Bệnh viêm màng sụn vành tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm màng sụn vành tai là tình trạng nhiễm trùng mô bao quanh và nuôi dưỡng sụn ở bên ngoài tai (vành tai). Nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh có thể gây ra những vấn đề thẩm mỹ vĩnh viễn. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm cách nào để chữa trị bệnh hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh viêm màng sụn vành tai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm màng sụn vành tai là gì?

Viêm màng sụn vành tai là tình trạng nhiễm trùng mô bao quanh và nuôi dưỡng sụn ở bên ngoài tai (vành tai). Nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, bệnh có thể gây ra những vấn đề thẩm mỹ vĩnh viễn.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm màng sụn vành tai là gì?

Các triệu chứng phổ biến của viêm màng sụn như:

  • Đỏ;
  • Sưng;
  • Đau;
  • Có mủ hoặc chảy dịch (trong những trường hợp nghiêm trọng);
  • Sốt (trong trường hợp nặng);
  • Biến dạng cấu trúc tai (trong trường hợp nghiêm trọng).

Nếu bị viêm màng sụn tái phát, bạn có thể có các dấu hiệu ít phổ biến hơn như:

  • Tai mềm;
  • Mất thính lực đột ngột;
  • Chóng mặt;
  • Giảm khả năng giữ thăng bằng cơ thể;
  • Ù tai;
  • Chảy dịch tai;
  • Viêm tai giữa.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm màng sụn vành tai?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm màng sụn là do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng này như:

  • Phẫu thuật tai;
  • Xỏ lỗ tai;
  • Các môn thể thao có tính đối kháng;
  • Chấn thương một bên đầu.

Viêm màng sụn có thể dẫn đến viêm sụn, gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc tai.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán viêm màng sụn vành tai?

Để chẩn đoán viêm màng sụn, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và kiểm tra tai của người bệnh. Nếu bạn có tiền sử bị chấn thương tai và tai đỏ, sưng hoặc đau nhức, bác sĩ có thể chẩn đoán là viêm màng sụn.

Những phương pháp nào giúp điều trị viêm màng sụn vành tai?

Dựa vào kết quả kiểm tra tai, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Nếu nghi ngờ có mủ, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để dẫn lưu dịch.

Phương pháp điều trị phổ biến cho viêm màng sụn là kháng sinh, cụ thể là levofloxacin. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một loại kháng sinh khác để đảm bảo tình trạng viêm sẽ nhanh khỏi. Tùy vào tình trạng sức khỏe, bạn có thể dùng kháng sinh dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Đối với viêm màng sụn tự miễn, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc steroid như prednisone để ức chế phản ứng miễn dịch và ngăn chặn nó tấn công đến sụn tai và các bộ phận khác của cơ thể.

Nếu viêm màng sụn nghiêm trọng tới mức gây ra tai súp lơ, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thẩm mỹ loại bỏ phần tai tổn thương.

5. Phòng ngừa

Làm thế nào để phòng ngừa viêm màng sụn vành tai?

Đôi khi, bạn không thể phòng ngừa được viêm màng sụn, chẳng hạn như do chấn thương tai. Đối với nguyên nhân là xỏ lỗ tai, bạn nên tránh xỏ nhiều lỗ trên sụn tai để giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng ở tai.

Thời gian phục hồi sẽ phụ thuộc vào thời gian phát hiện và điều trị bệnh. Phát hiện sớm sẽ giúp tình trạng viêm nhanh khỏi hơn.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh viêm màng sụn vành tai sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Nếu có bất kì dấu hiệu và triệu chứng như trên, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM