Trẻ sơ sinh nhẹ cân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ sơ sinh nhẹ cân là tình trạng trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2.500g. Trong một số ít trường hợp, mặc dù nhẹ cân, nhưng trẻ vẫn khỏe mạnh. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân và cách chăm sóc trẻ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

Trẻ sơ sinh nhẹ cân - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về trẻ sơ sinh nhẹ cân

Trẻ sơ sinh nhẹ cân là gì?

Trẻ sơ sinh nhẹ cân là tình trạng trẻ sinh ra có cân nặng dưới 2.500g. Cân nặng của trẻ sơ sinh bình thường là 3.700g. Trong một số ít trường hợp, mặc dù nhẹ cân, nhưng trẻ vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều trẻ sơ sinh nhẹ cân thường có nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do cơ thể của bé không đủ khỏe mạnh như trẻ bình thường. Trẻ có thể gặp khó khăn trong ăn uống, tăng cân và chống nhiễm trùng. Thông thường, cơ thể của trẻ sẽ dễ lạnh hơn vì không có nhiều mỡ giúp giữ ấm.

Trẻ sinh non thường dễ mắc nhiều biến chứng. Trọng lượng của trẻ càng nhẹ, nguy cơ biến chứng càng lớn. Sau đây là một số vấn đề phổ biến của trẻ sơ sinh nhẹ cân:

Mức oxy thấp khi vừa ra đời Khó giữ ấm Khó ăn và tăng cân Nhiễm trùng Vấn đề về hô hấp và phổi chưa phát triển (hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh) Vấn đề về hệ thần kinh, chẳng hạn như chảy máu bên trong não (xuất huyết não) Vấn đề tiêu hóa, chẳng hạn như viêm ruột nghiêm trọng (viêm ruột hoại tử) Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Trẻ có cân nặng khi sinh rất thấp có nguy cơ bị biến chứng lâu dài và tàn tật. Các biến chứng lâu dài có thể bao gồm:

  • Bại não;
  • Mù;
  • Điếc;
  • Chậm phát triển.

2. Triệu chứng trẻ sơ sinh nhẹ cân

Những dấu hiệu và triệu chứng trẻ sơ sinh nhẹ cân là gì?

Ngoài cân nặng dưới 2.500g, trẻ sơ sinh nhẹ cân còn trông nhỏ hơn nhiều so với trẻ có cân nặng khi sinh bình thường. Đầu của bé có thể trông to hơn phần còn lại của cơ thể. Người trẻ trông có vẻ gầy vì không có nhiều mỡ.

3. Nguyên nhân trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân?

Trẻ sơ sinh nhẹ cân thường xảy ra do sinh quá sớm (sinh non), trước 37 tuần mang thai. Trẻ sinh non thường có ít thời gian để phát triển và tăng cân trong bụng mẹ.

Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh tăng cân là thai phát triển chậm (IUGR). Điều này xảy ra khi bé không phát triển tốt trong thai kỳ, có thể là do vấn đề nhau thai, sức khỏe của người mẹ hoặc sức khỏe của em bé. Em bé có thể chậm phát triển trong thai kỳ và được:

Sinh đủ tháng. Trẻ vẫn được sinh từ tuần 37 đến 41 của thai kỳ. Những trẻ này có thể trưởng thành, nhưng cơ thể thường nhỏ. Sinh non. Những trẻ này đều rất nhỏ và chưa trưởng thành về thể chất.

4. Nguy cơ khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị nhẹ cân như:

  • Nhiễm trùng khi mang thai;
  • Trẻ không tăng cân đủ trong thai kỳ ;
  • Người mẹ đã từng sinh con nhẹ cân ;
  • Hút thuốc;
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy;
  • Người mẹ mang thai khi dưới 17 hoặc trên 35 tuổi.

5. Chẩn đoán và điều trị cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán trẻ sơ sinh nhẹ cân?

Một trong những lý do chính để khám thai định kỳ là đảm bảo thai nhi phát triển tốt. Khi mang thai, kích thước của thai nhi được ước tính theo những cách khác nhau. Việc bạn tăng cân ổn định sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Một cách khác kiểm tra khác là dựa chiều cao cơ bản.

Để kiểm tra chiều cao cơ bản, bác sĩ sẽ đo từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung (đáy). Chiều cao cơ bản được tính bằng centimet (cm). Nó gần bằng số tuần mang thai sau tuần thứ 20. Ví dụ như  ở tuổi thai 24 tuần, chiều cao cơ bản của thai nhi phải gần 24cm.

Nếu chiều cao cơ bản thấp hơn dự kiến, điều đó có nghĩa là bé không phát triển tốt.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm thai để kiểm tra sự tăng trưởng và phát triển của bé. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thai nhi. Đây là một cách chính xác hơn so với kiểm tra chiều cao cơ bản.

Em bé thường được cân trong vài giờ đầu sau khi sinh. Cân nặng được so sánh với số tuần mang thai (tuổi thai). Nếu bé của bạn nặng dưới 2.500g, trẻ được xem là nhẹ cân. Nếu cân nặng dưới 1.500g, trẻ được coi là rất nhẹ cân, còn dưới 1.000g, là cực kỳ nhẹ.

Những phương pháp nào giúp điều trị trẻ sơ sinh nhẹ cân?

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi và sức khỏe của con bạn, cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

  • Điều trị cho trẻ sơ sinh nhẹ cân thường bao gồm:
  • Chăm sóc tại phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU);
  • Nằm lồng kính;
  • Thức ăn đặc biệt. Đôi khi, bác sĩ sẽ cho thức ăn đặc biệt qua một ống vào dạ dày hoặc tiêm tĩnh mạch nếu bé không thể bú.

Trẻ có khỏe mạnh hay không phụ thuộc vào cân nặng lúc mới sinh. Những em bé nặng dưới 500g có nhiều vấn đề nhất và ít có khả năng sống lâu.

Trẻ sơ sinh nhẹ cân thường “bắt kịp” sự tăng trưởng về thể chất nếu chúng không có biến chứng nào khác. Tuy nhiên, bé có thể cần phải có các chương trình chăm sóc sức khỏe theo dõi đặc biệt.

6. Chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sơ sinh nhẹ cân nên bú sữa mẹ vì nó có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng và tăng cân. Nếu không có sữa, người mẹ có thể sử dụng sữa của những người mẹ khác. Sữa công thức chỉ là phương án lựa chọn cuối cùng.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và khám thai định kỳ để phòng ngừa sinh non.

Khi khám thai, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do dinh dưỡng và cân nặng của mẹ có liên quan đến cân nặng của thai nhi, nên chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân phù hợp trong thai kỳ là rất cần thiết. Các mẹ bầu nên tránh uống rượu, thuốc lá và thuốc gây nghiện, có thể góp phần khiến thai nhi chậm phát triển.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh trẻ sơ sinh nhẹ cân, eLib.VN khuyến khích các bạn nên đưa con em mình đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nếu có các triệu chứng và dấu hiệu như trên.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM