Bệnh viêm mũi teo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm mũi teo có thể ảnh hưởng đến cả hai bên mũi cùng lúc. Mặc dù gây khó chịu nhưng thực tế, vấn đề này không nguy hiểm đến tính mạng. Để biết rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh viêm mũi teo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Tình trạng lớp niêm mạc và xương mũi teo nhỏ lại gọi là viêm mũi teo. Điều này có thể khiến chức năng mũi thay đổi theo hướng tiêu cực.

Thông thường, viêm mũi teo có khả năng ảnh hưởng đến cả hai bên mũi cùng lúc. Mặc dù tình trạng trên sẽ gây không ít khó chịu cho người bệnh, nhưng vấn đề sức khỏe này không nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhờ bác sĩ đề xuất một số hướng điều trị triệu chứng để tạm thời xoa dịu cơn khó chịu.

2. Triệu chứng

Viêm mũi teo có thể kéo theo nhiều triệu chứng gây khó chịu không chỉ cho bạn mà còn đối với những người xung quanh. Dấu hiệu điển hình nhất là hơi thở có mùi hôi lạ. Tuy nhiên, người bệnh thường không nhận ra triệu chứng trên. Thay vào đó, những người xung quanh có thể khó chịu bởi điều này.

Ngoài ra, một số triệu chứng viêm mũi teo khác như:

Hỗn hợp chất bẩn cùng nước mũi (thường có màu xanh) lấp đầy mũi, từ đó gây tắc nghẽn Chảy nước mũi nhiều Mũi biến dạng Chảy máu cam Suy giảm khứu giác Thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp trên Đau họng Hay chảy nước mắt Đau đầu Người bệnh có xu hướng chảy nước mũi liên tục.

Mặt khác, ở các vùng nhiệt đới, người viêm teo mũi đôi khi còn có giòi xuất hiện bên trong mũi.

3. Nguyên nhân

Viêm teo mũi có thể phát sinh vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời bạn. Bên cạnh đó, bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở nữ.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia phân loại tình trạng sức khỏe này thành hai nhóm nhỏ, bao gồm:

Viêm mũi teo nguyên phát

Đúng như tên gọi, viêm mũi teo nguyên phát xảy ra đột ngột, không hề có bất kỳ bệnh lý nào đi cùng. Tuy vậy, bác sĩ thường tìm thấy nhiều loại vi khuẩn khác nhau sau khi lấy mẫu dịch mũi của người bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là khuẩn Klebsiella ozaenae.

Mặc dù không thể xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, nhưng bác sĩ vẫn đề cập đến một số yếu tố tiềm ẩn có nguy cơ phát triển tình trạng viêm mũi teo, chẳng hạn như:

Di truyền Dinh dưỡng kém Nhiễm trùng lâu ngày Thiếu máu do thiếu sắt Một số vấn đề nội tiết Các bệnh tự miễn Tác nhân môi trường

Ngoài ra, theo thống kê, viêm mũi teo nguyên phát chủ yếu xảy ra ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới.

Viêm mũi teo thứ phát

Trái ngược với viêm mũi teo nguyên phát, tình trạng sức khỏe này thường phát sinh do biến chứng hậu phẫu hoặc bệnh lý cụ thể. Đồng thời, rủi ro phát sinh viêm mũi teo thứ phát ở bạn cũng cao hơn nếu đáp ứng bất kỳ yếu tố nào dưới đây:

Đã từng trải qua ca mổ viêm xoang Đã hoặc đang tiếp nhận liệu trình xạ trị Chấn thương mũi Một số vấn đề sức khỏe, ví dụ như giang mai, lao, bệnh lupus…

Mặt khác, lệch vách ngăn mũi hoặc lạm dụng cocaine lâu ngày cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng viêm mũi teo thứ phát.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán viêm mũi teo?

Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu bạn bắt gặp để đưa ra chẩn đoán ban đầu. Sau đó, để xác nhận chẩn đoán này, họ sẽ bắt đầu tiến hành một số thủ thuật y tế, ví dụ như:

Kiểm tra thể chất tổng quát Sinh thiết Thực hiện các loại xét nghiệm hình ảnh (chụp CT, X-quang…)

Những phương pháp điều trị viêm mũi teo

Ngày nay, viêm mũi teo không còn là vấn đề sức khỏe hiếm gặp. Do đó, bác sĩ có nhiều phương pháp điều trị cho bạn lựa chọn. Mục đích chung của chúng bao gồm:

Cung cấp độ ẩm thích hợp cho môi trường bên trong mũi Loại bỏ dịch nhầy tồn đọng trong mũi

Tuy nhiên, thực tế không phải biện pháp nào cũng giải quyết thành công tình trạng này. Bạn có thể cần kết hợp nhiều liệu trình để kiểm soát tốt viêm mũi teo. Ngoài ra, bác sĩ còn khuyến cáo bạn nên theo hết liệu trình để đạt kết quả như mong đợi. Các triệu chứng rất dễ tái phát nếu quá trình điều trị bị gián đoạn.

Thông thường, những phương pháp điều trị viêm mũi teo được chia thành hai nhóm là:

Điều trị không phẫu thuật

Mục tiêu của dạng điều trị này là kiểm soát và giảm thiểu những dấu hiệu đang xảy ra. Phương hướng chữa trị có thể bao gồm:

Rửa mũi

Đây là biện pháp điều trị cơ bản nhất dành cho các vấn đề phát sinh bên trong mũi. Khi áp dụng thủ thuật này, hỗn hợp chất bẩn cùng dịch nhầy kẹt lại trong mũi sẽ được lấy ra, giúp khoang mũi thông thoáng hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần rửa mũi bằng dung dịch chuyên dụng hàng ngày.

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng những loại dung dịch rửa mũi như:

Nước muối sinh lý Dung dịch hỗn hợp nhiều loại muối Kháng sinh

Sử dụng thuốc nhỏ mũi

Bên cạnh rửa mũi, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn dùng thêm một số dung dịch nhỏ mũi để ngăn ngừa khô mũi, ví dụ như glycerin.

Mặt khác, một nghiên cứu gần đây ở Ấn Độ đã tiến hành so sánh hiệu quả của việc sử dụng mật ong làm thuốc nhỏ mũi thay thế cho glycerin. Sau khi kết thúc thí nghiệm, họ nhận được kết quả như sau:

77% tình nguyện viên dùng thuốc nhỏ mũi mật ong có dấu hiệu cải thiện tình trạng đáng kể. 50% người tham gia sử dụng thuốc nhỏ mũi glycerin có dấu hiệu cải thiện tình trạng rõ rệt.

Như vậy, có thể thấy hiệu quả của thuốc nhỏ mũi mật ong hơn hẳn glycerin. Để giải thích điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng ngoài đặc tính kháng khuẩn, mật ong còn có khả năng hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động trong việc chữa lành tổn thương.

Dùng thuốc kê toa

Không ít bác sĩ đề xuất nhiều loại thuốc kê toa để giải quyết các triệu chứng viêm mũi teo. Biện pháp này có thể giúp bạn nhanh chóng loại bỏ hơi thở bốc mùi cũng như dịch nhầy trong khoang mũi.

Các loại thuốc thường được chỉ định gồm:

Kháng sinh dạng bôi tại chỗ hoặc dạng uống Thuốc làm giãn mạch máu

Bên cạnh đó, bạn vẫn cần kết hợp việc dùng thuốc với rửa mũi nhằm đẩy lui hoàn toàn các dấu hiệu, ngăn chặn chúng phát sinh.

Lựa chọn điều trị phẫu thuật

Thay vì điều trị triệu chứng như những biện pháp trên, các phương pháp chữa lành viêm mũi teo theo hướng phẫu thuật sẽ tập trung vào việc:

Thu hẹp khoang mũi Kích thích tái tạo mô trong mũi Tăng cường độ ẩm cho lớp niêm mạc Tăng lưu lượng máu trong mũi

Một số biện pháp phẫu thuật thường được áp dụng có thể kể đến như:

Thủ thuật Young

Mục tiêu của ca mổ này là “đóng” lỗ mũi lại và chữa lành lớp niêm mạc mũi theo thời gian. Một loạt triệu chứng viêm mũi teo sẽ biến mất sau khi ca phẫu thuật thành công.

Tuy nhiên, phương pháp này lại có một số nhược điểm như sau:

Độ khó tương đối cao Bạn không thể làm sạch lỗ mũi hoặc kiểm tra chúng khi khi phẫu thuật Viêm mũi teo hoàn toàn có khả năng tái phát Bạn sẽ phải thở bằng miệng, đồng thời giọng nói cũng có xu hướng thay đổi

Mặt khác, bạn cũng có thể lựa chọn thủ thuật Young cải tiến. So với phẫu thuật Young, dạng này sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, nó lại không phù hợp với tất cả mọi người, cụ thể là những người bị khiếm khuyết vách ngăn mũi.

Phẫu thuật tăng độ dày cho lớp niêm mạc mũi

Đúng như tên gọi, khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy ghép một miếng xốp vào bên dưới lớp niêm mạc mũi, từ đó tăng độ dày cho bộ phận này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là miếng xốp có thể trượt ra khỏi mũi bất kỳ lúc nào. Khi đó, bạn sẽ cần cấy lại.

5. Phòng ngừa

Thực tế, bạn không thể phòng ngừa hoàn toàn tình trạng viêm mũi teo. Tuy vậy, bạn vẫn có thể giảm thiểu các rủi ro phát triển vấn đề này bằng cách:

Xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt tốt Nhanh chóng điều trị các tình trạng nhiễm trùng Phòng ngừa các bệnh lý như giang mai, lupus…

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm mũi teo, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM