Bệnh viêm niệu đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm niệu đạo là bệnh nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn độc lực cao gây ra hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Viêm niệu đạo là bệnh gì?
Viêm niệu đạo là bệnh nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn độc lực cao gây ra hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Mặc dù đường tiết niệu thường không có vi khuẩn phát triển (ngoại trừ vùng gần niệu đạo và vùng ngoại biên thường chứa vi sinh vật như lactobacilli, staphylococci không gây đông máu, corynebacteria và streptococci tạo nên hàng chắn chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh). Ở phụ nữ, những thay đổi trong môi trường âm đạo liên quan đến estrogen, IgA cổ tử cung và pH âm đạo thấp có thể làm thay đổi khả năng sinh sản của vi khuẩn khác đến từ trực tràng, gây nhiễm trùng tiểu bắt đầu từ vùng ngoại biên niệu đạo.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo là gì?
Các đặc điểm phổ biến mà cả nhiễm trùng tiểu do lậu và không do lậu bao gồm:
Phóng dịch niệu đạo: triệu chứng đặc biệt có ở cả nam và nữ giới là tiết ra dịch nhầy (số lượng nhỏ, thường vào buổi sáng và nhão có thể làm tắc nghẽn các lỗ niệu đạo, gọi là “dán lỗ tiểu” ở nam và những dịch nhày này có thể tràn vào âm đạo nữ từ lỗ niệu đạo); Ngứa niệu đạo; Khó tiểu, biểu hiện chủ yếu là đau khi tiểu.
Một số triệu chứng chỉ có ở người mắc nhiễm trùng tiểu do lậu bao gồm:
Ngứa niệu đạo nhẹ hoặc rất dữ dội, khó tiểu, đau khi tiểu nhiễm vi khuẩn lậu; Cảm giác nóng bừng trong niệu đạo; Nhiều bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:
Ở nam giới:
Viêm bàng quang, tuyến tiền liệt, mào tinh hoàn, tinh hoàn (đau sưng tinh hoàn), áp-xe niệu, niêm mạc trực tràng, vô sinh và viêm khớp phản ứng; Lan tỏa lậu (DGI) với các triệu chứng sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, buồn nôn.
Ở phụ nữ:
Bệnh viêm vùng chậu (PID): vô sinh và thai ngoài tử cung thứ cấp, hình thành sẹo viêm trong ống dẫn trứng; Viêm niêm mạc trực tràng, viêm bàng quang; Lậu lan tỏa.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm niệu đạo?
Viêm niệu đạo được phân loại dựa trên nguyên nhân, bao gồm:
Viêm niệu đạo do lậu cầu (GU): gây ra bởi neisseria gonorrhoereae (vi khuẩn lậu, nội bào, gram âm). Bệnh chiếm 10% viêm niệu đạo ở nam giới và 50% viêm niệu đạo và viêm cổ tử cung ở phụ nữ; Viêm không do lậu cầu, vi khuẩn gây bệnh bao gồm: chlamydia trachomatis 50%, urealyticum ureaplasma, loài mycoplasma (mycoplasma hominis, M.genitalium), trichomonas vaginalis, nấm men, virus herpes simplex, adenovirus.
Mặc dù, bệnh lậu là nguyên nhân phổ biến của viêm niệu đạo/nhiễm trùng tiểu. Nghiên cứu cho thấy 80% trường hợp nhiễm trùng tiểu là do dùng ống thông trong lòng niệu đạo. Viêm niệu đạo do dùng ống thông tiểu xảy ra ở 2-20% bệnh nhân thông tiểu liên tục (ống thông latex có tỉ lệ mắc cao hơn ống thông silicone).
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh viêm niệu đạo?
Viêm niệu đạo là tình trạng rất phổ biến. Hầu hết các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu xâm nhập vào đường tiết niệu từ trực tràng, đi lên bàng quang thông qua niệu đạo. Tuổi tác có ảnh hưởng đến tỷ lệ người mắc bệnh.
Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở bất kỳ ai trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, nhưng cao nhất ở trong khoảng 20-24 tuổi.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo?
Viêm niệu đạo có thể là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) gây ra, do đó những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như:
Số lượng bạn tình: quan hệ với nhiều người sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chế độ một vợ một chồng ( chỉ một bạn tình) rất khó dẫn đến các bệnh này; Quan hệ tình dục ngoài hôn nhân hoặc giao phối với người từng bị nhiễm trùng tiểu; Sở thích tình dục: những người đàn ông đồng tính có tỷ lệ nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất; Nhiều bệnh lay truyền qua đường tình dục có thể xảy ra đồng thời. Bạn cần theo dõi thường xuyên những bệnh đường tình dục, ví dụ như giang mai và HIV.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo?
Thông thường, viêm niệu đạo được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe và xét nghiệm dịch nhầy niệu đạo, bao gồm:
Phát hiện các dấu hiệu điển hình: dịch nhầy tiết ra từ niệu đạo ở nam giới; Kiểm tra các chất nhầy có ở đồ lót; Kiểm tra vùng niệu đạo nếu có các triệu chứng phát ban hay hẹp; Cấy và nuôi các vi khuẩn từ dịch niệu đạo. Hiện nay, chẩn đoán vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu bằng kĩ thuật khuếch đại ADN vi khuẩn (NAAT) được ưa dùng hơn do độ nhạy cao.
Các xét nghiệm dùng để chẩn đoán bệnh bao gồm:
Tìm các vết viêm, loét trên da để kiểm tra các bệnh lây truyển qua đường tình dục khác, chẳng hạn như HPV, herpes simplex hoặc giang mai; Xét nghiệm lậu và chlamydia do khả năng đồng nhiễm cao; Kiểm tra tinh hoàn; Sờ nắn thừng tinh, kiểm tra tình trạng sưng đau để xác định viêm mào tinh hoàn.
Nam giới khó tiểu nên khám kiểm tra bộ phận sinh dục và hậu môn bao gồm:
Khám trực tràng kỹ thuật số: nếu bác sĩ sờ nắn tuyến tiền liệt gây đau hay sưng, đây có thể là dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt; Kiểm tra các hạch bẹn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm niệu đạo?
Bệnh nhân bị viêm niệu đạo có thể được điều trị bằng liệu pháp kép cho viêm do bệnh lậu và không lậu (Chlamydia) vì tỷ lệ đồng nhiễm cao.
Tuy nhiên, từ năm 2007 đến 2012, một số chủng lậu đề kháng kháng sinh cản trở việc điều trị bệnh lậu. Do đó, một số loại thuốc không còn được khuyến cáo dùng để trị lậu.
Hiện nay, các thuốc dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do lậu cầu không gây biến chứng ở cổ tử cung, niệu đạo và trực tràng bao gồm:
Ceftriaxone; Azithromycin hoặc liều cao doxycycline.
Trong trường hợp thất bại, bác sĩ cần phải thực hiện nuôi cấy và thử nhạy cảm kháng sinh cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Các thuốc phổ biến dùng để điều trị cho bệnh nhiễm trùng lậu không do lậu bao gồm erythromycins, tetracycline.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bẹnh viêm niệu đạo?
Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, viêm niệu đạo thường khỏi mà không để lại bất kì biến chứng nào.
Một số thói quen phòng chống viêm niệu đạo khác bao gồm:
Vệ sinh cá nhân tốt và quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su; Tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục đối với những người bị viêm niệu đạo hoặc đang được điều trị; Khám và chữa trị cho bạn tình nếu họ mắc bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm niệu đạo, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh Alkapton niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh võng mạc tiểu đường - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn thương niệu đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp niệu đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lao đường tiết niệu sinh dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm niệu đạo không do lậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm niệu đạo do lậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm hormone chống bài niệu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm nhiễm trùng tiểu tại nhà - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lao niệu sinh dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỗ tiểu đóng thấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Màu sắc nước tiểu bất thường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhiễm trùng đường tiết niệu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiền đái tháo đường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi amidan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sỏi tuyến nước bọt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh suy đa tạng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Thải ghép - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị