Luận văn: Tiến trình Tái khởi động quan hệ Nga - Mỹ từ 2009 đến 2012: Hướng triển khai và kết quả
Luận văn "Tiến trình Tái khởi động quan hệ Nga - Mỹ từ 2009 đến 2012: Hướng triển khai và kết quả" được nghiên cứu nhằm làm rõ những nét cơ bản trong tiến trình "tái khởi động" quan hệ Nga - Mỹ từ năm 2009 đến 2012, bao gồm nội dung và hướng triển khai ưu tiên, đồng thời đánh giá kết quả của tiến trình này sau ba năm thực hiện.
Mục lục nội dung
1. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề tài nghiên cứu về tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ ra đời còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn khi hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, nhằm tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đường lối đối ngoại đó, quan hệ các nước lớn luôn là một trong những ưu tiên trọng tâm. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ quốc tế đặc biệt Nga – Mỹ mang một ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong việc đánh giá tình hình quốc tế và hoạch định chính sách quốc gia.
1.2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ là một trong số những đề tài thu hút sự quan tâm của đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đáng chú ý có thể kể đến một số công trình sau:
- Với các tác giả nước ngoài có thể kể đến bài nghiên cứu “The U.S – Russia relations after the “Reset”: Building a new agenda. A view from Russia”; Bài: “Results of the “Reset” in US – Russian relations”
- Với các tác giả trong nước, phải kể tới bài viết “Quan hệ Mỹ - Nga đến 2020” trong cuốn “Cục diện thế giới đến 2020” của tác giả Đỗ Văn Minh; Bài viết “Chuyển biến trong quan hệ Mỹ - Nga dưới chính quyền Obama: Nguyên nhân và triển vọng” của tác giả Lê Linh Lan.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài của khóa luận không nằm ngoài mục tiêu làm rõ những nét cơ bản trong tiến trình "tái khởi động" quan hệ Nga - Mỹ từ năm 2009 đến 2012, bao gồm nội dung và hướng triển khai ưu tiên, đồng thời đánh giá kết quả của tiến trình này sau ba năm thực hiện.
Như vậy, khóa luận sẽ tập trung giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu chính: Thứ nhất, nội dung và hướng triển khai chính của tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ là gì. Thứ hai, tiến trình đã đạt được những thành tựu gì, và còn những hạn chế nào tồn đọng.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở hình thành, nội dung, thành tựu và hạn chế của tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ từ năm 2009 đến nay (tháng 5/2012); tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu sẽ có sự liên hệ với các giai đoạn trước đó.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu và định hướng nghiên cứu đã đề ra, đề tài sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp lịch sử - logic, kết hợp với phương pháp liệt kê, phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp.
2. Nội dung
2.1 Cơ sở ra đời tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ
Chương này tập trung làm rõ những yếu tố cơ bản làm nền tảng cho sự ra đời của tiến trình, giải thích tại sao Nga và Mỹ quyết định nhấn nút “tái khởi động” quan hệ vào thời điểm năm 2009.
2.2 Nội dung tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ
Đây là chương tập trung làm nổi bật những nội dung cơ bản trong tiến trình “tái khởi động” được thỏa thuận bởi lãnh đạo hai nước Nga và Mỹ, thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, khai thác và làm rõ những hướng ưu tiên triển khai chính.
2.3 Đánh giá kết quả của tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ sau ba năm (2009 – 2012)
Nội dung chính của chương này là nêu rõ những thành tựu và hạn chế của tiến trình sau ba năm khởi động, đồng thời khai thác nguyên nhân cơ bản dẫn tới những những hạn chế đó và rút ra hướng giải quyết.
3. Kết luận
Sự ôn hòa, cởi mở và thiện chí giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Nga và Mỹ đã đưa đến một tiến trình mà ở thời điểm hiện tại, không ít người đã ca ngợi đó là “mốc son” trong lịch sử quan hệ song phương giữa hai quốc gia đã từng là đối thủ của nhau trong quá khứ.
Nội dung tiến trình “tái khởi động” ngay từ đầu đã được xác định trải rộng trên nhiều lĩnh vực nhằm phát huy những lợi thế của từng nước, đồng thời phát triển tiếp những chương trình mà hai nước đã từng hợp tác trước đây.
Xét trên khía cạnh nào đó, tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ đã thực hiện được những sứ mệnh nhất định so với mục tiêu đặt ra ban đầu, nhằm cải thiện và thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương giữa hai nước.
4. Tài liệu tham khảo
4.1 Tiếng Việt
Dương Văn Quảng (2008), “Tính chất đan xen trong quan hệ quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (73), tr. 23 – 34
Đỗ Sơn Hải (2009), “Những rào cản đối với chính sách đối ngoại cởi mở của Tổng thống Obama”, Tạp chí Cộng sản, (803), tr. 107 – 111
Đỗ Văn Minh (2010), “Quan hệ Nga – Mỹ đến 2020”, Cục diện thế giới đến 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
Hà Mỹ Hương (2007), “Nhìn lại sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (68), tr. 27 – 31
4.2 Tiếng Anh
Aslund Anders và Kuchins Andrew (2009), “Pressing the “reset” button on US – Russia relations”, Policy Brief, Center for Strategic and International Studies
Charap and Kuchins (2009), “Economic Whiplash in Russia”, Report for the CSIS Russia and Eurasia Program, Center for Strategic and International Studies
Clark Dick (2010), “U.S.-Russia Relations: Policy Challenges for the Congress”, The Aspen Institute Review, Vol. 25
Duboryk Volodymyr (2011), “The US – Russia reset: A skeptical View”, PONARS Eurasia Memo
Graham Thomas (2009), “Resurgent Russia and US. Purposes”, The Century Foundation
4.3 Nguồn Internet
Barack Obama, President Barack Obama’s Inaugural Address, www.whitehouse.gov/blog/inaugural-address
Barack Obama, Remarks by President Barack Obama in Prague, 5 April, 2009
Barack Obama, Remarks by the President at Parallel Civil Society Summit, Russia, July 7, 2009
Council of American Ambassadors, The US-Russia Strategic Framework Declaration, April 2008
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế chính trị trên ---
Tham khảo thêm
- pdf Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
- pdf Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp để phát triển khu vực kinh tế tư bản tư nhân
- pdf Luận văn: Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- pdf Luận văn: Phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay