Luận văn ThS: Tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn Tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn ở Đại học Quốc gia Hà Nội tìm hiểu các vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn; khảo sát công tác tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ chuyên môn ở Đại học Quốc gia Hà Nội và  các đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ chuyên môn ở Đại học Quốc gia Hà Nội và  các đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Luận văn ThS: Tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn ở Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Mục tiêu nghiên cứu

Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn ở Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn nhằm bảo quản và góp phần phát huy giá trị tài liệu lưu trữ trong công cuộc xây dựng, đổi m i phát triển nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thành phần, nội dung và giá trị tài liệu chuyên môn hình thành trong hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội và  cách thức tổ chức, quản lý khối tài liệu chuyên môn ở Đại học Quốc gia Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu

  • Về thời gian, chúng tôi tập trung nghiên cứu công tác tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn của Đại học Quốc gia Hà Nội kể từ khi thành lập năm 1993 đến 2017
  • Về không gian nghiên cứu, Đại học Quốc gia Hà Nội là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành đa lĩnh vực với hơn 30 đơn vị thành viên và trực thuộc.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận thông qua việc sưu tầm, hệ thống các nguồn tư liệu tham khảo.

Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin về đặc điểm mô hình giáo dục và đào tạo và khối tài liệu chuyên môn giáo dục hình thành trong hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội  cũng như thực tế tổ chức, quản lý khối tài liệu đó hiện nay.

Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin đã thu thập để nghiên cứu đề xuất phương pháp quản lý tài liệu chuyên môn nghiệp vụ giáo dục và đào tạo quy củ, thống nhất và đạt hiệu quả cao.

2. Nội dung

2.1 Khái quát về Đại học Quốc gia Việt Nam

Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội 

  • Lịch sử hình thành và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội  
  • Cơ cấu tổ chức
  • Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Tài liệu về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Đại học Quốc gia Hà Nội 

  • Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
  • Tài liệu chuyên môn hình thành trong hoạt động Đại học Quốc gia Hà Nội 

2.2 Thực trạng

Khái niệm về tổ chức quản lý 

  • Khái niệm về tổ chức 
  • Khái niệm về quản lý 

Các văn bản chỉ đạo việc tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn ở Đại học Quốc gia Hà Nội 

  • Các quy định của nhà nước
  • Các quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội 

Thực trạng công tác tổ chức quản lý tài liệu chuyên môn ở Đại học Quốc gia Hà Nội 

  • Tổ chức bộ phận quản lý lưu trữ
  • Tuyển dụng, bố trí người làm lưu trữ
  • Tổ chức kho tàng, trang thiết bị lưu trữ 
  • Tổ chức thực hiện nghiệp vụ lưu trữ
  • Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lưu trữ

Đánh giá 

  • Kết quả đạt được
  • Tồn tại và hạn chế 
  • Nguyên nhân

2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả

Các giải pháp tổng thể

  • Nâng cao nhận thức lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và cá nhân
  • Cụ thể hóa, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý 
  • Nâng cao chất lượng độ ngũ cán bộ, công chức 
  • Xây dựng phương án tổ chức lưu trữ cơ quan và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác lữu trữ hồ sơ, tài liệu 

Các giải pháp nghiệp vụ

  • Xây dựng, hoàn thiện danh mục thành phần hồ sơ tài liệu lưu trữ chuyên môn 
  • Xây dựng cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ chuyên môn ở Đại học Quốc gia Hà Nội 
  • Lập kế hoạch thu thập, bổ sung tài liệu vào lưu trữ Cơ quan và lưu trữ Lịch sử
  • Tổ chức thực hiện chỉnh lý tài liệu chuyên môn

3. Kết luận 

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài những nội dung đã được đưa ra tại phần chính ở luận văn, tác giả xin nhấn mạnh một số ý kiến: Công tác lưu trữ nói chung, đặc biệt là công tác lưu trữ tài liệu chuyên môn nói riêng cần phải có sự đầu tư nhất định về tài chính và nhân lực. Do đó để công tác lưu trữ thực sự có hiệu quả thì các cá nhân, đơn vị có liên quan phải có sự kết hợp với nhau. Song song với đó là việc thực hiện các quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Nhà nước về công tác lưu trữ thì các đơn vị cũng cần xây dựng những quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm trong công tác lưu trữ. Từ đó giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm của cán bộ, chuyên viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội góp phần xây dựng và phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội trở thành một cơ sở giáo dục uy tín trong khu vực.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ trên ---

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM