Luận văn ThS: Tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm học liệu trường Đại học Sài Gòn

Luận văn Tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm học liệu trường Đại học Sài Gòn nghiên cứu cơ sở lý luận chung về nguồn lực thông tin. Nghiên cứu đặc điểm người  dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Sài Gòn; đánh giá thực trạng hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin, tìm ra hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Sài Gòn; đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Sài Gòn.

Luận văn ThS: Tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm học liệu trường Đại học Sài Gòn

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Dựa trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát thực trạng tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Sài Gòn; đánh giá,  phân tích những mặt ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm Học liệu. Từ đó, xin đưa ra kiến nghị, đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp đào tạo tại trường Đại học Sài Gòn.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Học liệu để nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Sài Gòn.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. 

Phương pháp thống kê số liệu. 

Phương pháp phỏng vấn.

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lí luận

Một số vấn đề lý luận về hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin

  • Khái niệm nguồn lực thông tin  
  • Đặc tính nguồn lực thông tin  
  • Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin 
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin

Khái quát về trường Đại học Sài Gòn và Trung tâm Học liệu

  • Khái quát về trường Đại học Sài Gòn
  • Khái quát về Trung tâm Học liệu

Đặc điểm của người dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Sài Gòn

  • Đặc điểm người dùng tin 
  • Đặc điểm nhu cầu tin

Vai trò của hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin

2.2 Hoạt động tổ chức, quản lí và khai thác

Cơ cấu nguồn lực thông tin tại Trung tâm Học liệu  trường Đại học Sài Gòn 

Tổ chức và quản lý nguồn lực thông tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Sài Gòn

  • Tổ chức và quản lý nguồn lực thông tin truyền thống
  • Tổ chức và quản lý nguồn lực thông tin điện tử

Khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Sài Gòn

Những nhân tố tác động đến hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Sài Gòn

  • Chính sách phát triển nguồn lực thông tin 
  • Đội ngũ cán bộ và người dùng tin  
  • Kinh phí  
  • Nguồn bổ sung
  • Quy trình bổ sung 
  • Cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin  
  • Công tác thanh lọc, thanh lý

Nhận xét  

  • Điểm mạnh 
  • Hạn chế 
  • Nguyên nhân

2.3 Các giải pháp hoàn thiện

Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin  

Tăng cường thu thập nguồn tài liệu xám 

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện 

Phát huy yếu tố con người

  • Đào tạo người dùng tin  
  • Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư viện

Tăng cường nguồn kinh phí   

Tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin  

Chú trọng hợp tác và chia sẻ nguồn lực thông tin

3. Kết luận

Cuộc sống luôn luôn là một quá trình kế thừa và phát triển. Sự nghiệp giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm tổ chức, thúc đẩy quá trình này tích cực hơn trong cuộc sống. Với Việt Nam, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Trung ương khóa XI đã đề cập việc này cùng với những mục tiêu cũng được xác định một cách rõ ràng, sát sao nhằm đáp ứng sự mong muốn của người dân cũng như phù hợp với sự phát triển của thế giới hiện nay. Đối với trường đại học, nguồn lực thông tin góp phần quan trọng trong việc xây dựng các nguồn lực nhà trường, tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo của sinh viên, giảng viên và cán bộ. Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Học liệu trường Đại học Sài Gòn tuy chưa được phong phú nội dung, đa dạng hình thức nhưng cũng đã đáp ứng tương đối cơ bản nhu cầu của sinh viên, giảng viên và cán bộ của Trường. Bên cạnh đó, việc đào tạo đội ngũ cán bộ thƣ viện có đủ khả năng, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ trình độ ngoại ngữ để vận hành tốt hệ thống thư viện hiện đại là một yêu cầu cấp bách và khó khăn. Đặc biệt, muốn nguồn lực thông tin phát huy hiệu quả thì hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác rất cần được chú trọng, quan tâm. 

4. Tài liệu tham khảo

Hồ Thị Cần (2007), Nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin tại Thư viện Viện Triết học trong giai đoạn  đổi mới đất nước, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, trường Đại học Văn hóa, Hà Nội

Trịnh Kim Chi (2000),  “Vấn đề chia sẻ nguồn lực”, Tập san thƣ viện, (1), tr.13-15

Nguyễn Huy Chương (2007),  “Chia sẻ nguồn lực thông tin - kinh nghiệm thư viện Mỹ và giải pháp cho thư viện Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Xây dựng và phát triển nguồn học liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu”, Đà Lạt, tr.45-53 

Võ Thị Mỹ Duyên (2013), Phát triển và tổ chức khai thác nguồn lực thông tin tại thư viện tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội...

5. Phụ lục

Mẫu phiếu điều tra nhu cầu tin

Một số hình ảnh hoạt động tại trung tâm học liệu 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ trên ---

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM