Bệnh tụt núm vú - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Tụt núm vú là tình trạng núm vú bị kéo vào trong vú và có thể do bẩm sinh bình thường hoặc phát sinh do bệnh tật hoặc chấn thương. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Tụt núm vú là tình trạng núm vú bị kéo vào trong vú thay vì hướng ra ngoài. Tình trạng này cũng có thể được gọi là đảo ngược núm vú, co rút núm vú hay lộn núm vú.
Co rút núm vú có thể là tình trạng bẩm sinh bình thường hoặc phát sinh do bệnh tật hoặc chấn thương ở một số phụ nữ. Bất kỳ tình trạng nào gây viêm hoặc sẹo ở các mô phía sau núm vú đều có thể gây ra tình trạng này.
2. Triệu chứng thường gặp
Tụt núm vú có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tụt núm vú là do sự kết dính ở gốc núm vú gắn kết da với mô bên dưới. Bạn có thể chỉ bị tụt núm vú ở một bên.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Phụ nữ có thể bị tụt núm vú khi sinh; Sau khi cho con bú, các ống sữa có thể đã bị hư hỏng hoặc trở nên xơ chai, co lại và kéo núm vú vào trong; Các cuộc phẫu thuật trước đây có thể hình thành sẹo, có thể gây tụt núm vú; Ung thư vú có thể là nguyên nhân gây ra tụt núm vú; Ở độ tuổi nào đó, da vú có thể chùng xuống và da xung quanh núm vú có thể trở nên lỏng lẻo, dẫn đến tụt núm vú; Bất kỳ nhiễm trùng nào ở vú có thể gây viêm, kết quả là mô sẹo xơ kéo núm vú vào trong; Một số phụ nữ có thể bị tụt núm vú khi mang thai.
Tụt núm vú ở người cao tuổi có thể là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng chẳng hạn như bệnh Paget ở vú. Tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trên 50 tuổi và là một dạng hiếm gặp của ung thư vú hình thành trong các ống dẫn bên dưới quầng vú hoặc trong một số trường hợp hiếm hoi, núm vú bị ảnh hưởng bởi ung thư. Tụt núm vú cũng có thể chỉ ra các rối loạn của vú như áp xe vú, hoại tử mỡ và viêm vú.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải tình trạng tụt núm vú?
Tình trạng tụt núm vú rất thường gặp và thường ảnh hưởng ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh có thể xảy ra mọi người trong mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng tụt núm vú?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ bị tụt núm vú chẳng hạn như:
Di truyền; Mang thai; Sau khi cho con bú; Lão hóa; Nhiễm trùng.
5. Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng tụt núm vú?
Để kiểm tra xem có thực sự bị tụt núm vú không, bạn có thể thử bài kiểm tra “kẹp”. Giữ vú của bạn ở giữa ngón cái và ngón trỏ sau đó nhấn nhẹ khoảng 2,5 cm phía sau núm vú. Nếu núm vú của bạn nhô ra là bình thường. Nếu nó co lại hoặc biến mất, bạn thực sự bị tụt núm vú.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng tụt núm vú?
Bạn có thể điều trị tình trạng này bằng cách sử dụng:
Dụng cụ hút. Một số dụng cụ hút có thể đẩy núm vú bị tụt lên. Các sản phẩm này được bán dưới nhiều tên, bao gồm rút núm vú, hút núm vú… Các dụng cụ này thường hoạt động bằng cách kéo núm vú vào một cốc nhỏ. Điều này kích thích núm vú và làm cho nó nhô ra. Khi sử dụng lâu, các dụng cụ này có thể giúp làm lỏng mô núm vú; Xỏ lỗ núm vú. Xỏ lỗ núm vú là để kéo núm vú bị tụt; Phẫu thuật. Đây là cách giúp bạn điều trị tình trạng này vĩnh viễn. Có hai loại phẫu thuật khác nhau, bao gồm phẫu thuật bảo tồn một phần các ống sữa (hay còn gọi là kỹ thuật “parachute flap”, phụ nữ thực hiện thủ thuật này vẫn có thể cho con bú sữa vì một số hệ thống ống sữa vẫn còn gắn liền) và phẫu thuật với ống sữa bị tách ra (thủ thuật này phổ biến hơn, phụ nữ trải qua thủ thuật này sẽ không thể cho con bú sữa mẹ vì đã cắt bỏ các ống sữa).
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bạn có thể thực hiện kỹ thuật Hoffman để kéo núm vú bị tụt tạm thời ngay tại nhà:
Đặt hai ngón tay cái của bạn ở hai bên núm vú. Bạn nên chắc chắn rằng đã đặt chúng ở dưới núm vú, chứ không phải ở bên ngoài của quầng vú; Nhấn mạnh vào mô vú; Nhẹ nhàng kéo ngón tay cái của bạn ra xa nhau; Di chuyển ngón tay cái quanh núm vú và lặp lại.
Bạn có thể làm điều này bất cứ khi nào muốn cho núm vú nhô lên, nhưng không rõ hiệu quả này sẽ kéo dài bao lâu. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên thực hành kỹ thuật này ít nhất mỗi ngày một lần. Kích thích thường xuyên có thể giúp núm vú của bạn nhô ra thường xuyên hơn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng tụt núm vú, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!