Luận án TS: Vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành cộng đồng kinh tế Asean

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của nhà nước để du lịch Việt Nam phát triển hiệu quả trong điều kiện hình thành AEC.

Luận án TS: Vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành cộng đồng kinh tế Asean

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong phát triển du lịch, nhưng thực tế hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực đang bị đánh giá là một trong những yếu tố kém nhất của du lịch Việt Nam. Du lịch Việt Nam không chỉ thiếu hụt những người điều hành doanh nghiệp, các nhà quản lý giỏi (nhân sự cao cấp), mà ngay lực lượng lao động trực tiếp như hướng dẫn viên du lịch, phục vụ bàn ở quán ăn, bán hàng, nhân viên buồng phòng vẫn chưa đạt chuẩn, từ thái độ phục vụ, cung cách làm việc. Như vây, Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã chính thức thành lập, du lịch là 1 trong 12 ngành được ưu tiên hội nhập và là 1 trong 8 ngành được tự do di chuyển lao động theo thỏa thuận công nhận lẫn nhau về nghề. Việt Nam sẽ phải tham gia thực hiện Thỏa thuận về Nghề Du lịch ASEAN (MRA-TP). Việc thực hiện thỏa thuận này vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với du lịch Việt Nam. Thỏa thuận này cho phép người lao động trong khối ASEAN có thể sang làm việc ở Việt Nam và ngược lại. Vì vậy, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam nếu không nâng cao trình độ chuyên môn, thì du lịch Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà. Bên cạnh đó với kinh nghiệm lâu năm, tiềm lực tài chính mạnh, của du lịch Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, du lịch Việt Nam không những mất thị trường mà còn có khả năng mất nguồn nhân lực chất lượng cao, do các doanh nghiệp du lịch ASEAN thu hút lao động tay nghề cao của Việt Nam bằng các điều kiện làm việc chuyên nghiệp và mức thu nhập cao. Tình trạng chảy máu chất xám này sẽ làm suy giảm khả năng phát triển của du lịch Việt Nam.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Luận giải cơ sở lý luận về vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch khi tham gia Cộng đồng kinh tế.

- Phân tích, đánh giá thực trạng vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.

- Phân tích những thời cơ và thách thức của du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC. Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là vai trò của nhà nước đối với đối với phát triển du lịch Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam bao gồm: (i) xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch; (ii) xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách phát triển du lịch; (iii) xây dựng tổ chức bộ máy và quản lý phát triển du lịch; (iv) thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch; (v) đánh giá, kiểm tra, thanh tra đối với phát triển du lịch.

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận án tiến hành phân tích đánh giá tác động của vai trò nhà nước đến điều kiện phát triển du lịch Việt Nam trước và sau khi hình thành AEC, kết quả phân 6 tích cho thấy sau khi hình thành AEC ảnh hưởng của vai trò nhà nước đến các điều kiện phát triển du lịch Việt Nam đều được điểm đánh giá cao hơn trước khi hình thành AEC. Điều này cho thấy, trong bối cảnh mới nhà nước đã bước đầu thể hiện tốt hơn trong việc hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch. Các dữ liệu khảo sát cũng cho thấy vai trò cao hơn của nhà nước sau khi hình thành AEC trong vấn đề: gia tăng quy mô du lịch, cơ cấu lại ngành du lịch, nâng cao hiệu quả phát triển du lịch, nâng cao vị thế du lịch Việt Nam.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

2.2  Cơ sở lý luận về vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch khi tham gia Cộng đồng kinh tế

Một số vấn đề về phát triển du lịch và Cộng đồng kinh tế

Vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch khi tham gia Cộng đồng kinh tế

Kinh nghiệm phát huy vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch của một số quốc gia ASEAN sau khi AEC hình thành và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

2.3 Thực trạng vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC

Khái quát tình hình phát triển du lịch Việt Nam, về ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)

Phân tích thực trạng vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC

Tác động của vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC

Đánh giá chung về vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC

2.4 Phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò nhà nước đối với sự phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC

Định hướng và quan điểm hoàn thiện vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC

Một số giải pháp hoàn thiện vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC

3. Kết luận

Trong nghiên cứu của luận án, tác giả sử dung các phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp, kế thừa kết quả của những nghiên cứu trước đó để có thể tìm ra khoảng trống cho nghiên cứu của mình. Tác giả đã làm sáng tỏ hơn 4 nội dung: (i) quan niệm về vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch, (ii) hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch, (iii) phân tích, đánh giá thực trạng vai trò của nhà nước, những thành công và hạn chế của vai trò nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC, (iv) đề xuất những giải pháp để tăng cường phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển du lịch Việt Nam sau khi hình thành AEC.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Quyết định số 3455/QĐ-BVHTTDL Phê duyêt “Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020”, ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2014.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2016), Kế hoạch số 3552/KH-BVHTTDL về Nâng cao chất lượng dịch vụ trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam, ngày ban hành 07 tháng 09 năm 2016.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL Phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ban hành ngày 13 tháng 7 năm 2016.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL Phê duyệt Đề án: “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, ban hành ngày 03 tháng 8 năm 2016.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2017), Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, ban hành ngày 15 tháng 12 năm 2017. 

4.2 Tiếng Anh

Axelrod, R., & Keohane, R. O. (1985), ‘Achieving cooperation under anarchy: Strategies and institutions’, World politics, 38(1), 226-254.

Barley, S. R., & Tolbert, P. S. (1997), ‘Institutionalization and structuration: Studying the links between action and institution’, Organization studies, Vol. 18(1), pp. 93-117.

Boo, E. (1991), ‘Making ecotourism sustainable: Recommendations for planning, development, and management’, Nature tourism: Managing for the environment, 187-199.

Ceballos-Lascurain, H. (1996), Tourism, ecotourism, and protected areas: The state of nature-based tourism around the world and guidelines for its development. Iucn.

Cheuk, S., Liew-Tsonis, J., Ing, G. P., & Razli, I. A. (2010), ‘An establishment of the role of private and public sector interests in the context of tourism transport planning and development: the case of Malaysia’, The International Business & Economics Research Journal, 9(2), 59-67. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM