Bệnh viêm nội nhãn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm nội nhãn là tình trạng viêm nghiêm trọng của các mô bên trong mắt. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm cách nào để chữa trị bệnh hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh viêm nội nhãn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm nội nhãn là bệnh gì?

Viêm nội nhãn là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng viêm nghiêm trọng của các mô bên trong mắt. Bệnh thường xuất hiện do nhiễm trùng bởi vi khuẩn (ví dụ như Staphylococcus, Streptococcus, vi khuẩn Gram âm) hoặc nấm (ví dụ như Candida, Aspergillus). Bệnh viêm nội nhãn hiếm khi được gây ra bởi virus (herpes simplex hoặc herpes zoster) hoặc động vật nguyên sinh (ví dụ như Toxocara, Toxoplasma). Bệnh viêm nội nhãn vô trùng (không nhiễm trùng) có thể do phản ứng đối với những mảnh kính còn lại trong mắt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể hoặc thuốc tiêm vào mắt.

Bệnh viêm nội nhãn rất hiếm, chỉ xảy ra 2-15% tất cả các trường hợp. Tỷ lệ người mắc phải trung bình hàng năm là khoảng 5/10000. Mắt bên phải có nguy cơ bị nhiễm trùng cao gấp đôi mắt trái, có lẽ là vì vị trí gần động mạch cấp máu bắt nguồn từ động mạch cảnh phải.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm nội nhãn là gì?

Các triệu chứng thường gặp nhất là mất thị lực, đau và các triệu chứng khác phụ thuộc vào tác nhân gây nhiễm trùng mắt:

Bệnh viêm nội nhãn sau phẫu thuật

Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh này là nhiễm trùng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể. Biến chứng nghiêm trọng này có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Các triệu chứng có thể khác nhau phụ thuộc vào thời gian xảy ra nhiễm trùng là sớm (ít hơn 6 tuần) hoặc muộn (nhiều tháng hoặc nhiều năm) sau khi phẫu thuật. Các triệu chứng ban đầu bao gồm: tầm nhìn bên mắt bị nhiễm trùng suy giảm đáng kể, đau mắt nặng hơn sau phẫu thuật, mắt đỏ, sưng mí mắt. Triệu chứng muộn có xu hướng nhẹ hơn so với các triệu chứng ban đầu, bao gồm: mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, đau mắt nhẹ.

Bệnh viêm nội nhãn sau chấn thương

Các triệu chứng bao gồm:

Tầm nhìn bên mắt bị nhiễm trùng giảm đáng kể; Đau mắt trở nên nghiêm trọng hơn; Đỏ mắt; Mí mắt sưng.

Bệnh viêm nội nhãn theo đường máu

Nhiễm trùng lây lan qua đường máu và đọng lại trong mắt. Các triệu chứng có thể diễn tiến dần dần và khó nhận biết, ví dụ như:

Tầm nhìn giảm nhẹ trong một vài tuần; Xuất hiện bóng mờ. Đây là những bóng tối, nửa trong suốt, trôi nổi trong tầm nhìn của bạn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Viêm nội nhãn là một bệnh nghiêm trọng, có thể gây mất thị lực vĩnh viễn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hãy gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có tiền căn:

Phẫu thuật mắt; Đau mắt; Tình trạng gây suy giảm miễn dịch.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm nội nhãn?

Các căn nguyên gây bệnh bao gồm:

Vi khuẩn: meningitidis, Staphylococcus aureus, S. epidermidis, S. pneumoniae, Streptococcus spp. khác, Propionibacterium acnes, Pseudomonas aeruginosa, vi khuẩn gram âm khác; Virus: Herpes simplex; Nấm: Candida spp, Fusarium; Ký sinh trùng: Toxoplasma gondii; Bệnh viêm nội nhãn khởi phát muộn chủ yếu do Propionibacterium acnes.

Không phải trường hợp mắc bệnh nào cũng là do vi sinh vật. Bệnh viêm nội nhãn đôi lúc có thể là phản ứng dị ứng với một loại thuốc tác dụng lên mắt.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nội nhãn?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nội nhãn, chẳng hạn như:

Chấn thương mắt; Phẫu thuật mắt; Tiêm nội nhãn; Nhiễm trùng huyết.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm nội nhãn?

Bệnh viêm nội nhãn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về thị lực, cần được bác sĩ chuyên khoa mắt (bác sĩ nhãn khoa) chẩn đoán và điều trị.

Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng, hỏi về bệnh sử, đặc biệt là bất kỳ quy trình phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt nào mà bạn trải qua.

Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của bạn, kiểm tra xem bạn nhìn thấy như thế nào ở cả hai mắt. Bác sĩ cũng sẽ dùng kính soi đáy mắt để nhìn vào bên trong mắt hoặc thể áp dụng phương pháp siêu âm mắt để kiểm tra xem có các mảnh vỡ bất thường nào nằm ở trung tâm mắt hay không.

Các bác sĩ nhãn khoa có thể đề nghị thủ thuật vòi thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ gây tê mắt, sau đó sử dụng một cây kim nhỏ để rút một ít dịch bên trong của mắt, sau đó sẽ xét nghiệm xem trong dịch này có chứa vi khuẩn hay các sinh vật khác hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm nội nhãn?

Điều trị bệnh này phụ thuộc vào:

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nội nhãn; Thị lực bên mắt bị nhiễm trùng.

Nếu bệnh là do nhiễm trùng, các tùy chọn bao gồm một hoặc những bước sau đây:

Kháng sinh nội nhãn. Thuốc kháng sinh được tiêm trực tiếp vào mắt bị nhiễm bệnh. Thông thường, bác sĩ có thể loại bỏ một ít dịch thủy tinh thể để nhường chỗ cho kháng sinh; Corticosteroid. Bác sĩ có thể tiêm corticosteroid vào mắt để làm giảm viêm và giúp mau lành; Thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Bác sĩ có thể tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng; Thuốc kháng sinh bôi. Bác sĩ có thể bôi kháng sinh lên bề mặt của mắt khi có nhiễm trùng vết thương bên ngoài gây bệnh viêm nội nhãn; Loại bỏ thủy dịch. Bác sĩ sẽ loại bỏ một phần thủy dịch bên mắt bị nhiễm và thay thế bằng nước muối vô trùng hoặc một loại dịch tương thích. Thủ thuật này thường được áp dụng nếu bạn bị mất thị lực nghiêm trọng đến mức gần như bị mù.

Nếu bệnh là do nhiễm nấm, các bác sĩ thường tiêm thuốc kháng nấm trực tiếp vào mắt bị nhiễm bệnh. Thuốc cũng có thể được tiêm đường tĩnh mạch hoặc uống đường miệng.

Các bác sĩ nhãn khoa sẽ theo dõi quá trình tình trạng của bạn. Bạn sẽ phải kiểm tra mắt thường xuyên để theo dõi xem việc điều trị có cải thiện tầm nhìn của bạn hay không.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm nội nhãn?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn đã từng phẫu thuật đục thủy tinh thể, bạn có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ để chăm sóc mắt sau phẫu thuật. Ngoài ra, hãy gặp bác sĩ thường xuyên để khám mắt theo dõi; Để ngăn chặn bệnh viêm nội nhãn do chấn thương mắt, bạn hãy dùng kính bảo hộ tại nơi làm việc và trong khi tham gia các môn thể thao. Mắt kính và mũ bảo hiểm sẽ giúp bảo vệ chống lại các mảnh vỡ công nghiệp có thể xuyên hoặc cắt vào mắt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm nội nhãn, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM