Thân tía tô - Chữa khí uất vùng ngực, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai
Thân tía tô chữa khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai. Cùng eLib.VN tìm hiểu vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
Thân đã phơi hay sấy khô của cây Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt.), họ Bạc hà (Lamiaceae).
1. Mô tả
Dược liệu hình trụ vuông, bốn góc tù, dài ngắn không đều nhau, đường kính 0,5 - 1,5 cm. Mặt ngoài màu nâu hơi tía hoặc tía thẫm, bốn mặt có rãnh và vân dọc nhỏ, mấu hơi phình to, có các vết sẹo cành và vết sẹo lá mọc đối. Thể nhẹ, chất cứng, mặt gẫy có dạng phiến xẻ. Phiến thái dày 2 - 5 mm, thường giống hình thoi dài, vát, gỗ màu vàng nhạt, tia tủy nhỏ và dày đặc, tỏa ra từ trung tâm; tủy màu trắng mềm và thưa thớt. Mùi thơm nhẹ, vị nhạt.
Độ ẩm: Không quá 12,0%.
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Benzen hexaclorid (BHC) : Không quá 0,2 ppm
2. Chế biến
Mùa thu, sau khi quả chín, cắt phần trên mặt đất, bỏ cành con và lá, loại bỏ tạp chất, phơi khô, hoặc thái khúc hay phiến, rồi phơi khô.
3. Bào chế
Thân Tía tô khô chưa thái, loại bỏ tạp chất, nhúng vào nước, vớt ra, ủ mềm, thái khúc hoặc phiến dày, phơi khô.
4. Bảo quản
Để nơi khô mát.
Tính vị, quy kinh
Tân, ôn. Vào các kinh phế, tỳ.
5. Công năng, chủ trị
Lý khí, khoan trung, chỉ thống, an thai. Chủ trị: Khí uất vùng ngực cơ hoành bĩ tức, thượng vị đau, ợ hơi, nôn mửa, động thai.
6. Cách dùng, liều lượng
Ngày uống 5 - 9 g, dạng thuốc sắc.
Những thông tin mà bài viết tổng hợp được từ dược liệu thân tía tô chỉ có giá trị tham khảo. Bạn đừng nên tự ý áp dụng bài thuốc nào từ dược liệu này khi chưa tham vấn thầy thuốc hay những người có chuyên môn.