Luận văn ThS: Thông điệp về người lao động ngành than - khoáng sản Việt Nam trên báo chí

Luận văn Thông điệp về người lao động ngành than - khoáng sản Việt Nam trên báo chí làm rõ hệ thống các khái niệm về thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí; nghiên cứu, khảo sát nội dung thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí; đánh giá những thành công, hạn chế của hình thức truyền thông này; nhận định một số vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cách thức truyền thông thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí được lựa chọn khảo sát.

Luận văn ThS: Thông điệp về người lao động ngành than - khoáng sản Việt Nam trên báo chí

1. Mở đầu

1.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài đặt ra mục đích làm sáng tỏ nội dung và hình thức sử dụng thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí được lựa chọn khảo sát.

1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí; đối tượng khảo sát trực tiếp của đề tài là các tin, bài, có nội dung liên quan đến thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu nội dung và hình thức thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí, cụ thể là ở 03 báo: Lao động, Quảng Ninh điện tử, Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam. Về thời gian nghiên cứu, khảo sát giới hạn trong những tác phẩm đã được đăng tải trên báo Lao động in, báo Quảng Ninh điện tử và Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam từ tháng 01/2018 - 12/2018.

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thống kê, phân loại, phân tích, đánh giá tổng hợp về các tài liệu đã có liên quan đến đề tài như các văn kiện, các công trình nghiên cứu đã có về lý luận và thực tiễn…

Phương pháp phân tích nội dung: Thống kê, khảo sát, phân tích, tổng hợp và đánh giá các tác phẩm báo chí về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên các báo lựa chọn khảo sát để thấy tần suất, nội dung, tính chất, ưu nhược điểm của các thông điệp khi viết về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí hiện nay ra sao.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Được thực hiện với các lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo cơ quan báo chí, phóng viên, biên tập viên viết về người lao động... nhằm đánh giá ưu - nhược điểm, tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí.

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề lí luận và thực tiễn

Một số khái niệm liên quan đến đề tài

  • Khái niệm truyền thông
  • Khái niệm thông điệp
  • Khái niệm người lao động
  • Khái niệm ngành Than - Khoáng sản Việt Nam
  • Khái niệm báo chí
  • Khái niệm thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí

Vai trò và nhiệm vụ của báo chí trong chuyển tải thông điệp về người lao động

Áp dụng lý thuyết đóng khung trong việc giải mã thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam

Áp dụng lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự trong việc giải mã thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam

Một số tiêu chí đánh giá chất lượng thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí

Bối cảnh thực tế và những vấn đề thách thức của ngành Than - Khoáng sản Việt Nam hiện nay

2.2 Thực trạng

Giới thiệu vài nét về các báo thuộc diện khảo sát

  • Báo Lao động
  • Báo Quảng Ninh
  • Tạp chí Than - Khoáng sản Việt Nam

Thực trạng thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên các báo thuộc diện khảo sát

  • Tần suất, số lượng
  • Phân tích nội dung thông điệp
  • Phân tích hình thức thông điệp

Những thành công và hạn chế trong thực hiện thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí

  • Thành công và nguyên nhân thành công
  • Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

2.3 Vấn đề đặt ra và giải pháp

Những vấn đề đặt ra

  • Số lượng, tần suất các tin, bài chuyển tải thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên các báo khảo sát còn rất ít
  • Nội dung, hình thức thực hiện thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam chưa được đầu tư đổi mới
  • Sự phối hợp giữa ngành Than - Khoáng sản Việt Nam và báo chí trong việc thực hiện thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam còn hạn chế
  • Những vấn đề thách thức từ phía độc giả

Giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp về ngƣời lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí

  • Tăng cường phối hợp giữa các cấp có liên quan, ngànhThan - Khoáng sản Việt Nam và báo chí trong việc tổ chức thực hiện thông điệp
  • Đổi mới nội dung và hình thức thể hiện tác phẩm báo chí truyền thông
  • Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhà báo viết về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam
  • Coi trọng và thường xuyên nghiên cứu nhu cầu công chúng

Kiến nghị

  • Đối với cơ quan quản lý báo chí và lãnh đạo ngành Than - Khoáng sản Việt Nam
  • Đối với tòa soạn báo chí
  • Đối với đội ngũ phóng viên, biên tập viên

3. Kết luận 

Trong thời đại ngày nay, không một khía cạnh nào của sự phát triển kinh tế - xã hội có thể tách rời hoạt động truyền thông. Ở một chừng mực nhất định, sự phát triển của hoạt động truyền thông, trong đó có báo chí và vai trò của nó là thước đo của sự phát triển xã hội. Điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin, nhu cầu chia sẻ thông tin của các nhóm xã hội ngày một cao hơn. Đối với vấn đề truyền thông thông điệp về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam trên báo chí hiện nay cũng vậy, truyền thông là tác nhân quan trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng. Mặc dù thời gian nghiên cứu có hạn, tài liệu xung quanh vấn đề còn ít, nhưng bằng cách tiếp cận với lí thuyết và khảo sát thực tế, bằng sự trải nghiệm của bản thân sau nhiều năm gắn bó với thực tiễn truyền thông nói chung và các chuyên mục về người lao động ngành Than - Khoáng sản Việt Nam nói riêng, chúng tôi đã cố gắng hoàn thành những mục tiêu mà luận văn đã đề ra.

4. Tài liệu tham khảo

Hoàng Anh (2003), Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo chí, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

Ban chấp hành Trung ương (1997), Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lí báo chí xuất bản.

Ban chấp hành Trung ương (2007), Nghị quyết hội nghi lần thứ 5 của. Ban chấp hành Trung ương khóa X về công tác tư tưởng, lí luận báo chí trước yêu cầu mới.

Ban tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lí để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, Nxb Lí luận chính trị, Hà Nội....

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Báo chí trên ---

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM