Luận án TS: Truyền thuyết Phạm Nhan và tín ngưỡng thờ ác thần của người Việt ở Bắc Bộ

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu truyền thuyết và tín ngưỡng Phạm Nhan trong tục thờ ác thần của người Việt là cách để người viết tăng cường khả năng nghiên cứu và hiểu sâu sắc hơn về một loại tín ngưỡng vốn vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa Việt mà chưa được giới nghiên cứu folklore quan tâm.

Luận án TS: Truyền thuyết Phạm Nhan và tín ngưỡng thờ ác thần của người Việt ở Bắc Bộ

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian có trong chương trình dạy học Ngữ văn trong nhà trường từ phổ thông đến đại học. Nghiên cứu truyền thuyết giúp chúng tôi tiếp cận với hệ thống lí thuyết về thể loại cũng như mối quan hệ giữa truyền thuyết với văn hóa và thực tiễn đời sống. Nghiên cứu truyền thuyết về ác thần qua hiện tượng nhân vật Phạm Nhan, đặt trong mối quan hệ với tín ngưỡng của người Việt đồng thời có sự so sánh, mở rộng với văn hóa tín ngưỡng của một số nước lân cận và trên thế giới chính là một cách tự nâng cao năng lực nghiên cứu, khả năng giải quyết vấn đề và trau dồi kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy môn Văn học dân gian của bản thân tác giả luận án trong trường đại học. Luận án cũng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và lí thú cho những sinh viên Ngữ văn.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài, minh định một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan tạo cơ sở để triển khai vấn đề cần nghiên cứu, tổng hợp được lịch sử nghiên cứu về ác thần, lịch sử nghiên cứu về Phạm Nhan ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Đánh giá được tình hình nghiên cứu và nêu lên định hướng của đề tài.

- Thống kê, khảo sát số lượng, sự phân bố truyền thuyết Phạm Nhan qua các nguồn tư liệu. Khai thác truyền thuyết Phạm Nhan ở các phương diện nội dung và hình thức thể hiện. Tìm hiểu truyền thuyết Phạm Nhan trong hệ thống truyền thuyết dân gian người Việt để làm nổi bật những đặc trưng nghệ thuật so với những truyền thuyết về các nhân vật phúc thần khác trong văn hóa dân gian người Việt.

- Đặt Phạm Nhan trong đời sống văn hóa dân gian. Làm rõ bản chất của hiện tượng Phạm Nhan trong văn hóa tín ngưỡng người Việt. Tìm hiểu những dấu tích thờ cúng và những phong tục dân gian có liên quan đến Phạm Nhan. Lý giải nguyên nhân tồn tại những hoạt động tín ngưỡng Phạm Nhan trong cộng đồng.

- Từ hiện tượng Phạm Nhan, mở rộng tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng ác thần của người Việt ở Bắc Bộ. Hệ thống hóa số lượng, di tích và mô tả những nghi thức sinh hoạt, những hèm tục trong tín ngưỡng thờ ác thần. Nêu được những đặc điểm có tính chất quy luật của hiện tượng thờ cúng ác thần trong đời sống tâm linh người Việt. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính được hướng tới là truyền thuyết về Phạm Nhan được lưu truyền qua các nguồn tư liệu khác nhau.

Phạm vi nghiên cứu:

- Truyền thuyết về Phạm Nhan được nghiên cứu dựa trên những phương diện: nhân vật, cốt truyện và kết cấu truyền thuyết, mối quan hệ giữa truyền thuyết với tín ngưỡng dân gian.

- Đề tài khai thác một trong những sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo, đầy bí hiểm trong dòng chảy văn hóa dân gian người Việt: tín ngưỡng thờ ác thần.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp điền dã

- Phương pháp so sánh loại hình

- Phương pháp ngữ văn dân gian

- Phương pháp hệ thống

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Luận án góp phần tái dựng diễn biến lưu truyền của truyền thuyết về Phạm Nhan và các nhân vật ác thần khác thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa truyền thuyết dân gian và phong tục, tập quán dân gian; truyền thuyết dân gian và các di tích vật thể; truyền thuyết đã được sưu tầm, văn bản hóa và truyền thuyết đang sống bằng hơi thở của nhân dân.

Luận án đã mở rộng từ một hiện tượng Phạm Nhan trong tín ngưỡng dân gian sang các nhân vật ác thần, tà thần đang có một đời sống phong phú, phức tạp trong thực tiễn sinh hoạt văn hóa, phong tục của nhân dân. Vấn đề thờ cúng những nhân vật là ác thần, tà thần… là một vấn đề được bỏ ngỏ lâu nay. Luận án của chúng tôi đang trên con đường đi tìm lời giải đáp cho một bài toán đầy ẩn số. Đây cũng chính là một trong những đóng góp đặc sắc của đề tài này.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về cơ sở lí thuyết và tình hình nghiên cứu của đề tài

Cơ sở lí thuyết của đề tài

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Đánh giá tình hình nghiên cứu và định hướng của đề tài

2.2 Khảo sát hệ thống truyền thuyết Phạm Nhan

Nhận diện truyền thuyết Phạm Nhan

Nhân vật Phạm Nhan trong truyền thuyết

Cốt truyện Phạm Nhan

2.3 Truyền thuyết Phạm Nhan và kiểu truyện về ác thần của người Việt

Kiểu truyện về ác thần của người Việt

Cặp đôi nhân vật Phạm Nhan - Đức Thánh Trần trong truyền thuyết về ác thần và phúc thần

Truyền thuyết Phạm Nhan trong đời sống văn hóa dân gian

2.4 Tục thờ Phạm Nhan trong tín ngưỡng thờ ác thần của người Việt

Hiện tượng Phạm Nhan trong văn hóa tín ngưỡng người Việt

Tín ngưỡng, tục thờ ác thần của người Việt

Những đặc điểm có tính chất quy luật trong tín ngưỡng thờ Phạm Nhan và tục thờ ác thần của người Việt

3. Kết luận

Tìm hiểu hiện tượng Phạm Nhan trong đời sống văn hóa dân gian chúng tôi nhận thấy đây là một hiện tượng đặc biệt. Tín ngưỡng Phạm Nhan mang bản chất của tín ngưỡng thờ ác thần. Sự ảnh hưởng của Phạm Nhan trong đời sống dân gian được thể hiện trong cả tín ngưỡng và phong tục dân gian. Những nghi lễ thờ cúng, những tập tục có nguồn gốc từ câu chuyện Phạm Nhan như: tục chữa bệnh, tục cầu con, tục che mặt của người phụ nữ và còn nhiều hèm tục kiêng kỵ khác cho thấy sự ám ảnh không nhỏ và mối liên hệ đặc biệt giữa truyền thuyết Phạm Nhan với đời sống văn hóa cộng đồng. Trước vị thần chủ trì cái ác, cái xấu nhân dân không mong cầu hay khẩn nguyện được ban tài, tiếp lộc như đối với những vị phúc thần. Cái mà con người muốn đổi lại từ sự phục tùng, và những nghi thức lễ tục đối với ác thần chính là niềm mong mỏi được bình an. Để thấy được diện mạo tổng quát của tín ngưỡng dân gian chúng tôi đặt đối sánh giữa hai cặp nhân vật, hai hình thức tín ngưỡng tương phản nhau. Phạm Nhan và Đức Thánh Trần không chỉ là cặp nhân vật sóng đôi có những chi tiết liên quan mật thiết đến nhau trong truyền thuyết mà còn đại diện cho hai hình thức tín ngưỡng tiêu biểu của người Việt. Đức Thánh Trần là đại diện cho hình thức tín ngưỡng thờ phúc thần của người Việt. Phạm Nhan lại là đại diện cho hình thức tín ngưỡng thờ ác thần. Một cặp nhân vật có nhân hình và nhân tính hoàn toàn đối lập nhau, người chính kẻ tà, kẻ gian người hùng, người thiện kẻ ác đã cho thấy những màu sắc khác nhau trong văn hóa dân tộc.

4. Tài liệu tham khảo

Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội.

Nguyễn Huy Bỉnh (2015), Truyện kể dân gian trong không gian văn hóa xứ Bắc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng (2001), Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội.

Nguyễn Đổng Chi (2015), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1 (Dư địa chí, nhân vật chí, quan chức chí), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Trần Quốc Vượng (1996), Theo dòng lịch sử - những vùng đất, thần và tâm thức người Việt, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

Will Durant (2016), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nguyễn Hiến Lê (dịch), NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Lý Tế Xuyên (1960), Việt điện u linh tập, Lê Hữu Mục dịch, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn.

Phạm Thu Yến (1982), Mối quan hệ giữa thể loại VHDG trong một vùng văn hoá (khảo sát vùng văn hoá Liễu Đôi), Luận văn thạc sĩ. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Ngữ văn trên ---

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM