Training nhân sự là gì?

“Training” là một thuật ngữ không mấy xa lạ với những ai đã và đang đi làm. Bất kì nhân viên nào khi mới vào làm ở một môi trường mới đều phải trải qua quá trình training khác nhau. Hãy cùng eLib tìm hiểu Training là gì? Vai trò của quá trình training đối với nhân viên là doanh nghiệp là gì?,... qua nội dung tài liệu dưới đây nhé!

Training nhân sự là gì?

Lý do của việc có quá trình training đó là người mới đi làm khi vào công ty, họ chưa nắm được toàn bộ công việc mà họ sẽ phải làm, chưa thể làm cùng những người đã từng làm ở công ty trước đó. Vì vậy công ty sẽ có những buổi training để họ làm quen với công việc. Vì vậy nếu bạn là một người mới đi làm, khi mới vào một công ty nào đó và bạn được training về công việc mà bạn sẽ làm, thì hãy cố gắng nắm bắt thật nhanh những kiến thức và vấn đề mà bạn được training. Training là yếu tố quan trọng tạo nên văn hóa doanh nghiệp.

1. Training là gì?

Training là gì? Training được dịch sang tiếng Việt với nghĩa là sự đào tạo. Nói các khác, training chỉ những khóa đào tạo ngắn hạn cho một hoặc nhiều nhân viên mới để họ am hiểu về một lĩnh vực hay nhiệm vụ của công việc đặc thù nào đó.

Doanh nghiệp sẽ cung cấp chỉ dạy, hướng dẫn về những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao nhằm phục vụ cho mục đích đào tạo và hoàn thành công việc được giao cho nhân viên.

Ngoài ra tùy vào mức độ phức tạp của mỗi khóa học đào tạo, khả năng tiếp thu của mỗi nhân viên và trình độ của người đào tạo mà mỗi quá trình training có thể diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau.

2. Ai cần được training?

Trong môi trường công ty, doanh nghiệp, thông thường hoạt động training sẽ được áp dụng cho những nhân viên mới được tuyển dụng. Bởi họ là những người mới, chưa nắm bắt được toàn bộ công việc của vị trí họ đảm nhận hoặc chỉ mới nắm cơ bản nhưng chưa làm quen yêu cầu công việc tại nơi làm việc mới...

Vì thế, người quản lý nhân sự sẽ trực tiếp hoặc phân công cho nhân viên có kinh nghiệm chỉ dạy, hướng dẫn đồng thời hỗ trợ nhân viên đó làm việc cho đến khi thạo việc.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp, công ty có những đổi mới về chiến lược kinh doanh, có nhận dự án mới, đưa vào vận hành máy móc, thiết bị mới hay có bất kỳ thay đổi nào khác và cần nâng cao chất lượng nhân sự về chuyên môn, kiến thức và tay nghề thì cũng tiến hành quá trình training cho nhân viên. Doanh nghiệp có thể tổ chức đào tạo chung cho toàn bộ nhân viên hoặc tổ chức training riêng cho cấp quản lý trước rồi họ sẽ phụ trách đào tạo lại cho đội nhóm của mình phụ trách tương ứng.

3. Vai trò của quá trình training là gì?

3.1 Đối với công ty

Vai trò đối với công ty của quá trình training là gì? Training sẽ giúp công ty sàng lọc nhân sự, làm căn cứ để đánh giá chất lượng nhân viên thử việc, từ đó đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức

Quá trình đào tạo nhân viên mới còn nhằm nâng cao chất lượng nhân sự cả với nhân viên mới nhận việc và nhân viên quen việc, từ đó giúp gia tăng hiệu suất công việc.

Ngoài ra, training còn có vai trò giúp ổn định tổ chức, tạo nên tác phong làm việc chuyên nghiệp, từ đó giúp hạn chế tối đa những sai sót không mong muốn có thể xảy ra trong công việc.

3.2 Đối với nhân viên

Vai trò đối với nhân viên của quá trình training là gì? Đối với trường hợp bạn là nhân viên mới: khi bước đầu làm quen với công việc, để tiếp cận nhanh nhất có thể với môi trường làm việc mới, training sẽ giúp bạn thể hiện khả năng tiếp thu và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó còn giúp tăng cơ hội được nhận vào làm nhân viên chính thức, đồng thời giúp gắn kết với đồng nghiệp.

Với trường hợp bạn đã là nhân viên chính thức thì quá trình training giúp nâng cao chất lượng công việc, từ đó giúp công ty xác định được khả năng làm việc nhóm của bạn và thể hiện năng lực, tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong thương lai.

4. Các hình thức training là gì?

Các hình thức phổ biến của training là gì? Hiện nay có 3 hình thức training thương được nhiều công ty sử dụng là:

4.1 Buổi họp nội bộ định kỳ (Internal session)

Buổi họp nội bộ định kỳ trong training là gì? Đó là cách thức đào tạo nhân sự thông qua các buổi gặp mặt của toàn doanh nghiệp hoặc theo nhóm. Các buổi họp này sẽ thường diễn ra định kỳ theo tuần hoặc theo tháng.

Qua các buổi họp này sẽ góp phần giúp các cá nhân nâng cao năng lực, rèn luyện các kỹ năng mềm để từ đó biết cách phối hợp giữa các phòng ban. Các doanh nghiệp thường sử dụng hình thức đào tạo này để huấn luyện về chủ đề hoặc kỹ năng cụ thể mà các nhân viên đều cần biết.

4.2 Đào tạo qua công việc (On-job training)

Đào tạo qua công việc trong training là gì? Đó là hình thức nhân sự sẽ được đào tạo bằng cách học hỏi ngay qua các công việc thực tế. Hình thức đào tạo này cần đảm bảo điều kiện là có thời gian riêng để đào tạo nhân viên và nhân sự học việc để không bị ảnh hưởng tới tiến độ công việc của công ty.

Bằng cách đào tạo nội bộ qua công việc này sẽ thích hợp đối với những việc làm mang tính thực hành cao. Ví dụ như việc hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán của công ty.

4.3 Kèm cặp (Mentorship)

Hình thức kèm cặp trong training là gì? Đó là việc người hướng dẫn theo dõi, hướng dẫn và đưa ra hỗ trợ kịp thời cho nhân viên. Hình thức này sẽ giúp người quản lý hay người giàu kinh nghiệm dễ dàng truyền đạt lại những kiến thức và kỹ năng đúc kết được cho nhân viên còn ít kinh nghiệm.

5. Các bước training trong doanh nghiệp

Các bước của quá trình training là gì? Các doanh nghiệp thường thực hiện kế hoạch đào tạo nhân viên theo 4 bước. Cụ thể như sau:

5.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Một doanh nghiệp sẽ không thể xây dựng được một quá trình đào tạo nội bộ thành công nếu như không biết xác định chúng ta cần phải đạt được điều gì. Đó là lý do mà trước khi tiến hành lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên, bạn cần phải tiến hành các buổi họp mặt giữa các cấp lãnh đạo, các phòng ban cũng như các nhóm chuyên môn để nhằm xác định nhu cầu đào tạo, đích đến mà doanh nghiệp đang hướng tới.

5.2 Xây dựng kế hoạch training

Bước thứ hai của kế hoạch training là gì? Bước tiếp theo của quá trình xây dựng quy trình đào tạo cũng như phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là đưa ra kế hoạch.

Các đầu mục chính của một bản kế hoạch đào tạo nhân viên chuyên nghiệp cần có là:

  • Tên của mỗi chương trình đào tạo nội bộ
  • Các mục tiêu cần đạt được sau chương trình
  • Đối tượng nhân viên tham gia huấn luyện
  • Nhân sự, phòng ban phụ trách
  • Nội dung và hình thức đào tạo cho nhân sự
  • Phân bổ thời gian cụ thể, chi phí và địa điểm
  • Các điều kiện ràng buộc khác cần chú ý

Doanh nghiệp cần dành thời gian để xây dựng một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể để dễ dàng triển khai, đo lường. Trong một quá trình xây dựng kế hoạch, bạn cần cân nhắc về nhu cầu đào tạo nội bộ nhằm làm nổi bật văn hóa doanh nghiệp. Điều này sẽ quá trình training trở nên hữu ích với những nét riêng của doanh nghiệp.

5.3 Triển khai và đánh giá kết quả

Bước tiếp theo sau khi lập kế hoạch Training là gì? Khi bản kế hoạch đào tạo nhân viên cho công ty cụ thể được đưa vào thực tiễn. Một bí quyết nhỏ cho bạn để giúp kế hoạch đào tạo đạt hiệu quả tốt nhất, đó là hãy tổ chức một buổi họp mặt với các đối tượng tham gia buổi huấn luyện.

Điều này sẽ giúp họ hiểu được ý nghĩa thực sự của quá trình đào tạo nhân sự của công ty. Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng nhân viên không tham gia tích cực các buổi training vì cho rằng những buổi đào tạo chỉ là những điều vô bổ và khiến họ tốn thời gian.

Bên cạnh đó bạn đừng quên triển khai theo đúng kế hoạch đã đặt ra để đảm bảo chất lượng của quy trình đạt hiệu quả tốt nhất. Và cần ghi chép, đo lường kết quả training cho các nhân sự thật rõ ràng.

5.4 Đánh giá chất lượng và cải tiến quy trình

Training là gì? Quy trình đào tạo nhân sự chính là một khóa huấn luyện thực thụ. Nó đem lại những kết quả thực tế cho công ty, vì vậy đừng bao giờ bỏ qua bước quan trọng là cải tiến quy trình này. Bởi vì các mục tiêu đào tạo luôn được thay đổi, tùy vào tình trạng của nhân sự. Bên cạnh đó chiến lược về quản trị nhân sự của doanh nghiệp trong từng giai đoạn sẽ có sự khác nhau.

Trước khi kết thúc mỗi đợt training nhân sự, doanh nghiệp hãy tiến hành phân tích, và nghe các ý kiến phản hồi của người học. Với những kết quả mà nhân viên đạt được cũng như những mục tiêu đã không thể hoàn thành sẽ giúp doanh nghiệp rút ra bài học kinh nghiệm.

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM