Bệnh trật khớp cùng đòn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Khớp cùng đòn được hợp lại bởi đầu ngoài xương đòn và mặt trong của mỏm cùng vai. Trật khớp cùng đòn xảy ra khi bạn té ngã, vai bị va đập trực tiếp hoặc khi bạn nâng vật nặng. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh trật khớp cùng đòn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Khớp cùng đòn được hợp lại bởi đầu ngoài xương đòn và mặt trong của mỏm cùng vai. Trật khớp cùng đòn xảy ra khi bạn té ngã, vai bị va đập trực tiếp hoặc khi bạn nâng vật nặng.

Tùy theo mức độ của chấn thương, trật khớp cùng vai được chia ra làm 6 cấp độ (theo Rookwood):

Độ I: giãn dây chằng cùng đòn, nhưng dây chằng quạ đòn còn nguyên.

Độ II: đứt dây chằng cùng đòn và giãn dây chằng quạ đòn.

Độ III: đứ dây chằng cùng đòn và đứt dây chằng quạ đòn hoàn toàn. Đầu xương đòn lệch 25-100% so với bên còn lại. Độ IV: đầu ngoài xương đòn lệch ra sau, vào cơ thang.

Độ V: đầu ngoài xương đòn lệch 100% so với bên còn lại. Độ VI: đầu ngoài xương đòn lệch vào mặt dưới mỏm quạ. Đây là cấp độ chấn thương hiếm gặp.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng trật khớp xương cùng đòn gồm:

Sưng Đau Bầm tím Vùng vai nhô cao hơn so với bình thường

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân phổ biến nhất gây trật khớp cùng đòn là do té ngã làm vai va đập trực tiếp xuống đất hoặc vật cứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bị trật khớp cùng đòn khi nâng nhấc vật nặng.

4. Chẩn đoán & Điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trật khớp cùng đòn?

Bác sĩ sẽ dựa vào các dấu hiệu đau sưng đầu ngoài xương đòn và dấu hiệu lò xo để chẩn đoán bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện một số xét nghiệm như:

X-quang 2 bình diện thẳng nghiêng Tổng phân tích tế bào ngoại vi Sinh hóa Ion đồ Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm tiền phẫu

Những phương pháp nào dùng để điều trị trật khớp cùng đòn?

Đối với chấn thương cấp độ I và II, bạn không cần điều trị, chỉ cần treo tay trên 20 ngày, để hạn chế chuyển động, kết hợp với thuốc kháng viêm và giảm đau.

Đối với các chấn thương từ cấp độ III – VI, bạn cần phải được phẫu thuật để đưa xương lệch về đúng vị trí ban đầu. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

Nắn xương vào đúng vị trí không khó, nhưng giữ cho xương không di lệch lại là một khó khăn. Để tránh tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:

Băng cố định tay (di lệch ít) Thuốc: bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, vitamin và tiêm phòng uốn ván

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn có thể phòng ngừa trật khớp cùng đòn bằng cách:

Hiểu rõ luật giao thông để không gây tai nạn khi đi trên đường.

Nói cho trẻ hiểu về các nguyên nhân gây gãy xương.

Học cách sơ cứu gãy xương đúng cách, để tránh các biến chứng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh trật khớp cùng đòn, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:09/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM