Bệnh trào ngược im lặng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trào ngược im lặng là một bệnh tương tự như trào ngược dạ dày thực quản, nhưng các triệu chứng của hai bệnh này không giống nhau. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh trào ngược im lặng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung về bệnh trào ngược im lặng

Trào ngược im lặng là một bệnh tương tự như trào ngược dạ dày thực quản, nhưng các triệu chứng của hai bệnh này không giống nhau.

Người bị trào ngược im lặng không có các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày thực quản, chẳng hạn như ợ nóng. Vì vậy, các bác sĩ thường khó chẩn đoán bệnh trào ngược im lặng.

2. Triệu chứng bệnh trào ngược im lặng

Các triệu chứng trào ngược im lặng ở trẻ sơ sinh và trẻ em gồm:

Khàn tiếng

Ho khan hoặc ho mạn tính

Hen suyễn

Thở khò khè hoặc ngưng thở

Khó ăn, khạc nhổ đồ ăn hoặc thức ăn vào phổi

Khó tăng cân

Người lớn bị trào ngược im lặng có thể có ợ nóng hoặc cảm giác nóng rát ở dưới cổ họng. Tuy nhiên, rất ít người có triệu chứng như vậy. Các triệu chứng trào ngược im lặng thường gồm:

Hắng giọng quá mức

Ho liên tục

Khàn tiếng

Một cục u trong cổ họng và không biến mất khi bạn nuốt liên tục

Các triệu chứng khác có thể gồm:

Cảm giác chảy dịch mũi sau hoặc dư chất nhầy cổ họng Khó nuốt Khó thở Viêm họng

Trào ngược im lặng có nguy hiểm không?

Axit dạ dày trong cổ họng và thanh quản có thể gây kích ứng và tổn thương các cơ quan này trong thời gian dài. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể nghiêm trọng.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, trào ngược im lặng có thể gây ra:

Thu hẹp khu vực bên dưới dây thanh âm Loét do tiếp xúc Nhiễm trùng tai tái phát từ các vấn đề với chức năng ống vòi nhĩ (eustachian) Dịch tích tụ lâu ngày ở tai giữa

Ở người lớn, trào ngược im lặng có thể để lại sẹo ở cổ họng và thanh quản. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư trong khu vực, ảnh hưởng đến phổi và có thể gây kích thích các tình trạng như hen suyễn, khí phế thũng hoặc viêm phế quản.

3. Nguyên nhân gây trào ngược im lặng

Ở trẻ sơ sinh, các van ở cuối ống thực quản không được phát triển đầy đủ. Các van này giữ cho các chất trong dạ dày không chảy ngược vào ống thức ăn.

Điều này giải thích vì sao trẻ sơ sinh thường ói hoặc ọc thức ăn, đặc biệt là khi trẻ ăn no.

Người lớn thường bị cảm lạnh hoặc cúm trước khi phát triển trào ngược im lặng. Những điều kiện này có thể làm cho dây thanh âm nhạy cảm hơn với axit dạ dày.

Một số đặc điểm vật lý nhất định có thể khiến một số người có nhiều khả năng bị trào ngược im lặng, bao gồm cả những người có:

Van ống thực quản thấp hơn

Dạ dày trống

Thoát vị tạm thời    

Vấn đề với co thắt ống thực quản

Các nguyên nhân về lối sống gồm:

Ăn quá nhiều    

Thường xuyên uống rượu, thức ăn cay và béo, nước uống có ga   

Hút thuốc    

Thừa cân

Những người thường xuyên nói lớn hoặc hét, chẳng hạn như giáo viên và ca sĩ, cũng phải đối mặt với nguy cơ cao phát triển tình trạng này. Bệnh cũng có thể phát triển trong thai kỳ.

4. Nguy cơ mắc trào ngược im lặng

Bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính, đều có thể bị trào ngược im lặng. Tuy nhiên, một số người sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ bị trào ngược im lặng bao gồm:

Các yếu tố lối sống như chế độ ăn uống, ăn quá nhiều, sử dụng thuốc lá hoặc rượu Cơ vòng khoang thực quản bị biến dạng hoặc trục trặc, dạ dày tiêu hóa thức ăn chậm hoặc thừa cân Mang thai

Trẻ em và trẻ sơ sinh có thể bị trào ngược thường xuyên hơn vì cơ vòng khoang thực quản trên và dưới không đủ mạnh để đóng. Tình trạng này sẽ cải thiện khi trẻ lớn lên.

5. Chẩn đoán và điều trị trào ngược im lặng

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán trào ngược im lặng?

Nếu bạn nghi ngờ mắc các loại trào ngược này, hãy hẹn gặp bác sĩ. Nếu bạn bị ợ nóng, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt, đặc biệt là nếu các triệu chứng xuất hiện nhiều lần hàng tuần và trong thời gian dài.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra toàn bộ, bao gồm hỏi thăm tiền sử các triệu chứng, phương pháp điều trị mà bạn đã thử và các triệu chứng xảy ra khi nào.

Ngoài ra, nếu bạn bị trào ngược im lặng và sẹo hoặc tổn thương từ bệnh này, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ tai mũi họng để điều trị tổn thương do trào ngược.

Để xác định mức độ tổn thương, họ có thể yêu cầu nội soi. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn.

Những phương pháp nào dùng để điều trị trào ngược im lặng?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị trào ngược im lặng, họ có thể kê thuốc điều trị trào ngược. Nếu thuốc làm giảm các triệu chứng, bạn có thể tiếp tục dùng thuốc đó. Thuốc cũng sẽ giúp ngăn chặn mọi tổn thương do trào ngược im lặng gây ra, nhưng sẽ không đảo ngược bệnh.

Các loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị trào ngược im lặng bao gồm:

Thuốc kháng axit Thuốc ức chế bơm proton (PPI) Thuốc chẹn H2

Những loại thuốc này làm giảm axit dạ dày hoặc ngăn dạ dày tạo ra nhiều axit dạ dày.

Ngoài thuốc, bác sĩ có thể đề nghị một số thay đổi lối sống. Những thay đổi lối sống này được thiết kế để giúp giảm các yếu tố rủi ro làm tăng khả năng trào ngược Những thay đổi lối sống bao gồm:

Ngừng ăn và uống ít nhất ba giờ trước khi bạn đi ngủ. Kê đầu cao khi bạn ngủ. Hạn chế hoặc loại bỏ những thực phẩm gây trào ngược, bao gồm chocolate, thực phẩm cay, cam quýt, thực phẩm chiên và đồ ăn có cà chua. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.

Bạn hiếm khi cần đến phẫu thuật, nhưng bác sĩ có thể yêu cầu để tăng cường cơ vòng khoang thực quản.

6. Phòng ngừa trào ngược im lặng

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể giúp bạn ngăn ngừa trào ngược im lặng bao gồm:

Tránh các thực phẩm gây trào ngược và ghi ra những thực phẩm kích hoạt trào ngược;

Giảm cân nếu bạn thừa cân;

Bỏ hút thuốc;

Giảm hoặc bỏ uống rượu;     

Không ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 giờ;     

Kê đầu cao khi ngủ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:09/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM