Bệnh ung thư thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Ung thư thanh quản là một dạng ung thư biểu mô trong thanh quản. Thanh quản nằm ở phía trước của cổ, ngay phía trên khí quản. Nó có vai trò tạo ra âm thanh, giọng nói và thường được gọi là hộp âm. Khi thanh quản bị tổn thương các chức năng này cũng bị ảnh hưởng. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh ung thư thanh quản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Ung thư thanh quản là một dạng ung thư biểu mô trong thanh quản. Thanh quản nằm ở phía trước của cổ, ngay phía trên khí quản. Nó có vai trò tạo ra âm thanh, giọng nói và thường được gọi là hộp âm. Khi thanh quản bị tổn thương các chức năng này cũng bị ảnh hưởng.

2. Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng phổ biến của ung thư thanh quản là bị khản giọng kéo dài hoặc thay đổi giọng nói. Các triệu chứng khác là ho lâu ngày, khó nuốt, đau khi nuốt, chán ăn và sút cân, nổi hạch cổ và khó thở.

Một số các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ nếu bạn:

Bị khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói; Đau cổ hoặc tai kèm khàn tiếng hoặc nổi hạch cổ.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Ung thư thanh quản gây ra bởi những thay đổi trong các tế bào của thanh quản, hiện nay vẫn không rõ ràng chính xác lý do tại sao điều này xảy ra. Tất cả các loại ung thư bắt đầu với một sự thay đổi trong ADN của tế bào. Sự thay đổi trong ADN làm cho sự tái tạo các tế bào không kiểm soát được, tạo ra một sự tăng trưởng của mô gọi là bướu (khối u).

Các chuyên gia chưa tìm ra được lý do tại sao các ADN bên trong các tế bào của thanh quản bị ảnh hưởng trong trường hợp ung thư thanh quản.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải ung thư thanh quản?

Ung thư thanh quản là một bệnh tương đối hiếm. Bệnh chỉ chiếm 1% trong tổng các bệnh ung thư. Ung thư thanh quản phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ. Cứ 4 người đàn ông mới có 1 phụ nữ mắc bệnh. Ngoài ra, ung thư thanh quản là bệnh không lây nhiễm.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng mắc ung thư thanh quản, bao gồm:

Độ tuổi: những người có độ tuổi trên 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn; Giới tính: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản nhiều hơn nữ giới; Tiền sử gia đình: bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình đã có người bị mắc bệnh; Hút thuốc, uống rượu: các hóa chất độc hại trong thuốc lá và rượu bia sẽ làm tổn hại các mô trong thanh quản, dẫn đến nguy cơ mắc ung thư thanh quản; Bệnh: bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD); Điều kiện làm việc: tiếp xúc nhiều với hóa chất như axit sulfuric và asbestos.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư thanh quản?

Để chẩn đoán, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp soi thanh quản gián tiếp. Bác sĩ dùng một cái gương có cán dài để nhìn vào cổ họng xem dây thanh âm có chuyển động đúng cách không. Bác sĩ cũng có thể dùng phương pháp soi thanh quản trực tiếp bằng cách dùng ống soi thanh quản mỏng có nguồn sáng đưa thông qua mũi hoặc miệng để soi cổ họng. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ dùng phương pháp sinh thiết. Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ lấy một mảnh mô nhỏ từ thanh quản để tìm tế bào ung thư bằng kính hiển vi.

Ung thư thanh quản cần được phân giai đoạn để xem mức độ lan rộng của bệnh. Việc này thường được thực hiện bằng chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI).

Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư thanh quản?

Việc điều trị bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Phẫu thuật cắt thanh quản có thể là toàn phần (cắt toàn bộ thanh quản) hoặc bán phần (cắt một phần thanh quản). Thỉnh thoảng, bác sĩ sẽ nạo bỏ hạch bạch huyết trong quá trình điều trị. Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể tạo cho bạn một đường dẫn khí mới ở phía trước cổ (mở khí quản).

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể sử dụng xạ trị đơn lẻ để tiêu diệt khối u nhỏ, thu nhỏ khối u lớn trước phẫu thuật hoặc kèm với hóa trị.

Hóa trị dùng thuốc để giết chết tế bào ung thư, có thể được dùng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc xạ trị.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Ung thư thanh quản có thể được hạn chế nếu bạn hỏi bác sĩ về khả năng bị mất giọng sau khi điều trị và những phương pháp tập luyện để có thể nói trở lại.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng các thói quen sinh hoạt sau để hạn chế diễn tiến của bệnh:

Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh; Luôn vận động và tập luyện thể thao; Dùng thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh ung thư thanh quản, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:06/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM