Bệnh viêm khớp dạng thấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp dạng thấp là gì, làm thế nào để nhận biết bệnh và cách điều trị hiệu quả là một số thắc mắc thường gặp của những người đang phải đối mặt với tình trạng sức khoẻ này. Để tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh viêm khớp dạng thấp cùng các vấn đề xoay quanh, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.
Mục lục nội dung
1. Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp hay bệnh thấp khớp là một dạng của rối loạn tự miễn. Điều này có nghĩa là bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh, từ đó dẫn đến các phản ứng viêm xảy ra và gây sưng đau ở những bộ phận chịu ảnh hưởng.
Thông thường, bệnh có khả năng tác động đến nhiều khớp cùng lúc nên còn được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Những khớp dễ gặp phải tình trạng này chủ yếu là:
- Khớp tay, bao gồm cổ tay, bàn tay và cả ngón tay;
- Khớp gối.
Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau mãn tính mà còn có thể khiến khớp biến dạng. Mặt khác, đôi khi bệnh thấp khớp cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể, ví dụ như phổi, tim, mắt…
2. Những dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp dạng thấp là gì?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu đặc trưng sau, bao gồm:
- Sưng đau và cứng khớp;
- Các khớp chịu ảnh hưởng mang tính đối xứng;
- Khớp biến dạng;
- Khó giữ thăng bằng khi đi lại;
- Sốt;
- Suy giảm khả năng vận động;
- Sụt cân;
- Suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, bạn cũng có thể có các triệu chứng và dấu hiệu viêm khớp dạng thấp khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
3. Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp gồm những gì?
Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm khớp dạng thấp. Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra đâu là tác nhân dẫn đến sự nhầm lẫn này của các tế bào bạch cầu.
Hiện nay, một số nghiên cứu cho rằng bệnh có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus có thể vô tình kéo theo tình trạng viêm khớp dạng thấp xảy ra ở những người có đặc điểm di truyền này. Khi đó, bạch cầu không chỉ tiêu diệt các chủng vi sinh vật gây bệnh mà còn tấn công cả màng hoạt dịch (synovium), từ đó gây đau và viêm tại đây.
Do chịu ảnh hưởng của các phản ứng viêm, màng hoạt dịch sẽ sưng phồng lên và chèn ép hoặc thậm chí phá hủy lớp sụn khớp nếu không được chữa trị kịp thời. Ngoài ra, viêm màng hoạt dịch còn tác động đến các dây chằng xung quanh, lâu ngày khiến dải mô mềm này suy giảm chức năng vốn có, từ đó khiến khớp biến dạng.
Đối tượng có nguy cơ cao bị viêm khớp dạng thấp
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở người trưởng thành chiếm khoảng 1 – 5%. Trong đó:
Bệnh phổ biến ở phụ nữ từ 20 – 40 tuổi Số lượng phụ nữ mang thai bị thấp khớp cao gấp 2 – 3 lần số lượng người bệnh là đàn ông
Yếu tố làm tăng rủi ro viêm khớp dạng thấp là gì?
Các chuyên gia cho rằng rủi ro mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể liên quan đến những yếu tố dưới đây, bao gồm:
- Tuổi tác: theo nghiên cứu, nguy cơ bị viêm đa khớp dạng thấp của một người có thể tăng dần theo thời gian. Người cao tuổi từ 60 trở lên là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
- Giới tính: rủi ro gặp phải tình trạng viêm khớp dạng thấp của phụ nữ cao gấp 2 – 3 lần so với đàn ông Hút thuốc lá: thói quen xấu này không chỉ ảnh hưởng đến các bệnh về tim, phổi, gan… mà còn có khả năng góp phần thúc đẩy viêm khớp dạng thấp phát triển;
- Chưa từng sinh con: phụ nữ chưa sinh con có thể có rủi ro mắc bệnh cao hơn so với người đã làm mẹ;
- Thừa cân, béo phì: một số nghiên cứu cho thấy cân nặng của một người càng lớn, nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp của người đó càng cao.
4. Các thủ thuật dùng trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là gì?
Ở giai đoạn đầu, việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp có thể gặp khó khăn vì các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của những tình trạng sức khỏe khác.
Tuy nhiên, chẩn đoán và điều trị viêm đa khớp dạng thấp ngay từ đầu là điều cần thiết để kiểm soát tốt bệnh, đồng thời ngăn chặn các biểu hiện tiến triển tệ hơn. Vì vậy, sau khi quan sát những dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát các khớp để xem chúng có bị sưng, biến dạng hay hạn chế chức năng vốn có không.
Ngoài ra, họ cũng sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm một vài xét nghiệm chuyên sâu nếu nghi ngờ bạn bị viêm khớp dạng thấp, ví dụ như:
Xét nghiệm máu với những kỹ thuật đo tốc độ lắng máu (ESR), tổng phân tích tế bào máu (CBC) và xét nghiệm nhân tố dạng thấp Chụp MRI và chụp X-quang
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Năm 2010, Tổ chức American College of Rheumatology đã đề xuất các tiêu chí sau đây trong việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bao gồm:
- Người bệnh có ít nhất một khớp bị sưng không rõ nguyên nhân;
- Ít nhất một kết quả xét nghiệm máu cho thấy thấp khớp đang diễn ra ;
- Thời gian triệu chứng viêm khớp dạng thấp xuất hiện ít nhất 6 tuần.
5. Đâu là cách chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả?
Thực tế, điều trị viêm khớp dạng thấp tận gốc là điều bất khả thi. Những phương pháp hiện tại chủ yếu tập trung vào việc:
- Giảm viêm ở các khớp chịu ảnh hưởng;
- Xoa dịu tình trạng đau nhức;
- Giảm thiểu rủi ro suy giảm chức năng hoạt động và biến dạng khớp;
- Ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương khớp.
Để làm được điều này, bạn có thể lựa chọn áp dụng:
Thuốc trị viêm khớp dạng thấp
Một số loại thuốc kê toa có tác dụng thuyên giảm triệu chứng, đồng thời ngăn cản bệnh tiếp tục tiến triển nghiêm trọng. Chúng có thể kể đến như:
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID): có khả năng giảm đau và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ như bầm tím, loét dạ dày, tăng huyết áp và tổn thương gan, thận. Corticosteroid: khả năng giảm đau, kháng viêm mạnh hơn so với nhóm NSAID. Đồng thời, các loại thuốc này còn có thể làm chậm quá trình tổn thương khớp. Mặc dù vậy, nếu dùng thuốc trong thời gian dài, bạn có nguy cơ đối mặt với một số vấn đề như đục thủy tinh thể, loãng xương, tăng nhãn áp và đái tháo đường.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): làm chậm tốc độ phát triển của bệnh, đồng thời ngăn ngừa những thương tổn vĩnh viễn xảy ra tại đây. Tuy vậy, đôi khi thuốc có thể gây tổn thương gan, ức chế hoạt động của tủy xương và là tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi.
- Thuốc ức chế miễn dịch: giúp ngăn cản bạch cầu tiếp tục tấn công các mô khớp, từ đó kiểm soát tốt bệnh trạng. Đồng thời, thuốc cũng làm giảm khả năng hoạt động của hệ miễn dịch nên người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, rối loạn máu hoặc thậm chí là suy tim sung huyết.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có thể hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, đồng thời góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi sau điều trị. Chúng có thể kể đến như:
- Trị liệu giảm đau bằng thủy lực;
- Chiếu đèn nhiệt 250W làm ấm khớp;
- Ngâm nước nóng.
Phẫu thuật
Nếu những giải pháp trên không đem lại hiệu quả như mong đợi, bạn có thể sẽ cần đến phẫu thuật nhằm khôi phục khả năng sử dụng khớp. Các thủ thuật điều trị xâm lấn thường được áp dụng trong trường hợp này bao gồm:
- Phẫu thuật thay khớp hoàn toàn;
- Phẫu thuật sửa gân;
- Phẫu thuật chỉnh trục.
Kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp tại nhà
Để kiểm soát tốt bệnh, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tuyệt đối sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ;
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, cố gắng giảm cân nếu cần thiết;
- Tập thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên. Hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để tìm ra những bài tập và cường độ tập luyện phù hợp. Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng;
- Lập tức đến bệnh viện nếu triệu chứng sốt cao xảy ra cùng lúc với tình trạng khớp sưng đỏ, nóng rát Không uống bia rượu hoặc bất kỳ thức uống chứa cồn nào khác trong quá trình điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh viêm khớp dạng thấp, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh viêm khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Gout - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Still ở người lớn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm cột sống dính khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh biến dạng cổ thiên nga - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bong gân đầu gối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cắt bao cân mạc Dupuytren - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cứng khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh gút giả - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hỏi bệnh sử và khám thực thể đau phần lưng dưới - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Hội chứng Felty - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng đau khớp đầu gối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau vai gáy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng hông vũ công - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau nhức cánh tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng người hóa đá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau khớp gối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau khớp cổ tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Rotator cuff - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau hông - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau háng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng hoạt dịch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp vảy nến - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp phản ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp ở trẻ em - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp ngón tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp mắt cá chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp gối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm kháng thể kháng peptide citrullinated dạng vòng - Quy trình thực hiện và những lưu ý
- doc Bệnh xơ khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh khớp Charcot - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn sản khớp háng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm xương khớp cột sống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm xương khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm sụn sườn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm khớp cùng chậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng viêm bao hoạt dịch Achilles - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u bao nang hoạt dịch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trượt đốt sống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gân vai vôi hóa - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm gân cơ quay khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nang hoạt dịch vùng khoeo chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn khớp thái dương - hàm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm bao hoạt dịch nhóm gân chân ngỗng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp háng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm bao hoạt dịch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm bao gân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thấp khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rách đĩa đệm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rách sụn chêm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rách sụn chêm khớp gối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rách sụn viền ổ cối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sái khớp háng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sốt thấp khớp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sưng bàn chân hoặc mắt cá chân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sưng đầu gối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa cột sống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa cột sống bẩm sinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa đốt sống cổ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa tinh bột - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị bẹn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị đĩa đệm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trật khớp cùng đòn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trật khớp đầu xương khuỷu tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trật khớp gối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trật khớp háng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trật khớp ngón tay - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh trật khớp vai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị