Tiền kích thích với rung nhĩ trên điện tâm đồ
Rung nhĩ là một hình thái rối loạn nhịp tim nhanh. Tim của người bình thường đập từ 60 – 80 lần trong một phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Khi rung nhĩ, các tâm nhĩ (hai buồng tim phía trên) đập rất nhanh và không đều với tần số > 300/ phút. Vậy trên điện tâm đồ, hội chứng này thể hiện như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.
Rung nhĩ là một hình thái rối loạn nhịp tim nhanh. Tim của người bình thường đập từ 60 – 80 lần trong một phút khi cơ thể nghỉ ngơi. Khi rung nhĩ, các tâm nhĩ (hai buồng tim phía trên) đập rất nhanh và không đều với tần số > 300/ phút.
Các tâm thất (hai buồng tim phía dưới) thường đáp ứng với rung nhĩ bằng một nhịp bất thường từ 100 – 200 lần trong một phút. Hậu quả là hoạt động của các buồng tim trở nên hoàn toàn không đồng bộ.
Các buồng thất không có đủ thời gian giãn ra để được đổ đầy máu trong khi các tâm nhĩ lại không có khả năng bơm máu hiệu quả xuống tâm thất trong mỗi nhát bóp của tim. Rung nhĩ ban đầu có thể chỉ thoáng qua trong thời gian vài phút, vài giờ, đôi khi vài ngày xen kẽ với những giai đoạn nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp rung nhĩ trở thành mạn tính.
Rung nhĩ có thể xuất hiện mà không do bất kì một bệnh lý tim mạch thực tổn nào. Tuy nhiên, thường gặp hơn ở người mắc một bệnh lý tim mạch nào đó nhất là người cao tuổi bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hay những người mắc bệnh van tim. Ít phổ biến hơn, rung nhĩ ở người mắc bệnh phổi mạn tính tắc nghẽn, cường chức năng tuyến giáp hoặc một số bệnh tim bẩm sinh.
Triệu chứng thường gặp nhất là người bệnh tự cảm thấy tim mình đập nhanh và không đều, đó là biểu hiện đánh trống ngực. Nếu nhịp tim quá nhanh sẽ gây triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn và khó thở, thậm chí ngất xỉu trong một vài trường hợp.
Nhịp tim nhanh và không đều được xác định bằng bắt mạch, nghe tim hoặc ghi điện tâm đồ. Do rung nhĩ có thể chỉ thoáng qua nên đôi khi không còn triệu chứng khi người bệnh đi gặp thầy thuốc. Trong trường hợp này, có thể sử dụng phương pháp theo dõi điện tâm đồ liên tục trong 24 - 48 giờ (phương pháp Helter). Tất nhiên, phương pháp này cũng sẽ bỏ sót chẩn đoán nếu rung nhĩ không xuất hiện trong thời gian theo dõi.
Trong trường hợp tiền kích thích có rung nhĩ, phải chú ý phát hiện sóng delta của hội chứng W.P.W điều đó rất quan trọng. Các xung động rất nhanh của rung nhĩ có thể dễ dàng dẫn truyền qua cầu kent xuống thất gây rung thất ngừng tim đột ngột. Hơn nữa đây là chống chỉ định digitalis vì làm tăng block ở nút AV nhưng lại làm tăng tính dẫn truyền ở đường dẫn truyền phụ (cầu kent) nên các xung động của rung nhĩ đó càng dễ dàng đi xuống gây rung thất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến Tiền kích thích với rung nhĩ trên điện tâm đồ, hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thêm thông tin trong quá trình tìm hiểu và chẩn đoán bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Nhịp nhanh trên thất: hình ảnh điện tâm đồ
- doc Block nhĩ thất cấp 3: hình ảnh điện tâm đồ
- doc Phụ nữ có thai: hình ảnh điện tâm đồ ngoại tâm thu thất
- doc Điện tâm đồ thể hiện nhịp tim nhanh qua trung gian máy điều hòa nhịp tim
- doc Điện tâm đồ thể hiện tạo nhịp tim an toàn
- doc Điện tâm đồ thể hiện nhiễu xuyên âm máy điều hòa nhịp tim
- doc Rung nhĩ đặc trưng bởi sự vô tổ chức và nhịp điệu không đều
- doc Cuồng động nhĩ với dẫn truyền nhĩ thất 02:01 trên điện tâm đồ
- doc Verapamil nhạy cảm với nhịp nhanh thất trên điện tâm đồ
- doc Nhịp nhanh thất vào lại nhánh trên điện tâm đồ
- doc Nhịp tim nhanh vào lại ngược chiều bắt chước nhịp nhanh thất ở bệnh nhân với hội chứng Wolff Parkinson White
- doc Nhịp tim nhanh thất tự phát đa hình từ hệ thống dẫn truyền mạng Purkinje thất trái
- doc Nhịp tim nhanh phức bộ rộng do làm chậm nhịp tim nhanh thất
- doc Nhịp tim nhanh do vào lại thuận chiều và ngược chiều
- doc Nhịp tim nhanh vào lại nhĩ thất (AVRT) và kịch phát trên thất (PSVT)
- doc Nhịp tim nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất (AV)
- doc Nhịp nhanh nhĩ RP dài sóng P đảo ngược
- doc Rung nhĩ điển hình ngược chiều kim đồng trên điện tâm đồ
- doc Rung nhĩ và đường dẫn truyền phụ qua trung gian thoái hóa thành rung thất
- doc Rung nhĩ trên điện tâm đồ
- doc Nhịp tim nhanh nhĩ kịch phát với block nhĩ thất
- doc Cảm biến của máy tạo nhịp tim quá mạnh trên điện tâm đồ
- doc Tạo nhịp VVI với cảm biến không đủ trên điện tâm đồ
- doc Máy tạo nhịp tim VVI không giữ nhịp do chống máy trên điện tâm đồ
- doc Wolff Parkinson White trên điện tâm đồ
- doc Block nhĩ thất cấp ba trên điện tâm đồ
- doc Block nhĩ thất độ 2 Mobitz loại II trên điện tâm đồ
- doc Block nhĩ thất cấp hai Mobitz I (Wenckebach) trên điện tâm đồ
- doc Loạn nhịp xoang trên điện tâm đồ
- doc Nhịp nhanh thất trên điện tâm đồ
- doc Xoắn đỉnh trên hình ảnh điện tâm đồ
- doc Ngoại tâm thu thất trên hình ảnh điện tâm đồ
- doc Ngoại tâm thu nhĩ dẫn truyền lệch hướng trên điện tâm đồ
- doc Ngoại tâm thu nhĩ không dẫn đi thành chùm
- doc Ngoại tâm thu nhĩ không dẫn trên hình ảnh điện tâm đồ
- doc Điện tâm đồ bình thường
- doc Tiền kích thích tâm thất trên điện tâm đồ
- doc Nhịp tim nhanh thất nhánh đường ra thất phải trên điện tâm đồ