Bệnh viêm phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trong những căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, viêm phổi có thể xem là vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Theo thống kê, mỗi năm có đến hàng triệu người trên thế giới tử vong vì tình trạng này. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh viêm phổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Viêm phổi là bệnh gì? Người bệnh có những dấu hiệu viêm phổi nào?

Thuật ngữ viêm phổi dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng gây viêm túi khí ở một bên phổi. Tuy nhiên, đôi khi vẫn có người bệnh gặp phải vấn đề trên ở cả hai lá phổi. Lúc này, những túi khí sẽ chứa đầy dịch mủ, dẫn đến hàng loạt triệu chứng khó chịu như:

Tức ngực, đặc biệt là khi thở hoặc ho. Đôi khi người bệnh còn bị khó thở  Không minh mẫn, lú lẫn (chủ yếu ở người cao tuổi) Ho có đờm Mệt mỏi, thậm chí là suy nhược Thân nhiệt tăng đột ngột hoặc tăng dần theo thời gian, kèm theo đổ nhiều mồ hôi. Tuy nhiên, biểu hiện viêm phổi ở người cao tuổi hoặc có hệ miễn dịch kém sẽ là nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường  Buồn nôn và nôn Tiêu chảy

Thực tế, hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi. Mặc dù vậy, mức độ tiến triển của bệnh ở mỗi người sẽ không giống nhau. Theo bác sĩ, nhiễm trùng gây viêm túi khí ở phổi dễ trở nặng ở những đối tượng sau, bao gồm:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Người cao tuổi, đặc biệt từ 65 trở lên Người có sẵn bệnh nền hoặc sức đề kháng yếu 

Đối với trẻ sơ sinh bị viêm phổi, dấu hiệu nhiễm trùng có thể không thể hiện cụ thể. Tuy nhiên, bé có thể sẽ:

  • Sốt;
  • Ho nhiều;
  • Nôn mửa;
  • Khó thở;
  • Mệt mỏi;
  • Không chịu ăn uống.

2. Do đâu bạn mắc bệnh viêm phổi? Các loại viêm phổi phổ biến nhất là gì?

Phần lớn trường hợp, bệnh thường xuất hiện ở dạng cấp tính với những triệu chứng viêm phổi bộc lộ rõ ràng trong những ngày đầu. Đặc biệt, tình trạng khó thở sẽ ngày càng trở nặng, có nguy cơ dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.

Khác với viêm phổi cấp, dạng viêm phổi mãn tính cũng có biểu hiện tương tự nhưng cường độ không bằng. Bù lại, dấu hiệu viêm phổi sẽ kéo dài không dứt. Một người được chẩn đoán bị viêm phổi mãn tính khi bệnh kéo dài quá 6 tuần. 

Mặt khác, bác sĩ còn dựa vào nguyên nhân gây bệnh viêm phổi để phân loại tình trạng sức khỏe này. Chúng có thể bao gồm: 

Viêm phổi do vi khuẩn

Sự tấn công của vi khuẩn Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề sức khỏe này. Bên cạnh đó, bệnh viêm phổi còn có thể xảy ra bởi một số chủng vi khuẩn khác, chẳng hạn như Mycoplasma, Staphylococcus, Haemophilus và Legionella.

Viêm phổi do virus 

Theo thống kê từ các chuyên gia, 30% trường hợp viêm phổi đến từ việc nhiễm virus. Các chủng có khả năng gây viêm nhiễm túi khí ở phổi thường gồm:

Virus cúm Influenza A và B là tác nhân phổ biến nhất gây viêm phổi ở người lớn Khác với người trưởng thành, bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu phát sinh bởi virus hợp bào hô hấp (RSV) Đôi khi bệnh còn có thể do một số chủng virus khác gây nên, ví dụ như: Rhinovirus Parainfluenza virus  Adenoviruses Cả ba còn có khả năng kéo theo tình trạng viêm kết mạc (đau mắt đỏ) Virus herpes simplex Virus gây bệnh sởi và thủy đậu

Ngoài ra, một chủng virus nguy hiểm khác cũng có khả năng gây viêm phổi là virus SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra căn bệnh COVID-19 ảnh hưởng toàn cầu trong nửa đầu năm 2020. 

Viêm phổi do nấm

Trường hợp này là biến chứng của bệnh nấm sâu Coccidioidomycosis, còn gọi là sốt thung lũng hay valley fever. 

Viêm phổi hít

Loại viêm phổi này còn có tên gọi khác là viêm phổi sặc, xảy ra khi một lượng lớn dịch từ dạ dày, họng hoặc miệng đi vào phổi và gây viêm tại đây. Viêm phổi hít không có tính truyền nhiễm. 

Viêm phổi bệnh viện

Trong vài trường hợp hy hữu, người bị viêm phổi có nguy cơ mắc bệnh trong thời gian nhập viện để điều trị một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ đánh giá cao mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm phổi bệnh viện, bởi vì:

Vi khuẩn gây bệnh có nguy cơ cao kháng kháng sinh Sức đề kháng của người bệnh kém

Những bệnh nhân đang cần chăm sóc đặc biệt với máy thở là đối tượng dễ gặp phải biến cố này nhất. 

Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm phổi

Rủi ro mắc bệnh viêm phổi sẽ tăng nếu bạn có thói quen sinh hoạt không lành mạnh hoặc không điều trị tận gốc một vài tình trạng sức khỏe thông thường, chẳng hạn như:

Hút thuốc lá Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm thanh quản Có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh về gan, tim mạch hoặc đái tháo đường, hen suyễn… Bị HIV hoặc ung thư

Bệnh viêm phổi có lây không?

Viêm phổi chủ yếu xảy ra do các vi sinh vật gây bệnh (bao gồm cả vi khuẩn, virus hay nấm) xâm nhập cơ thể nên bệnh có tính truyền nhiễm cao. 

Đối với trường hợp viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus, một người có nguy cơ nhiễm bệnh khi:

Tiếp xúc với dịch cơ thể người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi Chạm tay bề mặt hoặc vật thể có sẵn vi sinh vật gây bệnh ở đó và đưa tay lên mũi, miệng hoặc mắt

Mặt khác, viêm phổi do nấm không trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, bệnh có khả năng lây nhiễm qua không khí, môi trường. 

Viêm phổi có nguy hiểm không? Khi nào bạn nên tìm gặp bác sĩ?

Bệnh viêm phổi, đặc biệt là viêm phổi cấp, có khả năng phát triển nghiêm trọng trong thời gian ngắn, đồng thời dẫn theo hàng loạt biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các hệ lụy có thể gồm: 

Áp xe, tràn dịch hoặc tràn mủ màng phổi Suy hô hấp nặng Viêm màng ngoài tim

Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bắt gặp bất kỳ biểu hiện nào dưới đây: 

Thân nhiệt tăng cao trong nhiều ngày, có thể đi kèm với dấu hiệu run rẩy Gặp khó khăn trong việc hít thở, bao gồm thở nông, thở gấp hoặc hụt hơi Cảm thấy đau, tức ngực Ho có đờm hoặc thậm chí là ho ra máu

3. Chẩn đoán bệnh viêm phổi

Nhằm xác định liệu một người có mắc bệnh viêm phổi hay không, trước tiên, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các dấu hiệu bạn bắt gặp, thói quen sinh hoạt và tiền sử bệnh lý. Sau đó, các chuyên gia có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau: 

Chụp X-quang hoặc CT vùng ngực giúp bác sĩ tìm kiếm dấu hiệu viêm ở phổi, đồng thời kiểm tra vị trí cũng như mức độ viêm nhiễm tại đây Cấy máu và cấy đờm với mục đích xác nhận tình trạng nhiễm trùng và tìm kiếm nguyên nhân cụ thể gây viêm phổi Đo độ bão hòa oxy trong máu để xác định liệu phổi có nhận đủ oxy hay không Lấy mẫu dịch giữa xương sườn hỗ trợ xác định nguyên nhân gây bệnh

Trong một số trường hợp, nội soi phế quản sẽ cần thiết nếu người bệnh có biểu hiện trở nặng hoặc không đáp ứng tốt với liệu trình điều trị bằng kháng sinh trước đó. 

4. Những cách điều trị viêm phổi hiệu quả

Bác sĩ sẽ dựa vào hình thức và tình trạng tiến triển của bệnh để đề xuất phác đồ điều trị viêm phổi phù hợp với mỗi người bệnh. Chúng thường bao gồm: 

Phương pháp chữa viêm phổi do vi khuẩn hiệu quả nhất là sử dụng kháng sinh. Đối với trường hợp virus gây bệnh viêm phổi, kháng sinh không phải là lựa chọn lý tưởng. Thay vào đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng virus và khuyến khích người bệnh chú trọng nghỉ ngơi, đồng thời lưu ý uống nhiều nước nhằm làm loãng đờm và chất nhầy trong cơ thể. Viêm phổi do nấm có thể được trị tận gốc bằng thuốc chống nấm.  Aspirin, ibuprofen hoặc paracetamol có thể được chỉ định nhằm kiểm soát tốt triệu chứng viêm phổi, giảm bớt cảm giác khó chịu cho người bệnh. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ cần nhập viện và cải thiện khả năng hô hấp với máy thở.

5. Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi

Tiêm chủng là phương pháp phòng ngừa viêm phổi tốt nhất, đặc biệt là loại viêm phổi do virus gây nên. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến khích mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ và tăng cường hệ miễn dịch nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi. Bên cạnh đó, bạn còn cần:

  • Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá;
  • Tập thói quen rửa tay với nước sạch và xà phòng thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc từ ngoài trở về nhà. Nếu có thể, hãy sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn. Tránh tiếp xúc với người bệnh, nhất là những người mắc bệnh truyền nhiễm;
  • Hoạt động và làm việc với cường độ vừa phải, chú trọng việc nghỉ ngơi;
  • Xây dựng và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều loại rau củ quả và protein nạc.

Mặt khác, nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, hãy giữ chúng tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc cúm. Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi ở trẻ. 

Bên cạnh đó, khi bé có dấu hiệu ho hoặc hắt hơi, đừng quên hướng dẫn bé dùng khuỷu tay che miệng để hạn chế vi trùng lây sang người khác nhé. Đồng thời, giữ mũi của trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo cũng là điều cần thiết. 

Trong trường hợp bạn đang bị cảm lạnh, để ngăn chặn bệnh tiến triển nghiêm trọng thành viêm phổi, hãy chủ động thực hiện các bước phòng ngừa như sau: 

  • Hỗ trợ cơ thể tự chữa lành thương tổn và bình phục bằng cách nghỉ ngơi nhiều và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là vitamin C và kẽm với khả năng tăng cường hệ miễn dịch;
  • Uống nhiều nước;
  • Sử dụng máy tạo ẩm nếu cần thiết.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm phổi, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM