Bệnh viêm thanh thiệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm thanh thiệt (viêm nắp thanh quản) là tình trạng viêm và sưng ở nắp thanh quản. Tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh viêm thanh thiệt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm thanh thiệt là gì?

Viêm thanh thiệt (viêm nắp thanh quản) là tình trạng viêm và sưng ở nắp thanh quản (thanh thiệt). Đây là tình trạng sức khỏe có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Thanh thiệt là một sụn nhỏ nằm dưới đáy lưỡi, có nhiệm vụ ngăn không cho thức ăn đi vào khí quản.

Trước đây, trẻ em là đối tượng dễ bị viêm thanh thiệt nhất. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh cũng thường xảy ra ở người lớn.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm thanh thiệt là gì?

Các triệu chứng bệnh có thể khác nhau giữa người lớn và trẻ em. Trẻ em có thể xuất hiện các triệu chứng trong vòng vài giờ, nhưng người lớn có thể phát bệnh lâu hơn, thường trong vài ngày.

Các triệu chứng viêm thanh thiệt ở trẻ em bao gồm:

  • Sốt cao;
  • Các triệu chứng giảm khi trẻ nghiêng về phía trước hoặc ngồi thẳng;
  • Đau họng;
  • Giọng khàn khàn;
  • Chảy nước dãi;
  • Khó nuốt;
  • Đau khi nuốt;
  • Trẻ khó chịu, bồn chồn;
  • Trẻ thở qua miệng.

Các dấu hiệu viêm thanh thiệt ở người lớn gồm:

  • Sốt;
  • Khó thở;
  • Khó nuốt;
  • Giọng khàn khàn hoặc như bị bóp nghẹt;
  • Thở gấp hoặc khò khè;
  • Đau họng nghiêm trọng.

Nếu không điều trị, viêm thanh thiệt có thể làm tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Điều này sẽ khiến da trông xanh xao do thiếu oxy. Lúc này, bạn cần phải được cấp cứu ngay lập tức nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Viêm thanh thiệt là một tình trạng y tế khẩn cấp. Do đó, nếu bạn thấy ai đó đột nhiên khó thở hoặc khó nuốt, hãy nhanh chóng đưa họ đi cấp cứu. Cố gắng giữ người bệnh im lặng và đứng thẳng vì tư thế này sẽ giúp họ dễ thở hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý kiểm tra cổ họng người bệnh vì có thể khiến cho tình trạng tồi tệ hơn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm thanh thiệt là gì?

Nguyên nhân chính gây viêm thanh thiệt là do nhiễm trùng và chấn thương.

Nhiễm trùng

Trước đây, nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm và sưng ở thanh thiệt. Vi khuẩn Hib chính là thủ phạm gây ra tình trạng này. Ngoài ra, vi khuẩn này còn gây ra nhiều tình trạng sức khỏe cực kì nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não. Tuy nhiên, giờ đây ở các nước phát triển, nguyên nhân viêm thanh thiệt do Hib không còn phổ biến vì trẻ thường được tiêm chủng khi còn nhỏ.

Hib lây lan qua dịch tiết khi người bệnh ho hoặc hắt hơi trong không khí. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có thể ẩn nấp ở mũi và cổ họng và không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, nó vẫn có thể lây lan qua những người khác.

Ở người lớn, các loại vi khuẩn và virus khác có thể gây viêm và sưng thanh thiệt, như:

  • Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae): một loại vi khuẩn khác có thể gây viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng tai và nhiễm trùng máu.
  • Liên cầu khuẩn nhóm A, B và C: đây là một nhóm vi khuẩn có thể gây ra các bệnh như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng máu.
  • Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng da và các bệnh khác như viêm phổi và hội chứng sốc độc.

Chấn thương

Các chấn thương vật lý, bỏng cổ họng do uống nước hoặc bỏng do nước ăn da có thể gây viêm và sưng thanh thiệt.

Các nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng này như:

  • Hít phải hóa chất độc;
  • Nuốt phải vật lạ.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào khiến bạn có nguy cơ cao bị viêm thanh thiệt?

Bất cứ ai cũng có thể bị viêm và sưng thanh thiệt. Tuy nhiên, một số yếu tố sẽ làm bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:

Tuổi tác

Trẻ dưới 12 tháng tuổi thường dễ bị viêm thanh thiệt hơn vì trẻ vẫn chưa tiêm đủ vắc xin phòng vi khuẩn Hib.

Bệnh này thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi và người lớn tuổi trên 85.

Giới tính

Nam giới dễ bị viêm và sưng thanh thiệt hơn nữ giới.

Môi trường sống và làm việc

Nếu bạn sống và làm việc ở nơi đông người, khả năng mắc nhiễm vi trùng sẽ cao hơn những người khác.

Hệ miễn dịch yếu

Hệ miễn dịch yếu sẽ làm cơ thể chống lại nhiễm trùng, do đó người bệnh dễ bị nhiễm bệnh hơn.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp bạn chẩn đoán viêm thanh thiệt?

Khi bạn được đưa vào phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ quan sát thực thể và kiểm tra tiền sử bệnh để chẩn đoán viêm thanh thiệt. Nếu họ nghi ngờ bạn mắc bệnh này, bạn sẽ cần nhập viện.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần làm một số xét nghiệm sau:

X-quang cổ họng và ngực để bác sĩ kiểm tra mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm. Cấy họng hoặc máu để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng, như vi khuẩn hoặc virus. Ống nội soi giúp bác sĩ kiểm tra cổ họng.

Những phương pháp nào giúp điều trị viêm thanh thiệt?

Mục tiêu đầu tiên trong việc điều trị viêm và sưng thanh thiệt là giúp người bệnh có thể thở được. Tiếp theo, bác sĩ sẽ điều trị các tình trạng nhiễm trùng bạn mắc phải.

Các biện pháp giúp người bệnh dễ thở

Dùng mặt nạ cung cấp oxy Đặt nội khí quản (bác sĩ sẽ luồn ống thở qua miệng hoặc mũi người bệnh để mang oxy đến phổi). Ống này sẽ không được rút ra cho đến khi tình trạng sưng ở cổ đã thuyên giảm. Phẫu thuật đặt kim vào khí quản. Trong trường hợp cực kì nghiêm trọng hoặc nếu các biện pháp bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ có thể cần tạo đường thở khẩn cấp bằng cách chèn kim trực tiếp vào vùng sụn trong khí quản. Phương pháp này sẽ cho không khí vào phổi mà không cần đi qua thanh quản.

Điều trị nhiễm trùng

Kháng sinh phổ rộng. Do nhiễm trùng cần được điều trị nhanh chóng nên bác sĩ có thể chỉ định các thuốc kháng sinh phổ rộng trước khi có kết quả cấy máu và mô. Kháng sinh trị cụ thể vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Viêm thanh thiệt có nguy hiểm không?

Viêm nắp thanh quản có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, gồm:

  • Suy hô hấp. Tình trạng sưng và viêm ở nắp thanh quản có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn đường thở, từ đó dẫn đến suy hô hấp. Suy hô hấp xảy ra khi nồng độ oxy trong máu giảm xuống mức nguy hiểm trong khi nồng độ CO2 lại quá cao.
  • Nhiễm trùng lan rộng. Đôi khi, vi khuẩn gây viêm thanh thiệt có thể gây nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể, như viêm màng não, viêm phổi hoặc nhiễm trùng máu.

6. Phòng ngừa

Làm thế nào để phòng ngừa viêm thanh thiệt?

Tiêm phòng

Tiêm phòng vắc xin Hib là một cách phòng bệnh hiệu quả nếu nguyên nhân là do vi khuẩn này gây ra. Tuy nhiên, loại vắc xin này lại hiếm khi được dùng cho trẻ trên 5 tuổi và người lớn vì đây là những đối tượng ít khi mắc viêm thanh thiệt do Hib.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm phòng nếu những đối tượng này có hệ miễn dịch bị suy yếu do:

  • Bệnh hồng cầu hình liềm HIV/AIDS;
  • Phẫu thuật cắt bỏ lá lách;
  • Hóa trị;
  • Các thuốc điều trị thải ghép sau khi cấy ghép nội tạng hoặc tủy xương.

Tuy nhiên, loại vắc xin này cũng có một số tác dụng phụ như:

Phản ứng dị ứng gây khó thở, thở khò khè, nổi mề đay, yếu tim, nhịp tim nhanh hoặc chóng mặt trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiêm. Tác dụng phụ nhẹ gồm đỏ, ấm, sưng hoặc đau tại chỗ tiêm kèm với sốt.

Các biện pháp phòng ngừa khác

Bên cạnh tiêm phòng vắc xin, người bệnh cũng cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Không chia sẻ vật dụng cá nhân cho người khác;
  • Rửa tay thường xuyên;
  • Sử dụng gel hoặc nước rửa tay chứa cồn nếu không có xà phòng và nước.

Ngoài ra, bạn cũng cần có chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá, nghỉ ngơi đúng cách và kiểm soát hiệu quả các bệnh mạn tính để giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến viêm thanh nhiệt, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM