kiểm tra thị lực biên. Kiểm tra đèn khe.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm võng mạc sắc tố?

Chưa có liệu pháp nào được chứng minh hiệu quả để điều trị viêm võng mạc sắc tố. Một số nghiên cứu cho rằng điều trị bằng chất chống oxi hóa (liều cao vitamin A) có thể giúp làm chậm sự phát triển của bệnh. Tuy nhiên, dùng liều cao vitamin A có thể gây những vấn đề nghiêm trọng cho gan. Do đó bạn phải cân nhắc kỹ lợi ích và rủi ro của phương pháp này.

Dụng cụ hỗ trợ bao gồm kính lúp và ống nhòm hồng ngoại ban đêm có thể giúp người bị quáng gà và thị lực hình ống nhìn rõ hơn. Ngoài ra đeo kính mát có thể giúp bạn bảo vệ võng mạc khỏi tia cực tím và có thể giúp giữ gìn thị lực.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm võng mạc sắc tố?

Những thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm võng mạc sắc tố:

Viêm võng mạc sắc tố là bệnh di truyền. Biết được tiền sử bệnh trong gia đình có thể cho bạn những thông tin phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tư vấn và xét nghiệm di truyền có thể giúp con bạn phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh. Gọi bác sĩ nếu bạn gặp vấn đề về thị lực, khó nhìn vào buổi tối hoặc nhận thấy bạn bị mất tầm nhìn ngoại biên. Gặp bác sĩ mắt thường xuyên. Bác sĩ có thể giúp bạn thích nghi với việc mất thị lực.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm võng mạc sắc tố, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM