Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý hô hấp thường gặp khiến cho người bệnh khó thở vì đường thở bị hẹp so với bình thường và có thể dẫn đến suy hô hấp. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng bệnh đặc trưng bởi rối loạn thông khí tắc nghẽn không có khả năng phục hồi hoàn toàn. Sự h ạn chế thông khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi do các phân tử hoặc khí độc hại.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: hút thuốc lá, khói bụi do ô nhiễm môi trường, nhiễm khuẩn đường hô hấp và yếu tố di truyền (thiếu α1 antitrypsin).
Đặc điểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm nhiễm thường xuyên ở toàn bộ đường dẫn khí và nhu mô phổi, dẫn đến xơ hóa đường thở và phá huỷ phế nang.
Vì vậy, để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tĩnh, trư ớc hết phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ.
Các thuốc điều trị bệnh bao gồm:
1. Thuốc giãn phế quản
Để điều trị triệu chứng của bệnh.
Hít thuốc cường β2 tác dụng ngắn (salbutamol, terbutalin, fenoterol) hoặc thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn (ipratropium) khi cần thiết.
Nếu bệnh tiến triển nặng: phối hợp thuốc cường β2, thuốc kháng cholinergic và/ hoặc theophylin.
Tiotropium là thuốc kháng cholinergic tác dụng kéo dài dùng để điều trị duy trì trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, không dùng trong co thắt phế quản cấp.
Hít mỗi ngày một lần 18 µg. Không dùng cho người dưới 18 tuổi.
2. Glucocorticoid
Phối hợp LABA và GC dạng hít để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ trung bình và nặng. Ngừng phối hợp nếu không thấy ích lợi sau 4 tuần.
Nếu bệnh tiến triển nặng hơn: dùng thuốc giãn phế quản (dung dịch khí dung) và thở oxy, uống GC trong thời gian ngắn.
3. Các thuốc khác
Tiêm vaccin cúm mỗi năm một lần, vaccin phòng phế cầu.
Dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
Thuốc làm loãng đờm (acetyl cystein, carbocistein) trong đợt cấp có ho khạc đờm dính quánh.
Điều trị tăng cường α1 antitrypsin.