Thông tư 45/2019/TT-BGTVT về ắc quy, động cơ sử dụng cho xe đạp điện, mô tô, xe gắn máy

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, bộ trưởng ban hành thông tư số 45/2019/TT-BGTVT về  03 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy, động cơ sử dụng cho xe đạp điện và động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện áp dụng từ ngày 11 tháng 11 năm 2019.

Thông tư 45/2019/TT-BGTVT về ắc quy, động cơ sử dụng cho xe đạp điện, mô tô, xe gắn máy

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 45/2019/TT-BGTVT Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019

THÔNG TƯ

BAN HÀNH 03 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ ẮC QUY, ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN VÀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE MÔ TÔ, XE GẮN MÁY ĐIỆN

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy, động cơ sử dụng cho xe đạp điện và động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe đạp điện;

Mã số: QCVN 75:2019/BGTVT.

2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe đạp điện;

Mã số: QCVN 76:2019/BGTVT.

3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện.

Mã số: QCVN 90:2019/BGTVT.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 5 năm 2020 và bãi bỏ: Thông tư 40/2014/TT-BGTVT ngày 15 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe đạp điện và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe đạp điện; khoản 1 Điều 1 của Thông tư 82/2015/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về động cơ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Bộ trưởng (để b/c);

- Tổng cục TCĐLCL-Bộ KHCN (để đăng ký);

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;

- Báo GT, Tạp chí GTVT;

- Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

QCVN 75:2019/BGTVT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN

National technical regulation

on motor used for electric bicycles

Lời nói đầu

QCVN 75:2019/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư số 45/2019/TT-BGTVT ngày 11 tháng 11 năm 2019.

QCVN 75:2019/BGTVT thay thế QCVN 75:2014/BGTVT.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG CHO XE ĐẠP ĐIỆN

National technical regulation

on motor used for electric bicycles

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1  Phạm vi điều chỉnh

1.1.1  Quy chuẩn này quy định về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với động cơ điện một chiều sử dụng cho xe đạp điện (sau đây gọi tắt là động cơ điện).

1.1.2  Quy chuẩn này không áp dụng đối với động cơ điện phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

1.2  Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu động cơ điện; các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe đạp điện và các cơ quan, tổ chức liên quan đến quản lý, thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1.  Yêu cầu chung

2.1.1  Kết cấu và thông số kỹ thuật của động cơ điện phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất và Quy chuẩn này.

2.1.2  Bề mặt động cơ điện không được gỉ, không có vết rạn nứt, lớp sơn không được bong tróc, bộ phận cố định phải được lắp đặt chắc chắn.

2.1.3  Trên động cơ điện phải ghi điện áp danh định và công suất danh định của động cơ điện tại vị trí có thể quan sát được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh.

2.1.4  Động cơ điện phải có số động cơ, số động cơ phải rõ ràng và không được đục sửa, tẩy xóa. Số động cơ được đóng tại vị trí có thể quan sát được sau khi động cơ điện đã được lắp hoàn chỉnh.

2.1.5  Trên bộ điều khiển điện của động cơ điện phải ghi rõ nhãn hiệu, số loại, điện áp sử dụng, nhà sản xuất.

2.2  Điện áp danh định

Điện áp danh định của động cơ điện không được lớn hơn 48 V.

2.3  Công suất động cơ điện

Khi thử nghiệm theo mục A.2 Phụ lục A của Quy chuẩn này, công suất lớn nhất không được lớn hơn 250 W, sai số cho phép ± 5% so với giá trị đăng ký.

Phép thử được thực hiện ở chế độ mà động cơ đạt công suất lớn nhất.

2.4  Hiệu suất động cơ điện

Khi thử nghiệm theo mục A.2 Phụ lục A của Quy chuẩn này, trong điều kiện làm việc ở điện áp danh định, hiệu suất của động cơ điện không nhỏ hơn 75% tại giá trị mô men xoắn danh định.

2.5  Khả năng chịu quá tải

Khi thử nghiệm theo mục A.3 Phụ lục A của Quy chuẩn này, động cơ điện không được có biến dạng cơ học có thể nhìn thấy được và phải hoạt động bình thường.

2.6  Cách điện

2.6.1  Khi thử nghiệm theo mục A.4.1 Phụ lục A của Quy chuẩn này, động cơ điện phải hoạt động bình thường.

2.6.2  Khi thử nghiệm theo mục A.4.2 Phụ lục A của Quy chuẩn này, điện trở cách điện giữa cuộn dây và vỏ động cơ điện không được nhỏ hơn 100MΩ.

2.7  Độ tăng nhiệt

Khi thử nghiệm theo mục A.5 Phụ lục A của Quy chuẩn này, độ tăng nhiệt  của cuộn dây (Δt) không được lớn hơn 65 oC và độ tăng nhiệt của vỏ động cơ điện không được lớn hơn 60 oC.

2.8  Khả năng bảo vệ của vỏ động cơ điện

Khi thử nghiệm theo mục A.6 Phụ lục A của Quy chuẩn này, động cơ điện phải được bảo vệ chống lại tác động của tia nước và sự xâm nhập của các vật rắn từ bên ngoài có đường kính lớn hơn 1 mm (IP43).

2.9  Tính năng bảo vệ của bộ điều khiển điện

Bộ điều khiển điện của động cơ điện phải có tính năng bảo vệ khi sụt áp, quá dòng. Khi thử nghiệm theo mục A.7 Phụ lục A của Quy chuẩn này, giá trị điện áp bảo vệ khi sụt áp và giá trị dòng điện bảo vệ quá dòng phải phù hợp với đăng ký của nhà sản xuất.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1   Phương thức kiểm tra, thử nghiệm

Động cơ điện sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm theo Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện; Quy chuẩn QCVN 68:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện ban hành kèm theo Thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ngày 01/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Sửa đổi 1:2015 QCVN 68:2013/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BGTVT ngày 06/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3.2  Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử

Khi đăng ký thử nghiệm, các cơ sở sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu động cơ điện phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử theo yêu cầu nêu tại mục 3.2.1 và 3.2.2 của Quy chuẩn này.

3.2.1  Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật

Tài liệu kỹ thuật của động cơ điện theo mẫu quy định tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.

3.2.2  Yêu cầu về mẫu thử

3.2.2.1  Đối với động cơ điện nhập khẩu

Số lượng mẫu thử: đối với từng lô hàng được quy định tại Bảng 1. Mỗi mẫu thử phải kèm theo các cụm chi tiết để động cơ điện hoạt động bình thường.

Phương thức lấy mẫu: lấy ngẫu nhiên trong một lô hàng nhập khẩu.

3.2.2.2  Đối với động cơ điện sản xuất lắp ráp trong nước

Số lượng mẫu thử: 02 mẫu kèm theo các cụm chi tiết cho mỗi kiểu loại động cơ điện để động cơ điện hoạt động bình thường.

Phương thức lấy mẫu:

- Đối với mẫu kiểm tra chứng nhận kiểu loại: mẫu điển hình của kiểu loại động cơ điện đăng ký.

- Đối với quá trình sản xuất hàng loạt: lấy ngẫu nhiên trong số các sản phẩm cùng kiểu loại.

3.3  Báo cáo thử nghiệm

Cơ sở thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo thử nghiệm có nội dung quy định tại Quy chuẩn này.

3.4  Áp dụng quy định

Trong trường hợp các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1  Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.

4.2  Lộ trình thực hiện

4.2.1  Áp dụng ngay khi Quy chuẩn này có hiệu lực.

4.2.2  Đối với các kiểu loại động cơ điện đã được thử nghiệm hoặc chứng nhận phù hợp theo quy chuẩn QCVN 75:2014/BGTVT:

a) Không phải thử nghiệm lại nếu không phát sinh yêu cầu kỹ thuật theo quy chuẩn QCVN 75:2019/BGTVT;

b) Chậm nhất 02 năm kể từ ngày Quy chuẩn này có hiệu lực phải thử nghiệm bổ sung các yêu cầu kỹ thuật phát sinh theo QCVN 75:2019/BGTVT.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của Thông tư số 45 /2019/TT-BGTVT ---

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM