Thuốc Thiazolidinedione - Điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2

Thuốc Thiazolidinedione thuộc nhóm thuốc hạ đường huyết đường uống, làm tăng độ nhạy với insulin và có hiệu quả trong điều trị tiểu đường tuýp 2. Cùng eLib.VN tìm hiểu về tác dụng, công dụng, liều dùng cũng như một số lưu ý cảnh báo của thuốc nhé.

Thuốc Thiazolidinedione - Điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2

1.Tác dụng

Thiazolidinedione là thuốc gì?

Thiazolidinedione – TZD (hay còn gọi là glitazone) là một nhóm thuốc dùng để điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2. Chúng thuộc nhóm thuốc hạ đường huyết đường uống.

Các thuốc thiazolidinedione làm tăng độ nhạy với insulin nhờ tác động lên mô mỡ, cơ và gan để tăng sử dụng glucose, đồng thời giảm sản xuất glucose ở gan. Nói tóm lại, chúng giúp giảm bớt lượng đường trong máu và vẫn bảo tồn khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.

Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng giúp giảm huyết áp và cải thiện chuyển hóa lipid nhờ làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL và giảm bớt lượng chất béo trung tính.

Hiện nay, hai thuốc thuộc nhóm thiazolidinedione vẫn đang được lưu hành trên thị trường là rosiglitazone và pioglitazone. Các thuốc trong nhóm này có thể được sử dụng đơn trị liệu hoặc dùng phối hợp với thuốc uống điều trị đái tháo đường tuýp 2 khác, như metformin hay nhóm sulfonylureas.

Tác dụng của nhóm thuốc thiazolidinedione là gì?

Bác sĩ có thể chỉ định dùng nhóm thuốc này trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 nếu metformin và sulfonylureas không dung nạp hoặc không có hiệu quả trong việc hạ đường huyết hoặc có nồng độ HbA1C cao.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng các thuốc thiazolidinedione như thế nào?

Liều lượng có thể được điều chỉnh ở từng người bệnh nhưng phổ biến thì:

Piogltazone: liều ban đầu thường từ 15–30mg, uống 1 lần/ngày. Liều dùng tối đa là 45mg/ngày. Rosiglitazone: liều ban đầu thường là 2–4mg/lần, uống 1 hoặc 2 lần/ngày. Liều dùng tối đa trong ngày là 8mg.

3. Cách dùng

Bạn nên dùng các thuốc thiazolidinedion như thế nào?

Các thuốc thiazolidinedione được dùng đường uống. Hãy uống theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

4. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng nhóm thuốc thiazolidinedione?

Các tác dụng phụ của mỗi thuốc trong nhóm này có thể không giống nhau. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất là:

Giữ nước Tăng cân Có vấn đề về thị lực Mất cảm giác Đau ngực và nhiễm trùng Dị ứng da

Có những tác dụng phụ ít xảy ra hơn nhưng lại nghiêm trọng hơn, gồm:

Phù hoàng điểm Vấn đề tim mạch Suy gan Thiếu máu Gãy xương

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng các thuốc thiazolidinedione, bạn nên lưu ý những gì?

Nếu cần sử dụng nhóm thuốc này, pioglitazone được ưu tiên hơn. Thuốc rosiglitazone không được khuyến khích dùng vì có liên quan đến nguy cơ gây gia tăng biến cố tim mạch.

Các thuốc thiazolidinedione chống chỉ định cho các đối tượng sau:

Suy tim có triệu chứng Suy tim độ III hoặc IV (theo Hội tim mạch học New York – NYHA) Ung thư bàng quang hoặc có tiền sử ung thư bàng quang Tiền sử gãy xương hoặc có nguy cơ gãy xương cao (chẳng hạn như phụ nữ khi mãn kinh có khối lượng xương thấp) Bệnh gan (men gan cao hơn 2,5 lần so với giới hạn bình thường) Bệnh đái tháo đường tuýp 1 Phụ nữ có thai

Việc kết hợp điều trị giữa thiazolidinedione và insulin không được khuyến cáo vì có thể làm tăng nguy cơ suy tim.

Trước khi bắt đầu sử dụng nhóm thuốc này, bạn nên thực hiện xét nghiêm chức năng gan.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc thiazolidinedione trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Không sử dụng nhóm thuốc này cho phụ nữ có thai hay đang cho con bú. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trước khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

6. Tương tác thuốc

Thuốc thiazolidinedione có thể tương tác với những thuốc nào?

Các thuốc thiazolidinedione có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể gây tương tác với thiazolidinedione làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề tim mạch:

Fluvoxamine Gemfibrozil Ketoconazole Rifampicin Trimethoprin Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) Sulfonylureas Nitrat

Thuốc thiazolidinedione có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc thiazolidinedione?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

7. Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản các thuốc thiazolidinedione như thế nào?

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát và theo đúng như hướng dẫn sử dụng. Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.

8. Dạng bào chế

Các thuốc thizolidinedione có những dạng nào?

Đây là nhóm thuốc hạ huyết áp đường uống nên được bào chế dưới dạng viên nén dùng đường uống.

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc thizolidinedione, eLib.VN không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị. Bài viết này của eLib.VN chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM