Trắc đồ sinh vật lý - Những thông tin cần biết
Trắc đồ sinh vật lý là xét nghiệm đo sức khoẻ của thai nhi trong thai kỳ. Trắc đồ sinh vật lý bao gồm việc theo dõi nhịp tim thai nhi và siêu âm thai nhi. Trắc đồ sinh vật lý đo nhịp tim của trẻ, trương lực cơ, cử động, thở, và lượng nước ối bao quanh trẻ. Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Trắc đồ sinh vật lý là xét nghiệm đo sức khoẻ của thai nhi trong thai kỳ. Trắc đồ sinh vật lý bao gồm việc theo dõi nhịp tim thai nhi và siêu âm thai nhi. Trắc đồ sinh vật lý đo nhịp tim của trẻ, trương lực cơ, cử động, thở, và lượng nước ối bao quanh trẻ.
Trắc đồ sinh vật lý được thực hiện ở kỳ ba tháng cuối cùng của thai kỳ. Nếu trẻ có nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ, trắc đồ sinh vật lý có thể được thực hiện ở tuần 32 – 34 của thai kỳ hoặc sớm hơn. Một vài phụ nữ khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh thường được thưc hiện trắc đồ sinh vật lý 1 hay 2 lần một tuần ở ba tháng cuối thai kỳ.
Khi nào bạn nên thực hiện kiểm tra trắc đồ sinh vật lý?
Mẹ và trẻ có những vấn đề cần phải được theo dõi kỹ hơn thì nên kiểm tra trắc đồ sinh vật lý. Xét nghiệm này đánh giá sự phát triển của trẻ. Một vài lý do cần thực hiện trắc đồ sinh vật lý:
Tiểu đường; Huyết áp cao; Trẻ tăng trưởng bất thường; Quá ngày sinh; Quá nhiều hoặc quá ít nước ối quanh trẻ.
Trắc đồ sinh vật lý được thực hiện 1 hay 2 lần một tuần. Bạn nên đặt hẹn trước mỗi khi đi làm xét nghiệm này.
2. Điều cần thận trọng
Trắc đồ sinh vật lý bao gồm xét nghiệm theo dõi nhịp tim của trẻ khi không có co bóp tử cung và siêu âm thai nhi. Nếu kết quả của trẻ không bình thường, bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm xét nghiệm theo dõi nhịp tim thai nhi khi có sự co bóp tử cung. Nếu trẻ có nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ, bạn nên thực hiện trắc đồ sinh vật lý 1 hay 2 lần một tuần ở 12 tuần cuối thai kỳ. Trắc đồ sinh vật lý nên được thực hiện sau khi bị chấn thương như tông xe hay ngã. Bác sĩ thường khuyên bạn nên thực hiện trắc đồ sinh vật lý trong thời gian cuối thai kỳ.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
3. Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện kiểm tra trắc đồ sinh vật lý?
Kiểm tra trắc đồ sinh vật lý không cần chuẩn bị gì đặc biệt. Có thể chỉ cần uống nước trước khi xét nghiệm và tránh đi tiểu trước hay trong khi kiểm tra. Thường thì phụ nữ ở ba tháng cuối thai kỳ không nên để bọng đái đầy.
Nếu bạn hút thuốc, dừng trước khi xét nghiệm 2 tiếng vì hút thuốc ảnh hưởng tới hoạt động của thai nhi.
Quy trình thực hiện kiểm tra trắc đồ sinh vật lý như thế nào?
Xét nghiệm không có sự co bóp tử cung
Theo dõi nhịp tim thai nhi bên ngoài sẽ cho thấy nhịp tim trẻ trong khi trẻ chuyển động hay nằm yên. Thường thì xét nghiệm này thực hiện trước khi siêu âm thai nhi.
Quá trình theo dõi nhịp tim thai nhi được thực hiện bằng 2 thiết bị phẳng có chứa bộ cảm biến và thắt lưng đàn hồi quấn quanh bụng. Một bên cảm biến dùng sóng âm để theo dõi nhịp tim thai nhi. Một bên còn lại đo khoảng thời gian co thắt. Cảm biến được nối với một loại máy ghi thông tin. Nhịp tim trẻ sẽ nghe bằng tiếng bíp và hiện ra trên biểu đồ.
Nếu trẻ cử động hay bạn thấy co thắt, bạn sẽ tự nhấn một cái nút trên máy. Nhịp tim sẽ được ghi lại và so sánh với những cơn co tử cung của bạn. Xét nghiệm này kéo dài 30 phút.
Siêu âm thai nhi
Thường bạn không cần cởi bỏ quần áo trước khi siêu âm, bạn chỉ cần kéo áo lên và kéo dây nịt xuống. Nếu bạn mặc đầm, bạn sẽ được cung cấp một miếng vải hay khăn để che trong lúc siêu âm.
Bạn có thể cần làm đầy bọng đái. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn uống 4-6 ly nước, thường là nước suối hay nước trái cây, trong 1 tiếng trước khi siêu âm. Bọng đái đầy giúp truyền sóng âm và đẩy ruột ra khỏi tầm nhìn của tử cung. Điều này sẽ giúp hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn.
Bạn không thể đi tiểu khi tiến trình kiểm tra chưa kết thúc. Nhưng nhớ nói với bác sĩ siêu âm nếu bọng đái quá đầy và bạn thấy đau.
Nếu siêu âm được thực hiện ở giai đoạn sau của thai kỳ thì không cần thiết phải để bọng đái đầy. Thai nhi lớn lên sẽ đẩy ruột ra ngoài, không cần phải dùng bọng đái để đẩy nữa.
Bạn sẽ nằm ngửa ra trên bàn khám. Nếu bạn cảm thấy khó thở hay lâng lâng khi nằm ngửa, hãy nâng người lên một chút hoặc nghiêng về 1 bên.
Bác sĩ sẽ bôi chất nhờn lên bụng rồi dùng một dụng cụ cầm tay nhỏ gọi là đầu dò để ấn vào da và di chuyển quanh bụng vài lần. Bạn sẽ nhìn thấy máy tính ghi lại hình ảnh thai nhi trong lúc siêu âm.
Bạn nên làm gì sau khi kiểm tra trắc đồ sinh vật lý?
Khi siêu âm xong, bác sĩ sẽ lau khô chất bôi trơn. Bạn có thể đi tiểu ngay sau khi xong. Siêu âm quanh bụng sẽ kéo dài từ 30-60 phút.
Bác sĩ siêu âm thu thập được những hình ảnh của thai nhi nhưng không thể cho bạn biết trẻ có bình thường hay không. Bác sĩ điều trị sẽ giải thích rõ với bạn sau khi xem kết quả siêu âm.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
4. Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Từ 8 đến 10 điểm nghĩa là trẻ khoẻ mạnh. Từ 6 đến 8 điểm nghĩa là bạn cần được nghỉ ngơi từ 12 – 24 tiếng. Từ 4 điểm hay thấp hơn nghĩa là trẻ đang có vấn đề. Bạn có thể được yêu cầu thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác.
Bình thường (2 điểm)
Xét nghiệm không có sự co bóp tử cung
Hơn 2 lần tăng nhịp tim mỗi lần tăng ít nhất 15 nhịp/một phút. Mỗi lần tăng kéo dài trong 15 giây hoặc hơn và có thể thấy cử động của trẻ.
Tình trạng thở: Một hay nhiều nhịp thở kéo dài ít nhất 60 giây.
Cử động cơ thể: Nhiều hơn hoặc bằng 3 cử động của tay, chân hay cơ thể
Trương lực cơ: Tay và chân gập lại và đầu gục vào ngực. 1 hay nhiều lần giãn người và trở lại tư thế “bẻ gập” được nhìn thấy.
Khối lượng nước ối (chỉ số nước ối): Một hay nhiều túi ước ối được nhìn trong tử cung, mỗi túi ít nhất 1cm rộng và dài.
Chỉ số nước ối từ 5-24cm.
Bất thường (0 điểm)
Xét nghiệm không có sự co bóp tử cung:
Chỉ tăng nhịp tim có 1 lần, hoặc nhịp tim không tăng hơn 15 nhịp cùng với cử động của trẻ.
Tình trạng thở: Nhịp thở không kéo dài hơn 60 giây hay không thấy.
Cử động cơ thể: Ít hơn 3 cử động của tay, chân hay cơ thể.
Trương lực cơ:
Trẻ duỗi tay/chân chậm và chỉ trở về một nửa tư thế bình thường. Trẻ vươn tay/chân chậm và không trở về một nửa tư thế bình thường. Tay, chân và xương sống dạng ra hoặc tay để ngửa.
Khối lượng nước ối (chỉ số nước ối): Không đủ nước ối nhìn thấy.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Trắc đồ sinh vật lý, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và kiểm tra thai nhi!
Tham khảo thêm
- doc Chấm dứt thai kỳ - Những thông tin cần biết
- doc Hội chứng co thắt âm đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Không có âm đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phá thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh són tiểu ở nữ giới - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị