Bệnh thở khò khè - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thở khò khè là tình trạng khi bạn thở tạo ra một âm thanh như tiếng huýt sáo cao. Tình trạng này thường liên quan đến chứng khó thở. Âm thanh của tiếng khò khè có thể thay đổi tùy thuộc vào phần nào của hệ hô hấp bị chặn hoặc thu hẹp. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây. 

Bệnh thở khò khè - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về thở khò khè

Thở khò khè là tình trạng khi bạn thở tạo ra một âm thanh như tiếng huýt sáo cao. Tình trạng này thường liên quan đến chứng khó thở. Âm thanh của tiếng khò khè có thể thay đổi tùy thuộc vào phần nào của hệ hô hấp bị chặn hoặc thu hẹp. Thu hẹp trong hệ hô hấp trên có thể làm bạn nói khàn khàn. Tình trạng hệ hô hấp dưới bị chặn có thể tạo ra “âm điệu nhịp nhàng”.

2. Triệu chứng thở khò khè

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:

  • Khó thở;
  • Ho;
  • Tức ngực;
  • Sốt;
  • Nghẹt mũi;
  • Mất giọng;
  • Sưng môi hoặc lưỡi;
  • Vùng da quanh miệng hoặc móng tay có màu hơi xanh.

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Khó thở ;
  • Thở nhanh;
  • Màu da hơi xanh;
  • Thở khò khè sau khi bị ong chích, uống thuốc hoặc ăn thực phẩm gây dị ứng;
  • Thở khò khè kèm theo khó thở nghiêm trọng hoặc màu da hơi xanh;
  • Thở khò khè sau khi nghẹn một vật nhỏ hoặc thức ăn.

Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

3. Nguyên nhân thở khò khè

Nguyên nhân gây thở khò khè có thể bao gồm:

Hen suyễn. Hen suyễn là một tình trạng hô hấp mãn tính gây co thắt và sưng trong các ống phế quản. Ở người bị hen suyễn, các bức tường bên trong đường thở, được gọi là ống phế quản, bị sưng hoặc viêm. Tình trạng sưng hoặc viêm này làm cho đường hô hấp cực kỳ nhạy cảm với các kích thích và các phản ứng dị ứng. Trong phản ứng dị ứng, đường thở sưng lên và các cơ xung quanh đường thở bị thắt chặt, khiến không khí khó di chuyển vào và ra khỏi phổi. Sốc phản vệ. Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến đột ngột thở khò khè và là tình trạng cấp cứu có khả năng đe dọa tính mạng. Viêm phế quản. Viêm phế quản là tình trạng viêm đường hô hấp. Một số bác sĩ cho rằng các đợt tái phát thở khò khè và ho liên quan đến viêm phế quản. Viêm tiểu phế quản. Vào mùa đông, nguyên nhân gây thở khò khè thường là do virus RSV, nhưng các loại virus khác cũng có thể gây thở khò khè như adenovirus, cúm hoặc parainfluenza. Virus là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển các triệu chứng thở khò khè và hen suyễn tái phát. Xơ nang. Người bị bại não kèm xơ năng sẽ tăng trưởng chậm ở thời thơ ấu, có vấn đề cân nặng, ho và khó thở kèm thở khò khè. thở khò khè thường là một phần của các vấn đề hô hấp tiềm ẩn (ví dụ như giãn phế quản và viêm phổi). CHF hoặc suy tim sung huyết. Tình trạng thở khò khè trong bệnh suy tim sung huyết là do dịch tích tụ trong phổi dẫn đến giảm lưu lượng khí. COPD. Ở người mắc bệnh này, tình trạng thở khò khè là do đường thở bị hẹp. GERD. Co thắt phế quản có thể là kết quả của việc axit vào phổi hoặc đường thở thu hẹp do axit đi vào thực quản. Ung thư phổi. Cử động dây thanh nghịch thường. Thuyên tắc phổi. Đây là cục máu đông trong phổi. Thở khò khè có thể là một trong những triệu chứng của thuyên tắc phổi. Ngoài ra, người bệnh thường bị khó thở cấp tính và đau ngực.

Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến gây thở khò khè. Bạn hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

4. Nguy cơ mắc thở khò khè

Có nhiều yếu tố làm bạn tăng nguy cơ bị thở khò khè:

  • Trẻ nhỏ. Các chuyên gia ước tính có tới 25-30% trẻ sơ sinh bị thở khò khè trong năm đầu đời vì đường thở nhỏ hơn. Ngoài ra, trẻ em dưới hai tuổi dễ bị viêm tiểu phế quản, nhưng việc điều trị khá dễ dàng. Thói quen hút thuốc lá Tiền sử khí phế thũng và suy tim

Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

5. Kiểm soát thở khò khè

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn kiểm soát thở khò khè?

Xông hơi. Việc hít thở không khí ấm, giàu độ ẩm có thể rất hiệu quả để làm sạch xoang và giãn đường thở. Đồ uống nóng. Đồ uống ấm và nóng có thể giúp giãn đường thở và giảm tắc nghẽn. Mật ong là một chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Vì vậy, bạn có thể thêm một muỗng cà phê mật ong vào đồ uống nóng để cải thiện thêm các triệu chứng của người bệnh. Bài tập thở. Các bài tập thở có thể giúp điều trị bệnh COPD, viêm phế quản, dị ứng và các nguyên nhân phổ biến khác gây thở khò khè. Dùng máy tạo độ ẩm. Trong những tháng hanh khô, tình trạng thở khò khè thường trở nên tồi tệ hơn. Do đó, việc dùng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ có thể giúp nới lỏng tắc nghẽn và giảm mức độ nghiêm trọng của khò khè.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh thở khò khè, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM