Bệnh viêm thượng củng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm thượng củng mạc là tình trạng viêm ở thượng củng mạc, một lớp mô mỏng trên phần trắng hoặc màng cứng của mắt. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh viêm thượng củng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm thượng củng mạc

Bệnh viêm thượng củng mạc là gì?

Viêm thượng củng mạc là tình trạng viêm ở thượng củng mạc, một lớp mô mỏng trên phần trắng hoặc màng cứng của mắt. Đây là lớp giữa phần da mắt và thành cứng của nhãn cầu.

Khi các mạch máu nhỏ trong thượng củng mạc bị kích thích hoặc viêm, chúng làm cho mắt bạn trông đỏ hoặc đỏ như máu. Bệnh này thường xảy ra ở một mắt nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả hai.

Tình trạng mắt đỏ của viêm thượng củng mạc giống như viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng nó không có dịch tiết.

2. Triệu chứng viêm thượng củng mạc

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm thượng củng mạc là gì?

Triệu chứng chính của viêm thượng củng mạc là mắt đỏ, thường ở một hoặc hai bên. Viêm thượng củng mạc có hai loại:

Đơn giản. Mắt có thể đỏ một phần hoặc toàn phần, kèm theo sự khó chịu cho người bệnh. Nốt. Các vết sưng hơi nổi lên bao quanh bởi các mạch máu bị giãn. Tình trạng này thường ở một vùng mắt và có thể gây khó chịu cho người bệnh.

Mặc dù viêm thượng củng mạc đơn giản và nốt trông hơi khác nhau, nhưng chúng có chung nhiều triệu chứng, bao gồm:

  • Chảy nước mắt;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Cảm giác nóng, châm chích hoặc có sạn trong mắt.

Những triệu chứng này thường không ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn. Chúng cũng có thể tự hết sau một vài tuần và trở lại vài tháng sau đó.

3. Nguyên nhân viêm thượng củng mạc

Nguyên nhân viêm thượng củng mạc là gì?

Các chuyên gia không biết chính xác nguyên nhân gây viêm thượng củng mạc. Trong hầu hết các trường hợp, không có nguyên nhân cụ thể được tìm thấy. Khoảng 1/3 số người mắc bệnh có tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (các bác sĩ gọi đây là rối loạn hệ thống), chẳng hạn như:

Viêm khớp dạng thấp Bệnh viêm ruột Lupus Bệnh Crohn Bệnh gout Rosacea (chứng đỏ mặt) Bệnh lý mạch máu collagen

Các nguyên nhân khác gồm :

  • Các loại thuốc như topiramate và pamidronate;
  • Chấn thương.

4. Nguy cơ mắc viêm thượng củng mạc

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm thượng củng mạc?

Một số yếu tố làm bạn có nguy cơ cao mắc viêm thượng củng mạc như:

Giới tính. Bệnh ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tuổi tác. Bệnh có thể ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng phổ biến nhất ở người lớn, đặc biệt là những người từ 40-50 tuổi. Nhiễm trùng. Trong một số trường hợp hiếm, nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn, nấm hoặc virus có thể là nguyên nhân gây viêm thượng củng mạc. Virus varicella, gây ra bệnh zona, có thể là một yếu tố nguy cơ trong một số trường hợp. Ung thư. Trong những trường hợp cực kỳ hiếm gặp, viêm thượng củng mạc có liên quan đến bệnh bạch cầu tế bào T và ung thư hạch Hodgkin.

5. Chẩn đoán và điều trị viêm thượng củng mạc

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm thượng củng mạc?

Bác sĩ nhãn khoa sẽ đưa ra chẩn đoán cho bạn. Họ có thể sử dụng đèn có khe – một thiết bị chiếu ánh sáng vào mắt để quan sát mắt. Họ cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để giúp nhìn thấy lớp mắt nào màu đỏ.

Những phương pháp nào giúp điều trị viêm thượng củng mạc?

Thông thường, viêm thượng củng mạc đơn giản sẽ tự hết sau một tuần đến 10 ngày. Bác sĩ mắt có thể kê toa thuốc nhỏ mắt bôi trơn để làm dịu kích ứng và đỏ mắt. Họ cũng có thể kê toa một loại thuốc chống viêm không steroid (hoặc NSAID), chẳng hạn như ibuprofen, cho bạn. Những thuốc chống viêm không steroid này có thể ở dạng viên hoặc dạng kem để bôi lên mắt.

Ở nhà, bạn có thể chườm lạnh để giúp giảm kích ứng. Loại viêm thượng củng mạc dạng nốt cũng sẽ tự hết, nhưng lâu hơn và có thể gây ra một chút khó chịu.

Nếu bệnh tiếp tục quay trở lại, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm khác để kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác.

6. Kiểm soát viêm thượng củng mạc

Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát viêm thượng củng mạc?

Trong quá trình điều trị bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để kiểm soát các triệu chứng viêm thượng củng mạc, chẳng hạn như:

  • Đặt một túi chườm lạnh lên bên mắt bị bệnh;
  • Dùng thuốc nhỏ mắt nhân tạo (bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước);
  • Đeo kính mát khi đi ra ngoài.

Viêm thượng củng mạc có vẻ là tình trạng nguy hiểm, nhưng thực tế, bệnh rất phổ biến và không gây ra bất cứ vấn đề nguy hiểm nào. Bệnh sẽ tự khỏi trong một vài tuần, nhưng việc điều trị sẽ giúp quá trình lành bệnh diễn ra nhanh hơn.

Trong lúc chờ khỏi bệnh, bạn hãy bảo vệ mắt khỏi các ánh sáng chói (như ánh mặt trời), dùng các thuốc nhỏ mắt dạng nhẹ và chườm lạnh.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về viêm thượng củng mạc, sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM